Công nghệ xử lý nước thải của Nhà máy

Một phần của tài liệu Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Và Đề Xuất Giải Pháp Cải Thiện Môi Trường Nước Sau Chế Biến Tinh Quặng Ilmenit (Trang 31 - 32)

Toàn bộ lượng nước thải phát sinh trong hoạt động sản xuất đều được thu gom, xử lý.

Tổng lượng nước thải được thu gom xử lý là 800 m3/ngày đêm.

Công ty đã đầu tư hệ thống các bể lắng xử lý nước thải với thể tích bể lắng số 1 là 500.000 m3 và đã được đưa vào sử dụng từ năm 2008.

Nước thải sau xử lý đạt QCVN 40:2011/BTNMT cột B, được thải ra suối Đạo tại cửa xả có tọa độ X(m)=2405318,145 và Y(m)=416480,833..

Dưới đây là sơ đồ công nghệ xử lý nước thải:

Hình 4.3. Công nghệ xử lý nước thải

Bể chứa bùn số 1 (V=500.000m3) Hỗn hợp bùn nước thải

Nguồn tiếp nhận (suối Đạo) Nước mưa bề mặt

Hỗn hợp bùn nước thải theo đường ống Ф800mm chảy về hồ chứa bùn số 1. Tổng chiều dài đường ống là 96 m. Hồ chứa bùn số 1 được chia thành 3 khoang, khoang đầu tiên là khoang chứa bùn, khoang thứ 2 là khoang lắng bùn và khoang cuối là khoang lắng trong. Tuy nhiên tại thời điểm lập báo cáo này, lượng bùn thải trong hồ tích tụ lâu ngày có khối lượng khá lớn làm nước tràn tự do giữa các khoang. Công ty sẽ tiến hành nạo vét bùn cho hồ định kỳ để đảm bảo khả năng chứa và lắng nước của hồ chứa bùn.

Theo tính toán trong báo cáo Đánh giá tác động môi trường cũng như trong thực tế cho thấy 1 tháng cần nạo vét bùn 1 lần. Căn cứ trên kết quả phân tích TSS trong nước thải trước khi xử lý tại hồ lắng và sau khi xử lý tại hồ lắng thải ra ngoài môi trường, tính sơ bộ được khối lượng chất rắn lơ lửng tích tụ tại hồ lắng trong 1 tháng là:

(39277,5 – 32,1) mg/l x 800.000 lít/ngày đêm x 30 ngày/1.000.000.000 =941.9(tấn/tháng)

Đây là khối lượng bùn rất lớn sẽ nhanh chóng làm đầy hồ, giảm dung tích lắng của hồ do đó nhà máy cần có biện pháp nạo vét kịp thời để giảm áp lực cho hồ lắng để có thể đảm bảo được hiệu quả lắng.

Bùn thải được máy xúc nạo vét tại ngăn chứa bùn và đổ sang các hồ chứa bùn đã tháo khô nước khác của nhà máy.

Một phần của tài liệu Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Và Đề Xuất Giải Pháp Cải Thiện Môi Trường Nước Sau Chế Biến Tinh Quặng Ilmenit (Trang 31 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(46 trang)