PHÂN TÍCH ĐỘ NHẬY VÀ TÍNH TOÁN CÁC CHỈ SỐ (ỨNG DỤNG EXCEL)

Một phần của tài liệu Phụ lục tóm tắt quy trình và biểu và biểu mẫu thẩm định dự án đầu tư của BIDV (Trang 29 - 30)

EXCEL)

1- Phân tích độ nhậy

1.1- Khái niệm:

Phân tích độ nhậy là việc khảo sát ảnh hưởng của sự thay đổi một nhân tố hay hai nhân tố đồng thời đến hiệu quả tài chính và khả năng trả nợ của dự án. Có nhiều nhân tố ảnh hưởng với mức độ trọng yếu khác nhau đến dự án, tuy nhiên phân tích độ nhạy là tìm ra một số nhân tố trọng yếu nhất và đánh giá độ rủi ro của dự án dựa vào các nhân tố này.

1.2- Các bước thực hiện:

Xác định các biến dữ liệu đầu vào, đầu ra cần phải tính toán độ nhậy: như đã được đề nghị tại Bước 2 về việc phân tích tìm dữ liệu.

Liên kết các dữ liệu trong các bảng tính có liên quan đến mỗi biến theo một địa chỉ duy nhất (bước này thực hiện song song trong quá trình tính toán hiệu quả dự án và khả năng trả nợ).

Xác định các chỉ số đánh giá hiệu quả dự án, khả năng trả nợ (thông thường là các chỉ số NPV, IRR, DSCR) cần khảo sát sự ảnh hưởng khi các biến thay đổi.

Lập bảng tính toán độ nhạy theo các trường hợp một biến thông số thay đổi hay cả hai biến thay đổi đồng thời theo mẫu dưới đây (Các bảng này phải nằm cùng bảng tính với các biến).

Bảng tính độ nhạy khi một biến thay đổi

Trường hợp cơ bản Giá trị 1 Giá trị 2 Giá trị ...

IRR Kết quả NPV Kết quả DSCR Kết quả ... Kết quả

Trong đó:

* Trường hợp cơ bản: là trường hợp đã được giả định sát với thực tế nhất, các kết quả đã được tính toán trong bảng tính hiệu quả và khả năng trả nợ.

* IRR, NPV, DSCR,... là các chỉ số đánh giá hiệu quả dự án và khả năng trả nợ chúng ta cần khảo sát sự ảnh hưởng khi biến thay đổi.

* Giá trị 1,2,... giá trị của biến được gán để khảo sát sự ảnh hưởng của các chỉ số đánh giá hiệu quả dự án và khả năng trả nợ.

2- Các hàm tính toán hiệu quả và việc trả nợ:

2.1. Hàm NPV: dùng để tính hiện giá thuần của dự án.

Công thức: NPV (rate, value 1, value 2,...). Trong đó:

- Value 1, Value 2,...: là giá trị các dòng tiền ròng trong từng năm của dự án. - Rate: Là tỷ lệ lãi suất chiết khấu.

Ghi chú:

Giá trị các dòng tiền ròng được giảđịnh xảy ra vào thời điểm cuối năm, trường hợp giá trị các dòng tiền ròng được giả định xảy ra vào thời điểm đầu năm thì giá trị của dòng

30

tiền năm đầu tiên được cộng vào kết quả của hàm NPV tính được chứ không đưa vào là một giá trị trong hàm.

2.2- Hàm IRR: dùng để tính tỷ suất sinh lời nội bộ của dự án, có 2 cách tính toán, xác định như sau: định như sau: Cách 1: dùng theo công thức NPV1 IRR = r1 + (r2 – r1) --- NPV1 + | NPV2| Trong đó:

- r1: là mức chiết khấu sao cho NPV > 0

- NPV1: là hiện giá thuần ứng với mức chiết khấu r1 - r2: là mức chiết khấu sao cho NPV < 0

- |NPV2|: là hiện giá thuần ứng với mức chiết khấu r2

- Lưu ý: đây là công thức tính gần đúng, vì vậy phải chọn r1, r2 sao cho NPV1, NPV2 tương ứng gần bằng 0 thì mới cho kết quả tương đối chính xác.

Một phần của tài liệu Phụ lục tóm tắt quy trình và biểu và biểu mẫu thẩm định dự án đầu tư của BIDV (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(38 trang)