THIẾT NIÊM MẠC PHẾ QUẢN QUA NỘI SOI PHẾ QUẢN HUỲNH QUANG Ở BỆNH NHÂN NGHI UNG THƯ PHỔI 4.2.1. Kết quả của nội soi phế quảnNSPQ hai nguồn sáng trong nhóm bệnh nhânBN nghiên cứu
Nếu chỉ xem xét NSPQ trên tất cả các trường hợp BN có yếu tố nguy cơ UTP nói chung, thì NSPQ ánh sáng trắng có giá trị thấp hơn, không phát hiện được những tổn thương sớm, khi niêm mạc phế quản chưa có sự thay đổi rõ rệt. Tuy nhiên, với các trường hợp có các chỉ điểm về hình ảnh trên phim CLVT có tổn thương nghi UTP ở trung tâm, khả năng chẩn đoán của NSPQ ánh sáng trắng vẫn có giá trị. So sánh với các nghiên cứu trước đây, các hình ảnh tổn thương u sùi, thâm nhiễm và chèn ép là những hình ảnh định hướng đến UTP khi NSPQ ánh sáng trắng. Do đó, NSPQ ánh sáng trắng có thể sử dụng để chẩn đoán, áp dụng ở các tuyến chưa có các biện pháp chẩn đoán hiệu quả hơn, như: nội soi dải sáng hẹp, nội soi siêu âm, NSPQ huỳnh quang...
NSPQ huỳnh quang dựa trên nguyên lý những vùng mô có niêm mạc dày hoặc tăng sinh mạch máu sẽ cho hình ảnh giảm tín hiệu huỳnh quang. Việc đánh giá có tổn thương hay không khi NSPQ huỳnh quang dựa trên hình ảnh giảm tín hiệu hay không giảm tín hiệu huỳnh quang. Do vậy có thể khả năng phát hiện tổn thương khi NSPQ ánh sáng huỳnh quang sẽ cao hơn.
Nhìn chung, trên tổng số 245 đối tượng có yếu tố nguy cơ UTP, tỷ lệ giảm tín hiệu của NSPQ huỳnh quang cao hơn so với tỷ lệ tổn thương khi NSPQ ánh sáng trắng. Phân tích kỹ ở nhóm BN nghi UTP
và BN được chẩn đoán UTP cũng cho kết quả NSPQ huỳnh quang như trên. Điều đó chứng minh rằng hình ảnh giảm tín hiệu huỳnh quang có giá trị trong phát hiện tổn thương nhạy hơn ánh sáng trắng trong chẩn đoán UTP, tương tự như nghiên cứu của các tác giả Li .Y. và CS (2010), Chen .W. và CS (2011).