5 Hệ thống máy móc thiết bị sản xuất phân vi sinh công suất 1 tấn/ngày
3.4. Đánh giá hiệu quả của phương pháp ủ khô kỵ khí và sản xuất viên nhiên liệu RDF để xử lý CTR sinh hoạt tại xã Yên Thắng – Ninh Bình
nhiên liệu RDF để xử lý CTR sinh hoạt tại xã Yên Thắng – Ninh Bình
Đánh giá hiệu quả về kinh tế - tài chính
Theo kết quả tính tại bảng 3.5, giá thành sản xuất 1 tấn sản phẩm RDF (sản phẩm chính) sẽ là ~555.000 đ/tấn. Giá này thấp hơn giá than đá trên thị trường (giá than cám ~600.000 đ/tấn). Để tăng tính cạnh tranh cho sản phẩm, giá RDF sẽ được bán thấp hơn giá than cám. Nguồn thu được từ bán sản phẩm chính là viên nhiên liệu RDF chỉ đủ bù vào chi phí sản xuất.
Do vậy, hiệu quả kinh tế công trình xử lý mang lại sẽ phụ thuộc vào 4 nguồn thu khác tại là: Phí xử lý rác, bán kim loại phế liệu, bán phân vi sinh chất lượng cao, bán gạch block. Giá trị lợi nhuận hàng năm của công trình xử lý là ~
950.000.000 đồng/năm. Điều này đảm bảo tính khả thi của công trình và bền vững khi đi vào vận hành hoạt động tại địa phương.
Đánh giá hiệu quả về xã hội
Khi công trình xử lý đi vào hoạt động sẽ thu hút được một lượng lao động nông nhàn tại địa phương, giúp ổn định công việc và tăng thu nhập;
Sử dụng viên nhiên liệu RDF giúp giảm chi phí nguyên liệu trực tiếp, ngoài ra còn được hưởng lợi từ việc giảm phát thải khí nhà kính theo cơ chế phát triển sạch.
3.4. Đánh giá hiệu quả của phương pháp ủ khô kỵ khí và sản xuất viên nhiên liệu RDF để xử lý CTR sinh hoạt tại xã Yên Thắng – Ninh Bình nhiên liệu RDF để xử lý CTR sinh hoạt tại xã Yên Thắng – Ninh Bình
Đánh giá tác động đối với môi trường
Góp phần tăng cường năng lực tái chế, thu hồi năng lượng từ chất thải, giảm lượng chất thải phải chôn lấp.
Giúp tiết kiệm nguồn tài nguyên, bởi viên nhiên liệu RDF được sử dụng để kết hợp hoặc thay thế các loại nhiên liệu hóa thạch.
Giảm phát thải khí nhà kính từ quá trình khai thác và sử dụng nhiên liệu hóa thạch.
Giảm nguy cơ phát sinh các ô nhiễm khác khi sử dụng viên nhiên liệu RDF trong các quá trình công nghiệp so với việc đốt rác hay chôn lấp.
Đánh giá tính bền vững của công trình xử lý:
Việc sử dụng các sản phẩm từ chất thải góp phần bảo vệ tài nguyên và tránh tác hại đối với môi trường do các quá trình khai thác, chế biến và sử dụng tài nguyên tự nhiên gây ra.
Việc xử lý chất thải hữu cơ không chôn lấp và việc sử dụng các sản phẩm từ chất thải như đã nêu ở trên còn giúp giảm phát thải khí nhà kính là những lợi ích có ý nghĩa toàn cầu.
Nghiên cứu điển hình phương pháp ủ khô kỵ khí và sản xuất viên nhiên liệu RDF xử lý CTR sinh hoạt tại xã Yên Thắng – Ninh Bình
CHƯƠNG III
3.4. Đánh giá hiệu quả của phương pháp ủ khô kỵ khí và sản xuất viên nhiên liệu RDF để xử lý CTR sinh hoạt tại xã Yên Thắng – Ninh Bình nhiên liệu RDF để xử lý CTR sinh hoạt tại xã Yên Thắng – Ninh Bình
Đánh giá về mặt khoa học, kỹ thuật:
Tạo ra một giải pháp công nghệ linh hoạt hơn, phù hợp với trình độ khoa học, kỹ thuật tại Việt Nam hiện nay, mang tính khả thi.
Đa dạng hóa công nghệ và sản phẩm trong công nghiệp xử lý chất thải, cũng như nhiên liệu, năng lượng trong các ngành công nghiệp khác.
luôn là một vấn đề “đau đầu” đối với các nhà quản lý. Tất cả các hợp phần liên quan đến hệ thống quản lý CTR đều cần được quan tâm giải quyết: từ khâu phân loại, thu gom, vận chuyển đến khâu xử lý.
2.Phương pháp ủ khô kỵ khí kết hợp sản xuất phân vi sinh và sản xuất viên nhiên liệu RDF không những xử lý triệt để các thành phần gây ô nhiễm của CTR sinh hoạt , mà còn mang lại lợi ích kinh tế cho địa phương. Hơn nữa, công nghệ xử lý bao gồm các công trình, thiết bị xử lý, cũng như quá trình vận hành phù hợp với điều kiện của Việt Nam hiện nay.
3.Đối với xã Yên Thắng, tỉnh Ninh Bình: CTR sinh hoạt tại xã Yên Thắng có đặc điểm, thành phần tính chất hoàn toàn có thể xử lý bằng phương pháp ủ khô kỵ khí kết hợp sản xuất phân vi sinh và sản xuất viên nhiên liệu RDF. Hơn nữa, tại tỉnh Ninh Bình có nhà máy xi măng Vicem Tam Điệp với công suất hơn 1.4 triệu tấn/ năm, tức là cần 168 ngàn tấn than/ năm. Đây là một ưu thể để tiêu thụ sản phẩm viên nhiên liệu RDF.
KIẾN NGHỊ
1.Trong thời gian tới đề nghị các nhà quản lý hệ thống CTR đô thị cần đưa ra những tài liệu nghiên cứu, phương pháp thực hiện, đầu ra cho sản phẩm viên nhiên liệu RDF để công nghệ xử lý này được áp dụng rộng rãi hơn mang lại hiệu quả xử lý cũng như lợi ích kinh tế cho các địa phương.
2.Tiếp cận công nghệ, tăng cường năng lực sản xuất, chế tạo trang thiết bị và làm chủ công nghệ xử lý chất thải rắn theo phương pháp ủ khô kị khí kết hợp sản xuất phân vi sinh và sản xuất viên nhiên liệu rắn RDF.
3.Xây dựng được chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật áp dụng cho dây truyền công nghệ xử lý CTR sinh hoạt bằng phương pháp ủ khô kỵ khí kết hợp sản xuất phân vi sinh và sản xuất nhiên liệu rắn RDF.