7. Bố cục cơ bản
2.2.2. Đảng chỉ đạo phong trào phụ nữ sản xuất và xây dựng vùng giải phóng
phóng miền Nam Việt Nam giai đoạn 1965 - 1968
Đồng chí Trường Chinh đã từng nói “Muốn giành thắng lợi cho chiến tranh nhân dân một điều rất quan trọng là xây dựng và củng cố hậu phương”
[15; tr 23]. Xây dựng và củng cố hậu phương làm cho hậu phương của chiến tranh nhân dân vững mạnh, chẳng những là một đòi hỏi nghiêm chỉnh đối với việc giành thắng lợi trong chiến tranh mà còn là sự tha thiết hằng mong mỏi
giặc Mỹ hung tàn đang dầy xéo lên non sông đất nước ta. Nhất là trong hoàn cảnh miền Nam, sau chiến tranh phá hoại lần thứ nhất của đế quốc Mỹ ra miền Bắc hòng cắt đứt con đường chi viện của hậu phương lớn miền Bắc với miền Nam gây cho ta nhiều khó khăn, thì vai trò của hậu phương trực tiếp - vùng giải phóng miền Nam lại càng được chú trọng xây dựng. Chị em phụ nữ trong VGP miền Nam lại tiếp tục nỗ lực đứng lên xây dựng VGP về mọi mặt bằng việc thực hiện thắng lợi những phong trào do Đảng và Hội PN đề ra.
Bước sang những năm tháng chiến đấu chống “chiến tranh cục bộ” của đế quốc Mỹ, phong trào phụ nữ “5 tốt” tiếp tục được chị em hưởng ứng sôi nổi. Với tinh thần “phụ nữ hai miền cùng nhau thi đua đẩy mạnh phong trào “ba đảm đang” ở miền Bắc và phong trào “năm tốt” ở miền Nam để cùng với toàn dân đẩy mạnh hơn nữa cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước” , các cấp
hội phụ nữ đã phát động phong trào thi đua “5 tốt” rầm rộ, sôi nổi ở khắp các địa phương trên toàn miền Nam. Hầu hết các tỉnh đều có kế hoạch hướng dẫn công tác cụ thể về cho địa phương mình. Các tỉnh và cá nhân tiêu biểu cũng đã lần lượt viết thư cho tỉnh kết nghĩa với miền Bắc để hứa hẹn thi đua.
Hưởng ứng phong trào thi đua “5 tốt”, chị em đã tích cực rèn luyện, phấn đấu để trở thành những người phụ nữ mới, với nền tư cách đạo đức mới. Phong trào thu hút đông đảo chị em phụ nữ tham gia: Bến Tre đã phát động thi đua rầm rộ, sôi nổi trong nông thôn, đưa năng xuất các mặt công tác lên gấp 3 lần hơn trước. Chị em được tổ chức thành những nhóm 5 tốt (9 xã đã tổ chức được 55 nhóm gồm 467 người, trong đó 275 hội viên làm nòng cốt)". Cùng sinh hoạt trong một nhóm, các chị em có điều kiện gần gũi, kiểm tra, đôn đốc giúp đỡ lẫn nhau thực hiện tiêu chuẩn thi đua, hoàn thành nhiệm vụ cách mạng.
Nhiều địa phương nhanh chóng triển khai phong trào thi đua “5 tốt”
ngay khi vừa có Nghị quyết đại hội, tiêu biểu như: "Biên Hoà đã phát động thi đua 5 tốt ngay từ khi Nghị quyết đại hội toàn miền mới được triển khai, đến nay đã họp đại hội thi đua 5 tốt từ xã lên tỉnh để tuyển chọn nữ chiến sĩ 5 tốt. Theo báo cáo đã nắm được trong ba khu: 1; 2; 3, hầu hết các tỉnh đều đã phát
động phong trào thi đua 5 tốt rầm rộ trong địa phương mình và đã được chị em hội viên và quần chúng phụ nữ nhiệt liệt hưởng ứng" [122; tr 24].
Ở miền Tây Nam bộ, phong trào thi đua nhiều nơi vẫn được giữ gìn, tiêu biểu như: "Cần Thơ năm 1966 - 1967 - 1968 đều có Đại hội bình bầu phụ nữ 5 tốt và khen thưởng những xã khá nhất trong tấn công xuân 1968, 2 năm liền chọn được trên 5000 phụ nữ 5 tốt và khen thưởng 5 huyện trên 30 xã khá trong tấn công Mậu Thân. Cuộc Đại hội của phụ nữ Khu khen thưởng những cá nhân xuất sắc trong phục vụ tấn công, và những đơn vị khá nhất như: đội công binh Cần Thơ, đội pháo binh Vĩnh Thuận, đội thanh niên xung phong hoả tuyến lộ vòng cung. Chị em phục vụ ở quân y giã chiến. Phong trào tấn công chính trị, binh vận của phụ nữ Trà Vinh..." [119; tr 32]. Với những thành tích đã đạt được trong thi đua “5 tốt” chống Mỹ, phong trào phụ nữ các tỉnh của miền Tây đều được tặng thưởng huân chương giải phóng.
Trong khí thế cả nước đánh giặc, đánh giặc trên nhiều mặt trận, phong
trào thi đua “5 tốt” không chỉ tăng cường tình đoàn kết thân ái giữa chị em
phụ nữ, mà còn góp phần nâng cao trình độ, năng lực cách mạng cho chị em. Qua phong trào chị em được giáo dục thêm về tinh thần yêu nước, cổ vũ chị em hăng hái tham gia lao động, sản xuất, tham gia đấu tranh góp phần to lớn vào chiến thắng chung của cách mạng. Dưới sự lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng, chị em phụ nữ trong vùng giải phóng miền Nam tích cực đẩy mạnh các phong trào thi đua sản xuất, dũng cảm đảm đang, cứu nước, cứu nhà.
Để ngăn chặn sự chi viện của ta cho chiến trường lớn miền Nam, đế quốc Mỹ một mặt gây chiến tranh phá hoại ra miền Bắc, mặt khác chúng điên cuồng phá hoại các cơ sở kinh tế của ta ở miền Nam khiến đời sống sản xuất trong các vùng giải phóng gặp rất nhiều khó khăn. Nhất là từ giữa năm 1965 đến nay, địch đánh phá vùng nông thôn, nhất là vùng giải phóng rất ác liệt. Phi pháo bắn phá ngày đêm, gây nhiều trở ngại cho việc sản xuất, tiếp tế lương thực, thực phẩm cho bộ đội của quần chúng. Hưởng ứng Chỉ thị của Ban Bí thư Trung ương ngày 17 tháng 8 năm 1965 nhân dịp kỷ niệm lần thứ
phong trào thi đua “mỗi người làm việc bằng hai”” với khẩu hiệu “Chị em phụ nữ hãy nhiệt liệt tham gia phong trào “ba đảm đang” chống Mỹ, cứu nước!” [33; tr 352], chị em phụ nữ trong các vùng giải phóng miền Nam đã hưởng ứng tinh thần lao động sản xuất của chị em phụ nữ miền Bắc, vừa chiến đấu vừa đẩy mạnh sản xuất của chị em phụ nữ miền Bắc, phát huy truyền thống đoàn kết, hăng hái sản xuất, dũng cảm chiến đấu, đánh thắng giặc Mỹ xâm lược. Được sự giáo dục, động viên của Hội phụ nữ, so với các năm trước, lực lượng phụ nữ tham gia sản xuất còn đông hơn. Nhiều nơi phụ nữ phải đi cấy gặt ban đêm để tránh máy bay, những nơi bị bắn phá nhiều, chị em phải đào công sự tránh phi pháo ngay trên bờ ruộng, đem cả con cái theo để vừa trông nom vừa cấy gặt. Phong trào phụ nữ tham gia sản xuất mạng nhất ở Khu 3, ở những địa phương thanh niên thoát ly đi tòng quân hoặc đi công tác thì phụ nữ là lực lượng chủ yếu trong sản xuất. Có nơi như: "ở xã Phú Mỹ, Long Điền (Cà Mau) ngoài đồng ruộng vắng bóng nam giới, mà phần đông là phụ nữ. Nhiều chị đông con nhỏ nhưng cũng cố đảm bảo diện tích sản xuất, một mình đảm đang hết ruộng rẫy, chăn nuôi, thu hoạch vừa đủ nuôi con, vừa cung cấp cho chồng đi bộ đội, và còn đóng góp cho cách mạng vượt mức quy định" [122; tr 21].
Ở miền Tây Nam bộ, mặc dù tình hình rất khó khăn do địch bắn phá ác liệt, chị em vẫn đảm đang lao động sản xuất chăm lo cho gia đình và phục vụ chiến trường. Chị em lấy ngày làm đêm, sản xuất dưới bom đạn, nhiều nơi địch bắn chết trâu bò chị em phải cuốc đất thay cày, lấp hố bom để làm ruộng rẫy. Để đàn áp phong trào đấu tranh của chị em phụ nữ, địch liên tục bắn phá, những đám cấy đông người địch bắn chết hàng chục chị đang cấy, hoặc đáp trực thăng xuống bắt đi. Mặc dù vậy, chị em vẫn kiên quyết đấu tranh với địch, quyết bung về ruộng vườn cày cấy làm ăn. Chị em tự lực rất cao, chồng thoát ly, con còn nhỏ một mình làm 20, 30 công ruộng, có chị vừa công tác vừa lo cho con mà còn làm được 20 công ruộng. Những năm bom đạn khó khăn mà chị em gia đình đủ sống, còn đóng góp cho cách mạng rất tốt. Có tỉnh đóng góp hàng triệu giạ lúa đảm phụ trong năm.
Năm 1966, với tinh thần “địch phá ba ta làm bẩy”, chị em phụ nữ tỉnh
Quảng Nam đã nâng thu hoạch lên 2,6 lần so với năm 1965. Sản lượng bình quân bốn tấn thóc trên một hécta. Một số nơi trong quận Hội An, Duy Xuyên, đạt 6 tấn 1 hécta. Miền núi đã đạt 400 kg chất bột một đầu người một năm. Bình quân toàn tỉnh đã vượt chỉ tiêu 250kg chất bột một người một năm.
Với tinh thần vừa sản xuất vừa chiến đấu, đến năm 1966, chị em phụ nữ cùng nhân dân các tỉnh miền Trung Nam Bộ đã chiến thắng thiên tai địch họa, cấy được 52 vạn hécta, năng suất trung bình 110 giạ một vụ (2,2 tấn trên 1 hécta một vụ).
Ở nhiều địa phương VGP, tuy đại bộ phận thanh niên đã đi bộ đội, nhưng nhờ sự tham gia đông đảo và tích cực của chị em phụ nữ trong lao động sản xuất, diện tích trồng trọt lại tăng hơn trước. Trong 6 tháng 1965 Trà Vinh tăng diện tích trồng trọt lên 700 công. Ở Kiến Tường, Khu 2 là vùng đồng ruộng của Đồng Tháp Mười, thanh niên đi tòng quân rất đông, phụ nữ chiếm 90% trong lực lượng sản xuất. Trong một số xã, đã có hàng trăm phụ nữ biết cầm cày phát, đắp bờ, cấy gặt. Ở tỉnh Bình Dương, Tây Ninh, số chị em phụ nữ tham gia sản xuất cũng đông hơn trước. Vùng Trảng Bàng, nơi làm rẫy rất cực nhọc, phụ nữ cũng đã gánh vác tất cả để cho chồng, con đi tòng quân. Trong tháng 6 cuối năm 1965, Trà Vinh tăng diện tích trồng trọt lên 7.000 công. Ở các vùng khác, thanh niên đi tòng quân rất đông, phụ nữ chiếm 90% trong lực lượng sản xuất.
Với khẩu hiệu “một tấc không đi, một ly không rời”, đến năm 1968, chị
em phụ nữ các tỉnh miền Nam Trung Bộ, tiêu biểu là chị em phụ nữ tỉnh Mỹ Tho đã cấy được 46.000 hécta lúa sớm, 5.000 hécta lúa mùa, trồng hàng ngàn hécta hoa màu đạt năng suất cao. Những con số nói trên, đã phản ánh phần nào khả năng tiềm tàng và vô hạn của nền sản xuất nông nghiệp của hậu phương trực tiếp cũng như tinh thần của các cấp hội chị em phụ nữ, nhất là phụ nữ nông dân. Trong chiến tranh tinh thần ấy của chị em được nhân lên gấp bội. Chị em luôn là lực lượng đi đầu trong sản xuất, đẩy mạnh sản xuất,
chiến đấu không mệt mỏi với mọi khó khăn, gian khổ để hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ cách mạng.
Song song với mặt trận tấn công, chị em không ngừng tham gia tổ chức cuộc sống sản xuất và chiến đấu ở những vùng mới giành được chính quyền. Thật là kỳ diệu, mặc cho tiếng súng, tiếng bom vang rền trên bầu trời và hàng vạn tấn thuốc độc hóa học đổ xuống mặt đất, những giồng khoai, luống rau xanh tươi vẫn cứ mọc lên khắp nương rẫy nhờ sự chăm sóc của chị em để cung ứng kịp ra tiền tuyến. Những hình ảnh trên chứng tỏ phụ nữ miền Nam trong các vùng giải phóng có đầy đủ khả năng thực hiện 3 phong trào vũ trang chính trị, binh vận và sản xuất đảm bảo hậu phương của Hội Liên hiệp phụ nữ giải phóng miền Nam đề ra mà những thành tích vô cùng to lớn của chị em trên các mặt đã góp phần quan trọng vào thắng lợi chung của cách mạng. Trong hoàn cảnh khó khăn, việc canh tác cực nhọc nhưng phụ nữ đã hăng hái sản xuất để tự túc, tự cấp cho gia đình và đóng góp cho kháng chiến, chị em tích cực tham gia các tổ chức vân đổi công, riêng Bến Tre có 400 phụ nữ làm nòng cốt trong các tổ này. Không chỉ ở các vùng nông thôn mà cả những vùng núi, sản xuất vẫn phát triển, vấn đề cải tiến kĩ thuật đã được các địa phương rất chú ý. Hội còn tổ chức cho chị em cách làm ăn hợp tác tương trợ giúp đỡ nhau về mặt sản xuất lúa gạo, hoa màu, phát triển chăn nuôi. Vùng giải phóng rộng lớn chiếm 4/5 đất đai toàn miền Nam, sản xuất được nhiều lương thực không chỉ cung cấp cho đời sống của nhân dân mà còn góp phần đảm bảo nhu cầu lương thực ngày càng tăng của cuộc kháng chiến, thành tích rực rỡ đó là kết quả lao động cần cù của chị em phụ nữ miền Nam.
Chị em miền núi cực Nam Trung bộ vào Hội đoàn kết sản xuất, cuốc rẫy
tỉa lúa, trồng cây trái hoa màu nâng được mức sống gia đình, chị em còn trồng thêm hàng vạn gốc mì cho cách mạng. Ở đồng bằng, nhờ giải quyết hợp lý vấn đề phân công lao động, phân công công việc phù hợp cho mỗi người nên công việc đồng áng dù nặng nhẹ đều giải quyết được kịp mùa.
Việc chăn nuôi gia súc và các nghề phụ phát triển tốt. Riêng ở một số địa phương của Trà Vinh, Vĩnh Long, năm 1967, chị em đã chăn nuôi thêm được
326.026 con heo và 3.923.619 gà vịt. Nghề dệt chiếu, làm nón, đan lát được phổ biến ở nhiều nơi như Sóc Trăng và Cà Mau. Chỉ tính riêng tỉnh Bến Tre, trong 9 tháng đầu năm 1968 đã nuôi thêm hơn 1 triệu gà, vịt, lợn, trồng thêm 11.000 công rẫy. Chị em huyện Năm Căn - Cà Mau lấy nước biển cất được 1.539 thùng nước uống, để giành nước mưa cho bộ đội. Nhiều nơi chị em còn tích cực dọn rừng, đắp đê, ngăn nước mặn, vét nạo kênh mương, mở rộng diện tích trồng trọt. Cuộc kháng chiến của nhân dân ta càng phát triển, càng nhiều thắng lợi thì nhu cầu phục vụ tiền tuyến, phục vụ chiến trường ngày càng lớn. Trên chiến trường rộng lớn, việc tiếp tế bộ đội đòi hỏi phải có hậu cần tại chỗ và kịp thời, trong công tác này, khả năng của phụ nữ thật là vô tận. Nhiều bà mẹ 50, 60 tuổi, các bé gái 11,12 tuổi cũng mang đạn, lội nước suốt đêm dưới làn bom pháo của địch để phục vụ cho chiến trường. Chị em ngoài việc ủng hộ tham gia phục vụ cho tiền tuyến còn tham gia sơ cấp cứu những thương bệnh binh nặng, đưa về nhà chăm sóc. Chị em phụ nữ đóng vai trò chính đảm bảo khối lượng vận tải ra tiền tuyến càng ngày càng khó khăn do địch ngày càng đánh phá vùng nông thôn, nhất là những vùng giải phóng càng ác liệt, phi pháo bắn phá ngày đêm, gây trở ngại lớn cho việc chi viện ra của quân và dân ta ra trận địa. Đến cuối năm 1967, vùng giải phóng rộng lớn chiếm 4/5 đất đai toàn miền Nam, sản xuất được nhiều lương thực không chỉ cung cấp cho đời sống của nhân dân mà còn góp phần đảm bảo nhu cầu lương thực ngày càng tăng của cuộc kháng chiến, thành tích rực rỡ đó là kết quả lao động cần cù, ngày đêm không ngơi nghỉ, vượt qua mưa bom, không sợ hiểm nguy của chị em phụ nữ miền Nam.
Công tác y tế tiếp tục được các cấp hội phụ nữ quan tâm, nhất là công tác
bảo vệ bà mẹ và trẻ em, chị em phụ nữ là thành viên của Hội phụ nữ là lực lượng chủ yếu trong các công tác này ở VGP. Các cấp Hội phụ nữ đã đặc biệt quan tâm đến công tác bảo vệ bà mẹ và trẻ em. Các khu tỉnh đều có phối hợp với y tế mở lớp cán bộ hộ sinh, cô đỡ y tá cứu thương, tổ chức những đoàn y tá lưu động, để chăm sóc sức khỏe trị bệnh cho phụ nữ, trẻ em, tu bổ lại
ở xóm ấp, tiêm thuốc phòng bệnh, giáo dục vệ sinh thường thức cho phụ nữ. Ở miền Trung Nam bộ, các Ban Chấp hành phụ nữ xã đều có uỷ viên phụ trách y tế, các hội. Tỉnh Mỹ tho, Bến Tre, mặc dù bị địch khủng bố, đốt phá, 60 đến 80% gia đình đều có nhà tắm. Những vùng yếu, vùng ven có tổ chức hộ sinh lưu động. Nhiều chị em, kể cả vợ con binh sĩ trong quân đội Sài Gòn trước vào thành sinh con và trị bệnh, nay ra vùng ta, rất tín nhiệm và tin