Hiệu quả của công nghệ tái tuần hoàn sử dụng nước

Một phần của tài liệu Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Và Đề Xuất Giải Pháp Cải Thiện Môi Trường Nước Sau Chế Biến Tinh Quặng Ilmenit (Trang 42)

Tái sử dụng nước đóng vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển của mỗi quốc gia. Việc tái sử dụng nước mang lại nhiều lợi ích khác nhau và có

thể được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực, trong đó chủ yếu vẫn là ngành nông nghiệp và tưới tiêu.

Trong lĩnh vực công nghiệp, nguồn nước tái sử dụng có thể được cấp cho các thiết bị làm mát, phục vụ cho các công đoạn có sử dụng nước trong chu trình sản xuất và cấp cho sinh hoạt, tưới tiêu. Ngoài ra, tái sử dụng nước còn ứng dụng cho việc tận dụng nguồn nước ngầm, điều này đóng vai trò quan trọng ở những khu vực có lượng mưa hạn chế như huyện Phú Lương tỉnh Thái Nguyên. Có thể tham khảo công nghệ tuần hoàn/ tái sử dụng sau đây:

Hình 4.13. Sơ đồ công nghệ tuần hoàn/tái sử dụng nước thải

Nước sau khi xử lý qua tất cả các công đoạn được lưu tại một bể chứa và tiếp tục được tuần hoàn lại để sử dụng nhờ hệ thống đường ông dẫn nước, phục vụ cho hoạt động sản xuất. Nhờ cơ chế tuần hoàn này mà nước thải có thể tái sử dụng lại đạt 75%.Đảm bảo được vể khả năng xử lý chất thải, tránh thất thoát nguồn tài nguyên.

Phần 5

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận

Qua quá trình thực hiện đề tài “Nghiên cứu ảnh hưởng và đề xuất giải pháp cải thiện môi trường nước sau chế biến tinh quặng ilmenit tại nhà máy Động Đạt, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên” em có các kết luận sau:

1. Nhà máy chế biến tinh quặng ilmenit thuộc thuộc sở hữu của Công ty TNHH Xây dựng và phát triển nông thôn miền núi. Nhà máy bắt đầu hoạt động từ năm 2008 với công suất 30.000 tấn/năm.

2. Nước thải của Nhà máy phát sinh từ các công đoạn của quá trình sản xuất như ngâm quặng, tuyển quặng, nghiền bi, với tổng lưu lượng là 800 m3/ngày. Nước thải được xử lý bằng bể lắng 500.000 m3 sau đổ ra suối Đạo.

3. Về hiện trạng nước thải của nhà máy: Nước thải của Nhà máy trước khi đổ vào nguồn tiếp nhận có kết quả phân tích các chỉ tiêu: pH, TSS, BOD5, COD, As và Fe đạt QCVN 40:2011/BTNMT cột B1.

- Ảnh hưởng của nước thải Nhà máy đến chất lượng môi trường nước suối Đạo: trừ TSS, Fe, tất cả các chỉ tiêu khác của mẫu nước sau cửa xả Nhà Máy đều cao hơn mẫu nước trước khi nước thải của Nhà máy xả vào. Cụ thể tăng từ 6,7 lên 6,8; DO tăng từ 6,24 mg/l lên 6,6 mg/l; BOD5 tăng từ 7 mg/l lên 9 mg/l; COD tăng từ 15,6 mg/l lên 20,1 mg/l; As tăng từ 0,0017 lên 0,0018. Hàm lượng TSS giảm từ 10,3 mg/l xuống còn 8,8 mg/l; Fe giảm từ 0,874 mg/l xuống còn 0,102 mg/l. Tuy nhiên, tất cả các chỉ tiêu phân tích của nước suối Đạo đều đạt QCVN.

5.2. Kiến nghị

Từ kết quả nghiên cứu trên nhằm nâng cao cũng như bảo vệ nguồn nước suối Đạo tôi đưa ra một số kiến nghị sau:

- Thực hiện chương trình quan trắc giám sát môi trường định kỳ nhằm theo dõi diễn biến chất lượng nguồn thải và nguồn tiếp nhận.

- Cần tiếp tục nghiên cứu về môi trường trong hoạt động khai thác và chế khoáng sản nói chung và đặc biệt là ilmenite nói riêng để kịp thời có những biện pháp trong quản lý và xử lý kịp thời vấn đề ô nhiễm môi trường.

- Thường xuyên học hỏi, cải tiến công nghệ chế biến, ưu tiên công nghệ thân thiện với môi trường.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Tuấn Anh và cs, Giáo trình Phân tích môi trường, Nxb Nông Nghiệp Hà Nội.

2.Công ty TNHH Xây dựng và phát triển nông thôn miền núi, “Báo cáo cấp phép nước xả thải”

3. Lưu Đức Hải (2001), Cơ sở khoa học môi trường, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội

4. Lương Văn Hinh, Đỗ Thị Lan, Dư Ngọc Thành, Nguyễn Thanh Hải (2015),

Bài giảng Ô nhiễm môi trường, Đại học Nông lâm Thái Nguyên, Thái Nguyên.

5. Trịnh Xuân Lai (2004.), Xử lý nước cấp cho sinh hoạt và công nghiệp, Nxb xây dựng Hà Nội.

6. Luật Bảo vệ môi trường 2014, Nxb Lao động - Xã hội, Hà Nội. 7. Luật Khoáng sản năm 2010, Nxb Lao động - Xã hội, Hà Nội.

8. Hà Đình Nghiêm (2014), Bài giảng Quản lý tài nguyên nước và khoáng sản, Đại học Nông lâm Thái Nguyên, Thái Nguyên.

9.Trần Hiếu Nhuệ, Lâm Minh Triết (2008), Xử lý nước thải, Nxb xây dựng Hà Nội.

10. Quy chuẩn Việt Nam (QCVN, ) Bộ Tài nguyên và Môi trường (2011) 11. Lê Quốc Tuấn (2009), Báo cáo khao học môi trường “Ô nhiễm nước và

Một phần của tài liệu Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Và Đề Xuất Giải Pháp Cải Thiện Môi Trường Nước Sau Chế Biến Tinh Quặng Ilmenit (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(46 trang)