Tuỳ theo đặc điểm, tính chất của từng dự án, khách hàng vay vốn, Cán bộ thẩm định có thể linh hoạt đưa ra phân tích, đánh giá, đề xuất; tuy nhiên phải đảm bảo có các nội dung sau:
1- Giới thiệu về khách hàng và dự án đề nghị vay vốn:
• Tên, địa chỉ, tư cách pháp nhân, năng lực pháp lý, tổ chức bộ máy quản lý, người đại diện hợp pháp.
- Những nội dung chính của dự án: Tên dự án, tổng mức đầu tư, mục đích đầu tư, đối tượng đầu tư bằng vốn vay, sản phẩm của dự án, công suất thiết kế của dự án, địa điểm đầu tư.
- Đề nghị của khách hàng: + Giá trị và loại tiền đề nghị vay. + Lãi suất đề nghị được vay. + Thời hạn vay vốn.
+ Hình thức đảm bảo tiền vay (nếu có). + Các đề nghị khác (nếu có).
32
2- Kết quả thẩm định về hồ sơ pháp lý và khách hàng vay vốn
2.1- Nêu kết quả của việc thẩm định hồ sơ pháp lý:
- Nhận xét hồ sơ pháp lý, tình hình tài chính, tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng đã đúng, đủ hay chưa, đã hợp lý, hợp lệ hay chưa, có cần phải bổ sung tài liệu hoặc giải trình gì thêm không ?
2.2- Nêu kết quả của việc thẩm định tình hình hoạt động của khách hàng: - Nêu tóm tắt số liệu về tình hình hoạt động của khách hàng
- Nêu kết quả, đánh giá, nhận xét về năng lực tài chính của khách hàng. 2.3- Nêu kết quả đánh giá chung về khách hàng:
- Kết quả đánh giá chung về tình hình hoạt động, tình hình tài chính của khách hàng. - Nêu những đặc điểm của Ban lãnh đạo, bộ máy quản lý, điều hành của khách hàng, đặc biệt phần có liên quan đến việc thực hiện dự án đầu tư.
- Quan hệ của khách hàng với các Tổ chức tín dụng và với Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam.
- Từ kết quả đánh giá về khách hàng vay vốn theo các nội dung trong hướng dẫn thẩm định khách hàng, Cán bộ thẩm định phải đưa ra kết luận: Khách hàng có đủđiều kiện cho vay vốn của ngân hàng không ? Có đủ tin cậy để ngân hàng cấp tín dụng hay không ? Nếu cho vay cần phải lưu ý những điểm gì ...
3- Kết quả thẩm định dự án đầu tư
3.1- Giới thiệu về hồ sơ và dự án đầu tư.
Cán bộ thẩm định phải trình bầy một số nội dung tóm tắt về dự án để khi đọc phần này, người đọc Báo cáo có thể nắm được các nội dung chính và một số vấn đề có liên quan tới dự án.
Những nội dung chính của dự án đầu tư nhất thiết phải nêu là: tên dự án, tổng mức đầu tư (cơ cấu vốn cho từng nội dung đầu tư chính), chủ đầu tư, mục đích đầu tư, nguồn vốn đầu tư, đối tượng đầu tư, công suất thiết kế của dự án, địa điểm đầu tư, cơ cấu sản phẩm, thị trường tiêu thụ sản phẩm và các nội dung liên quan khác (nếu thấy cần thiết).
Trên cơ sở đối chiếu với quy định hiện hành, xem xét về hồ sơ, Cán bộ thẩm định phải nêu rõ về việc hợp lý, hợp lệ, tính đầy đủ của hồ sơ dự án xin vay vốn, nêu rõ những hồ sơ còn thiếu, cần phải bổ sung.
3.2- Kết quả thẩm định về vốn đầu tư và các phương án nguồn vốn Tại phần này, Cán bộ thẩm định phải nêu rõ được các nội dung sau:
- Mức độ đầy đủ, hợp lý của tổng vốn đầu tư dự tính, có cần xem xét lại phần nào không;
- Việc phân bổ vốn đầu tư theo từng giai đoạn thực hiện có hợp lý không; - Các nguồn vốn đầu tư đã có, mức độ khả thi của từng nguồn vốn thế nào.
3.3- Kết quả thẩm định về mặt thị trường và khả năng tiêu thụ:
Trên cơ sở phân tích về thị trường và khả năng tiêu thụ sản phẩm dự án, Cán bộ thẩm định cần nêu được những điểm chính sau :
- Xem xét tổng thể thị trường tiêu thụ sản phẩm dự án. Nêu các chính sách của Nhà nước đã được thực hiện/áp dụng cho sản phẩm này, mục tiêu của các chính sách đó, đưa ra các số liệu thống kê thuộc ngành/lĩnh vực của dự án (nếu có), nhận xét diễn biến thị trường trong những năm qua.
33 - Thế mạnh của sản phẩm dự án so với các sản phẩm cùng loại hiện có trên thị trường, - Thế mạnh của sản phẩm dự án so với các sản phẩm cùng loại hiện có trên thị trường, khả năng bị thay thế.
- Tình hình cạnh tranh hiện tại, khả năng cạnh tranh trong trong lai, biện pháp tăng cường sức cạnh tranh cho sản phẩm, doanh nghiệp sử dụng công cụ cạnh tranh nào (chất lượng sản phẩm, giá cả, phương thức bán hàng …). Tình hình nhập khẩu hàng hoá cùng loại. Các vấn đề liên quan đến chính sách thuế về loại hàng hoá này ...
Sau khi phân tích các chỉ tiêu trên cần đánh giá về khối lượng sản phẩm, dự kiến mức độ tiêu thụ, vòng đời sản phẩm, quy cách, phẩm chất, mẫu mã sản phẩm, đưa ra ý kiến về mức độ hợp lý của quy mô dự án, đặc tính và cơ cấu sản phẩm, nhận định khả năng tiêu thụ, cạnh tranh....
3.4- Đánh giá về khả năng cung cấp nguyên vật liệu và các yếu tố đầu vào của dự án - Dự án có chủ động được nguồn nguyên liệu đầu vào hay không
- Những thuận lợi, khó khăn đi kèm với việc có thể chủ động nguồn nguyên, nhiên liệu đầu vào
- Những vấn đề phải lưu ý đối với nguồn nguyên vật liệu của dự án... 3.5- Kết quả đánh giá, nhận xét các nội dung về phương diện kỹ thuật:
Trong phần này, Cán bộ thẩm định phải nêu được kết quả đánh giá, nhận xét các nội dung liên quan đến phương diện kỹ thuật, công nghệ của dự án có phù hợp không, mức độ khả thi thực hiện, so sánh, đánh giá... theo các lĩnh vực chính:
- Địa điểm xây dựng - Quy mô sản xuất - Công nghệ, thiết bị
- Quy mô, giải pháp xâydựng
- Khả năng tác động đến môi trường, PCCC, các biện pháp phòng ngừa, xử lý
- ...
3.6- Đánh giá về phương diện tổ chức, quản lý thực hiện dự án 3.7- Kết quả thẩm định về mặt tài chính của dự án
Chi tiết thực hiện theo Hướng dẫn tính toán hiệu quả tài chính và khả năng trả nợ của dự án đầu tư (PL-03/QT-TD-03) kèm theo.
Tại Báo cáo thẩm định, Cán bộ thẩm định phải thuyết trình về quá trình tính toán và đưa ra kết quả tính toán, các bảng tính nhất thiết phải hoàn chỉnh và gửi kèm theo Báo cáo thẩm định là:
- Bảng báo cáo lãi - lỗ; - Bảng cân đối trả nợ;
Các bảng tính toán khác khuyến khích áp dụng, hoàn chỉnh để đính kèm, đặc biệt là Báo cáo lưu chuyển tiền tệ.
Cán bộ thẩm định phải nêu rõ kết quả tính toán cho trường hợp lựa chọn (trường hợp cơ sở), nêu rõ ý kiến đánh giá về hiệu quả và khả năng trả nợ của dự án, khả năng trả nợ của doanh nghiệp.
34
4- Báo cáo kết quả thẩm định biện pháp bảo đảm tiền vay
Trong phần này, Cán bộ thẩm định phải nêu được những nội dung chính sau : - Nêu tóm tắt biện pháp đảm bảo tiền vay.
- Biện pháp đảm bảo tiền vay khách hàng đề nghị có phù hợp, có đủ điều kiện và có đúng với quy định không ? Mức độ khả thi, an toàn khi thực hiện theo hình thức này.
- Những vấn đề cần lưu ý khi thực hiện biện pháp đảm bảo tiền vay, kiến nghị, đề xuất bổ sung khác (nếu có).
5- Phân tích và đề xuất biện pháp giảm thiểu rủi ro:
Nêu các nhận định về rủi ro có thể xảy ra trong quá trình triển khai thực hiện đầu tư dự án, trong quá trình dự án đi vào vận hành/khai thác.
Đề xuất những biện pháp nhằm giảm thiểu rủi ro về phía ngân hàng, về phía doanh nghiệp và đưa ra các hình thức hạn chế, giảm thiểu phù hợp.
6- Tổng hợp, đánh giá dự án trên hai mặt chính:
6.1- Những thuận lợi của dự án đầu tư.
6.2- Những khó khăn (điểm yếu, bất lợi) của dự án đầu tư.