Nhóm giải pháp phát triển thương mại xuất nhập khẩu theo hướng bền vững

Một phần của tài liệu Phát triển thương mại theo hướng bền vững ở việt nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế tt (Trang 25 - 29)

3.2.3.1 Đảm bảo cân bằng cán cân thương mại, đa dạng hoá thị trường, hạn chế sự phụ thuộc vào một số thị trường lớn, khai thác tốt các cam kết đã ký để tăng kim ngạch xuất khẩu

Thứ nhất, Nhà nước nên có chính sách khuyến khích đầu tư trong lĩnh vực sản xuất - cung ứng nguyên phụ liệu trong nước nhằm thay thế cho nguồn nhập khẩu.

Thứ hai, các doanh nghiệp cần tiếp tục thực hiện việc tái cơ cấu mặt hàng xuất khẩu, thị trường xuất khẩu.

Thứ ba, chuẩn bị sẵn sàng đối phó với khó khăn, thách thức.

3.2.3.2. Chú trọng chất lượng nhập khẩu

Xác định cơ cấu mặt hàng nhập khẩu và điều chỉnh số lượng hàng nhập khẩu bằng thuế quan theo hướng ưu tiên nhập khẩu vật tư, thiết bị, công nghệ hiện đại phục vụ tích cực cho sản xuất hàng hoá xuất khẩu.

3.2.3.3. Chú trọng nâng cao khả năng chuyển dịch cơ cấu hàng hoá xuất khẩu

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ thô sang tinh, theo hướng giảm tỷ trọng của nhóm sản phẩm thô và sơ chế, tăng nhanh tỷ trọng của nhóm sản phẩm chế biến, chế tạo trong tổng kim ngạch xuất khẩu. Ưu tiên phát triển ngành công nghiệp áp dụng công nghệ cao để tăng nguồn hàng xuất khẩu có hàm lượng công nghệ cao, có sức cạnh tranh và giá trị gia tăng cao.

3.2.3.4 Nâng cao giá trị gia tăng hàng xuất khẩu.

Từng bước điều chỉnh, chuyển định hướng chiến lược từ phát triển sản xuất và xuất khẩu hàng hoá theo bề rộng và tốc độ cao hiện nay sang phát triển theo hướng coi trọng hơn chất lượng và hiệu quả;

Định hướng và có chính sách khuyến khích doanh nghiệp xây dựng và phát triển các chuỗi giá trị đối với hàng hoá có năng lực cạnh tranh cao ở trong nước làm tiền đề và điều kiện cho việc tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầ

KẾT LUẬN

Phát triển bền vững đang trở thành xu thế tất yếu mang tính toàn cầu của các quốc gia trên thế giới trong bối cảnh toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế. Sự phát triển của thương mại vừa góp phần tích cực vào quá trình tăng trưởng kinh tế, nâng cao đời sống nhân dân, vừa tác động nhiều chiều đến môi trường sống của con người. Đặc biệt, yêu cầu phát triển thương mại theo hướng bền vững ngày càng trở nên bức thiết đối với Việt Nam trong bối cảnh nước ta ngày càng hội nhập quốc tế sâu và rộng hơn với thế giới.

Luận án “Phát triển thương mại theo hướng bền vững ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế” đã làm rõ được một số nội dung sau:

1. Hệ thống hoá và làm sáng tỏ lý luận về phát triển thương mại theo hướng bền vững trong bối cảnh hội nhập quốc tế, góp phần bổ sung phát triển lý luận về phát triển bền vững.

2. Phân tích thực trạng phát triển thương mại theo hướng bền vững trong bối cảnh hội nhập quốc tế theo các tiêu chí điển hình được xây dựng.

3. Luận án đánh giá về những đóng góp của thương mại đến kinh tế, xã hội và môi trường; đưa ra những vấn đề về phát triển thương mại theo hướng bền vững trên ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế, nguyên nhân hạn chế.

4. Phân tích, dự báo tình hình trong nước và quốc tế ảnh hưởng đến phát triển thương mại theo hướng bền vững ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế.

5. Đề xuất các quan điểm, định hướng và các giải pháp chủ yếu nhằm phát triển thương mại theo hướng bền vững trên ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế.

Nghiên cứu vẫn còn những hạn chế nhất định, xuất phát từ những khó khăn khách quan và chủ quan trong quá trình nghiên cứu. Một là, khái niệm thương mại nếu hiểu theo nghĩa rộng còn thương mại dịch vụ, tuy nhiên luận án chỉ tập trung nghiên cứu thương mại hàng hoá. Thứ hai, nghiên cứu định lượng mới giải quyết được một số yếu tố, chưa có điều kiện nghiên cứu để giải thích mọi yếu tố tác động đến phát triển thương mại theo hướng bền vững ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế. Thứ ba, sự hạn chế về số liệu chuỗi thời gian đã chưa phản ánh đầy đủ mức độ tác động của các yếu tố đến phát triển thương mại theo hướng bền vững ở Việt Nam. Đây là những vấn đề đặt ra cho chính nghiên cứu sinh và các nghiên cứu chuyên sâu hơn sau này.

1. Lê Nguyễn Diệu Anh (2017), “Tình hình xuất nhập khẩu ở Việt Nam hiện nay và giải pháp”, Tạp chí Công thương, số 1, trang 50-55.

2. Lê Nguyễn Diệu Anh (2017), “Đề xuất giải pháp xuất nhập khẩu bền vững trong hội nhập quốc tế”, Tạp chí Công thương, số 2, trang 176-179.

3. Lê Nguyễn Diệu Anh (2019), “Giải pháp phát triển thương mại nội địa trước xu thế hội nhập quốc tế”, Tạp chí Kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương, số 547, trang 69-71.

4. Lê Nguyễn Diệu Anh (2019), “Xuất nhập khẩu hàng hoá Việt Nam và những yếu tố tác động từ căng thẳng thương mại Mỹ - Trung”, Tạp chí Tài chính, số 710, trang 48- 50.

.

Một phần của tài liệu Phát triển thương mại theo hướng bền vững ở việt nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế tt (Trang 25 - 29)