- Mạng xã hộ
2. Thực trạng công tác thống kê KH&CN tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2013-2017 và đề ra một số giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động thống
2013-2017 và đề ra một số giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động thống kê KH&CN trong những năm tiếp theo.
2.1 Thực trạng công tác thống kê KH&CN tỉnh Bắc Giang giai đoạn2013-2017 2013-2017
Hoạt động thống kê nói chung, thống kê KH&CN nói riêng có vai trò rất lớn trong sự phát triển của kinh tế xã hội. Công tác thống kê là phải phản ánh các hoạt động đời sống, kinh tế - xã hội từ các thông tin định lượng và thông tin định tính để tìm hiểu quy luật của hiện tượng kinh tế phát sinh, phát triển trong không gian và thời gian theo từng chu kỳ quản lý kinh tế- xã hội. Giải đáp cho được tình hình hiện tượng kinh tế - xã hội diễn ra trong chu kỳ đó như thế nào, phát triển nhanh hay chậm... Giải đáp cho những câu hỏi đó chính là nhận định, đánh giá tình hình. Vì sao tình hình lại diễn ra như thế, tức là phân tích nguyên nhân của tình hình. Làm thế nào để giải quyết tình hình hiện tượng diễn biến đó đối với hiện tại và tương lai? Nếu không có phản ánh chính xác, kịp thời, đầy đủ thông tin kinh tế - xã hội thì cũng không có thông tin để lựa chọn phương án phát triển kinh tế - xã hội tối ưu (tri thức, trí tuệ của con người). Và ngược lại, nếu không có tri thức, trí tuệ của quá trình quản lý thì cũng không có phản ánh
thông tin tri thức trí tuệ tích cực...
Công tác thống kê nói chung, thống kê KH&CN nói riêng có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội, số liệu nào chính sách đó, có đánh giá, dự báo. Số liệu thống kê công bố là nguồn số liệu chính thống, tin cậy, … từ đó công tác thống kê giúp phân tích, đánh giá và dự báo kinh tế vĩ mô, các ngành, lĩnh vực.
Hoạt động thống kê KH&CN tại tỉnh Bắc Giang do Trung tâm Ứng dụng Khoa học và Công nghệ, Sở KH&CN trực tiếp thực hiện, nhằm tạo dựng nguồn thông tin thống kê KH&CN thành hệ thống cơ sở dữ liệu. Đến nay, Trung tâm đã triển khai thực hiện chế độ báo cáo thống kê cơ sở, chế độ báo cáo thống kê tổng hợp và các cuộc điều tra thống kê KH&CN quốc gia nhằm phục vụ cho công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành, xây dựng chiến lược và chính sách phát triển đối với sự phát triển của các lĩnh vực kinh tế - xã hội của địa phương. Tuy nhiên, chất lượng, hiệu quả của các thông tin thống kê KH&CN còn hạn chế, chưa phục vụ một cách thiết thực, hiệu quả cho hoạt động quản lý của ngành KH&CN nói riêng và quá trình phát triển kinh tế - xã hội nói chung. Cụ thể:
Đa số thông tin về các chỉ tiêu thống kê về cơ bản là sơ sài. Ngoài ra, hầu như các báo cáo cung cấp thông tin thống kê còn thiếu toàn diện, mới dừng lại ở mức độ các bảng biểu số liệu thống kê. Số liệu thống kê trong một số báo cáo chưa chính xác; tình trạng không thống nhất số liệu giữa các bảng biểu thống kê trong kỳ báo cáo hoặc giữa các kỳ báo cáo với nhau còn xảy ra ở khá nhiều đơn vị. Do vậy, việc sử dụng các kết quả phân tích từ hoạt động thống kê KH&CN để làm cơ sở cho những luận điểm, đánh giá, nhận định trong các báo cáo của ngành KH&CN trên địa bàn tỉnh còn rất hạn chế. Hiệu quả ứng dụng kết quả thống kê KH&CN để đánh giá một cách xác thực, toàn diện mức độ kết quả thực hiện nhiệm vụ trong từng lĩnh vực và từ đó để làm cơ sở điều chỉnh các giải pháp, hoạch định chính sách, kế hoạch, tổ chức triển khai công việc trong phạm vi toàn tỉnh còn hạn chế.
Mặt khác, sự nhận thức về vai trò, ý nghĩa của công tác thống kê KH&CN và cơ chế kiểm tra trong công tác thống kê trên địa bàn tỉnh nhìn chung còn rất
hạn chế; hình thức thu thập thông tin thống kê KH&CN qua chế độ báo cáo thống kê cơ sở và các cuộc điều tra thống kê quốc gia hiện nay chủ yếu là điền và gửi các biểu mẫu bằng bản giấy; việc ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động thống kê KH&CN còn hạn chế. Hiện nay, chưa có phần mềm quản lý chuyên ngành và phần mềm thống kê chuyên ngành KH&CN phục vụ công tác thu thập thông tin thống kê KH&CN trực tuyến nên tốn nhiều thời gian, công sức của cán bộ điều tra, cũng như các đơn vị được điều tra thống kê cơ sở về KH&CN; việc tổ chức thu thập, xử lý và tổng hợp thông tin thống kê cũng mới được thể hiện ở những phương pháp phổ biến, đơn giản.
Ngoài ra còn có một số tồn tại sau:
- Khó khăn trong việc điền biểu mẫu báo cáo (do việc hiểu rõ về một số chỉ tiêu thống kê đối với các đơn vị báo cáo là chưa rõ ràng).
- Khó khăn về cán bộ làm công tác thống kê, cơ sở. Hiện nay cán bộ làm công tác thống kê cơ sở đa số ở dạng kiêm nhiệm; việc luân chuyển điều động cán bộ cũng ảnh hưởng đến chất lượng công tác thống kê hàng năm.
- Sự nhận thức về vai trò, ý nghĩa của công tác thống kê KH&CN và cơ chế kiểm tra trong công tác thống kê trên địa bàn tỉnh nhìn chung còn rất hạn chế.
- Hình thức thu thập thông tin thống kê KH&CN qua chế độ báo cáo thống kê cơ sở và các cuộc điều tra thống kê quốc gia hiện nay chủ yếu là điền và gửi các biểu mẫu bằng bản giấy; việc ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động thống kê KH&CN còn chưa cao.
2.2. Đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động thống kêKH&CN trong những năm tiếp theo. KH&CN trong những năm tiếp theo.
Qua phân tích những tồn tại, hạn chế, để thực hiện công tác thống kê KH&CN hiệu quả chúng ta cần thực hiện tốt một số biện pháp sau:
- Tập trung xây dựng mạng lưới thông tin thống kê KH&CN đến cơ sở; - Xây dựng đội ngũ làm thống kê KH&CN chuyên nghiệp;
- Xây dựng cơ sở hạ tầng, đầu tư trang thiết bị phục vụ hoạt động thống kê KH&CN đảm bảo đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn hiện nay: Xây dựng phần mềm, CSDL thống kê KH&CN;
- Tăng cường tuyên truyền phổ biến về Thống kê KH&CN.
- Tăng cường đào tạo, tập huấn, hỗ trợ nghiệp vụ, cung cấp tài liệu nghiệp vụ về thống kê KHCN cho các cán bộ làm công tác thống kê.
- Xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình, kế hoạch hoạt động thông tin KH&CN; tăng cường nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ phục vụ hoạt động thông tin KH&CN.