Tình hình mới

Một phần của tài liệu đảng với cuộc vận động phụ nữ trong vùng giải phóng miền nam việt nam tu nam 1961 den nam 1968 (Trang 57 - 72)

7. Bố cục cơ bản

2.1.1. Tình hình mới

Sau thất bại nặng nề trong chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”, nhằm cứu

vãn tình thế chiến tranh, từ giữa năm 1965, đế quốc Mỹ ồ ạt đưa quân viễn chinh Mỹ và quân các nước đồng minh của Mỹ vào miền Nam. Đến tháng 7 - 1965, Mỹ đưa sang chiến trường miền Nam Việt Nam 175.000 quân với dã tâm thực

hiện chiến lược “Chiến tranh cục bộ” ở miền Nam, hòng sớm kết thúc chiến

tranh, biến miền Nam Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới, thành căn cứ quân sự

của Mỹ. Để thực hiện chiến lược “chiến tranh cục bộ”, Mỹ mở 2 cuộc phản

công chiến lược mùa khô hòng tiêu diệt lực lượng vũ trang của ta và thực hiện qua ba giai đoạn: giai đoạn 1 từ tháng 7 - 1965 đến tháng 12 - 1965: Đưa nhanh quân Mỹ và quân chư hầu vào miền Nam để ngăn chặn chiều hướng thua của chế độ Sài Gòn, triển khai lực lượng chuẩn bị cho cuộc phản công; giai đoạn 2 từ 1 - 1966 đến 5 - 1966: Mở các cuộc hành quân tiêu diệt chủ lực quân giải phóng, đánh phá chiến tranh du kích, hỗ trợ chương trình “bình định”; giai đoạn 3: Từ giữa 1966 đến 1967, quân Mỹ và quân chư hầu phối hợp với quân ngụy tiến công tiêu diệt lực lượng còn lại của quân giải phóng và các khu căn cứ du kích, hoàn thành cơ bản chương trình “bình định”. Kế hoạch bình định nông thôn của địch thu hẹp lại thành bình định có trọng điểm (6 tỉnh xung quanh Sài Gòn và một số địa bàn trọng yếu, các vùng chiến lược trong con bài của Mỹ).

Đối với phong trào của nhân dân ta ở miền Nam, địch đã dùng nhiều thủ đoạn vô cùng dã man và thâm độc để đàn áp. Chúng điên cuồng dội bom, bắn pháo vào nhiều thành phố, thị xã, thị trấn, vùng ven và các ấp chiến lược. Để đàn áp phong trào quần chúng nổi dậy và ngăn ngừa lực lượng giải phóng tấn công,

bớ, cướp của, giết người, lùng xét rất gắt gao. Ở vùng nông thôn, chúng mở

những cuộc hành quân “bình định cấp tốc”, tàn sát dã man, giết sạch, đốt sạch

để khủng bố quần chúng, đi đôi với mua chuộc lừa bịp. Ở VGP, vùng tranh chất, chúng tiếp tục các hoạt động phi pháo, càn quét, biệt kích, đốt sạch, phá sạch và cướp sạch... chúng ngăn cắt giao thông, phong tỏa gắt gao các vùng có bộ đội ta đóng. Điển hình là cuộc càn quét ở Quảng Ngãi, địch tập trung hàng trăm người già, phụ nữ, trẻ em, dùng lựu đạn, tiểu liên giết chết từng người, máu ngập đường, xác chết chồng chất ngổn ngang. Những cuộc dội bom liên tục, rải chất độc, giết sạch đốt sạch, khủng bố hãm hiếp phụ nữ có tính chất hủy diệt diễn ra khắp miền Nam, chồng chất thêm những tội ác vô cùng man rợ. Trên 300.000 đồng bào Sài Gòn nhà tan cửa nát, hàng vạn phụ nữ và trẻ em bị thiệt mạng, 2/3 thị xã Vĩnh Long bị san bằng. Bọn Mỹ và tay sai tăng cường khủng bố, hãm hiếp phụ nữ dã man, bất kể bà già hay con nít, mặt khác thì tăng cường hoạt động chiến tranh tâm lý tung tin tác động chiêu hồi, chiêu hàng trong giới phụ nữ - tầng lớp người nhạy cảm nhất vì chúng cho rằng đánh vào phụ nữ là có ảnh hưởng đến chồng con, nhân dân nhằm thực hiện âm mưu gom tát dân, chiêu hồi, trụy lạc hóa. Tôn giáo, bùa chú, thầy bùa đội lốt cũng là những công cụ mà địch sử dụng để lừa mị chị em phụ nữ. Mỹ đổi tên “ấp chiến lược” thành “ấp Tân Sinh”, đưa nhiều đoàn cán bộ xuống ấp đi sâu vào từng gia đình thăm nghèo, hỏi khổ. Nhiều nơi chính bọn Mỹ trực tiếp đứng ra chăm lo công việc phúc lợi trong ấp như cất nhà bảo sanh, trường học, phát sách giáo khoa cho học sinh, kiến thiết cầu đường, chợ búa, đình chùa… Mặt khác, chúng ra sức kìm kẹp đánh phá các gia đình có con em theo cách mạng, chúng tăng cường đưa gián điệp phụ nữ và trẻ em vào vùng giải phóng gây rối loạn trong vùng hậu phương ta như phá hoại sản xuất, tung tin xuyên tạc, trộm cắp, bắt cóc mổ bụng trẻ em…

Nằm trong guồng máy chiến tranh, chịu tác động bởi những thủ đoạn, âm mưu xâm lược của đế quốc Mỹ, chị em phụ nữ trong các VGP nói riêng và chị em phụ nữ toàn miền Nam nói chung trở thành nạn nhân trực tiếp, đời sống của chị em phụ nữ gặp nhiều khó khăn. Cũng như các tầng lớp nhân dân miền Nam khác, chị em trở thành đối tượng của các cuộc càn quét gom dân của Mỹ - ngụy.

Chị em phụ nữ và trẻ em phải chịu đựng những đợt phi pháo, rải chất độc hóa học hết sức nguy hiểm "trong 6 tháng đầu năm 1966, miền Đông có 190 phụ nữ và 72 trẻ em chết, 227 phụ nữ và 85 trẻ em bị thương, riêng tỉnh Bến Tre của miền Trung Nam bộ cũng có đến 106 chị, 68 em bé chết, 161 chị và 107 em bị thương, và còn bị thiệt hại về tài sản như nhà cửa bị đốt phá, của cải bị cướp giật, hoa màu bị thiêu huỷ, quy gia tiền là 600.000 đồng. Nhiều nóc nhà bị trúng đạn đã chết trọn gia đình, không còn người nào sống sót” [112; tr 2]. Ở Càng Long (Trà Vinh), một trái bom nổ trúng hầm, làm chết 12 người gồm 6 phụ nữ, 6 trẻ em trong đó có 4 chị mang thai. Ở Trà Ôn, một trái pháo trúng một hầm khác làm chết 8 người, trong đó có một chị có thai. Với chính sách phá sạch, giết sạch của địch, có những làng ấp, những xóm như 2 làng Thuận Lợi và Phú Riêng ở tỉnh Phước Long đã bị tàn sát vừa chết vừa bị thương 1000 người, ấp Bàu Trai (Đức Hoà - Long An) bị triệt hạ sau một trận càn quét của lính viễn chinh Mỹ, ấp Cây Xộp, Trảng Lắm (Củ Chi), nơi đóng quân của lính Mỹ đã bị san bằng không còn một nóc nhà, một ngọn cỏ, một bóng người.

Những thủ đoạn của Mỹ - ngụy cũng khiến đời sống của chị em phụ nữ

trong các VGP gặp nhiều khó khăn “Trước tình hình phi pháo như trên, đời sống của chị em ở vùng giải phóng trong năm qua so với các năm trước, đã giảm sút hơn nhiều. Nhiều nơi ruộng đất phì nhiêu như số vùng của Cần Thơ, Mỹ Tho, Long An, Bình Dương, Rạch Giá cũng bị bỏ hoang có nơi từ 30 - 50%, do đó quần chúng ở những vùng này có một số bị thiếu ăn, trung bình từ 3 đến 6 tháng, phải mua gạo chợ về ăn. Số chị em đi tản cư, nay đây mai đó, bỏ ruộng rẫy chăn nuôi, nhất là những gia đình đông con sống rất cơ cực thiếu thốn [122; tr 13]. Những gia đình tản cư ra vùng địch, không có nghề nghiệp, phải đi làm

thuê làm mướn hàng ngày không đủ sống, cũng lần lượt phải trở về quê cũ bám ruộng bám vườn. Do phải làm ruộng rẫy ban đêm, phải ở những nhà chòi cất tạm bợ trong lùm cây, ngoài bờ ruộng có nơi phải ngủ dưới hầm ẩm thấp lầy lội, sức khỏe chị em và con trẻ bị ảnh hưởng rất nhiều. Đa số phụ nữ và trẻ em bị đau ốm vì sống thiếu thốn về mặt vệ sinh. Vấn đề sinh để và thai

giải phóng đều bị bom hoặc pháo bắn sập, nhiều chị đến ngày sinh không có chỗ đã phải đẻ rơi giữa ruộng hoặc trên guồng ghe. Một số chị vì sợ bom đạn phải vùng địch sanh đẻ đã rất tốn kém mà còn bị chúng bạc đãi thậm tệ.

Không những thế, địch còn tăng cường khủng bố hãm hiếp làm nao núng tinh thần chiến đấu của chị em. Bọn chúng còn sử dụng nhiều chiêu bài lừa mị, mê tín dị đoan đánh vào tâm lý của chị em. Mỹ - ngụy cũng ra sức đầu độc chị em bằng những văn hóa đồi trụy khiến chị em quên dần đi ý chí chiến đấu. Đế quốc Mỹ tiếp tục âm mưu quân sự hóa phụ nữ, bắt chị em phụ nữ vào guồng máy chiến tranh xâm lược.

Hành động phi pháo, rải chất độc hóa học và những thủ đoạn lừa bịp của địch đã ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ, đời sống và sản xuất của chị em phụ nữ trong các vùng giải phóng, khiến chị em không yên tâm sản xuất, việc tuyên truyền, vận động cách mạng cũng gặp trở ngại. Những thủ đoạn của địch khiến đời sống của chị em phụ nữ trong các vùng giải phóng bị thiếu thốn, tình hình sản xuất gặp rất nhiều khó khăn. Hầu hết chị em phụ nữ ngày càng nhận rõ chính sách tàn bạo, lừa phỉnh của giặc, rất căm thù giặc Mỹ và tay sai, ngày càng mong muốn sớm chấm dứt chiến tranh, khát khao độc lập tự do. Những thủ đoạn lừa bịp, mị dân của bọn Mỹ - nguỵ không làm lung lay được tinh thần

kiên trung chị em phụ nữ và nhân dân “Thủ đoạn lừa bịp của Mỹ chắc chắn không lừa được ai. Những tội ác tày trời của chúng quyết không thể gây sự khủng khiếp và khuất phục như chúng mong đợi. Trái lại nó sẽ thổi bùng hơn nữa ngọn lửa căm thù trong lòng mọi người dân Việt Nam, gây ra làn sóng căm phẫn ngày càng mạnh mẽ”[109; tr 2]. Tình trạng

trên gây nhiều khó khăn cho việc tuyên truyền, vận động cách mạng của ta. Tuy nhiên, các cấp hội phụ nữ ở những nơi này, nhất là ở các vùng đã được giải phóng luôn tích cực đẩy mạnh vận động chị em bất chấp mọi khó khăn, nguy hiểm, kiên quyết bám ruộng vườn, xây dựng công sự vững chắc, trụ lại quê hương để vừa sản xuất vừa chiến đấu. Hầu hết các gia đình ở vùng giải phóng đều có hầm hố ở trong nhà, ngoài đường, ngoài ruộng, do đó quần

chúng cũng yên tâm đi sản xuất, hội họp, mọi mặt công tác đều phát triển, diện tích sản xuất tăng, tổ chức và sinh hoạt đoàn thể được giữ vững. Chị em đều thấy được ý nghĩa của cuộc sống yên bình trong các vùng giải phóng, một hình ảnh thu nhỏ về nền hòa bình của một nước Việt Nam thống nhất, trở thành niềm tin lớn lao thôi thúc tinh thần đấu tranh của chị em.

Trên bình diện quốc tế những năm 60 của thế kỷ XX, phong trào cách mạng thế giới có nhiều chuyển biến mạnh mẽ, có lợi cho cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam. Đó là sự vững vàng, lớn mạnh của khối các nước XHCN, đứng đầu là Liên Xô. Liên Xô sau một thời gian dài xây dựng đất nước đã trở thành một đất nước hùng mạnh về kinh tế, là đối trọng với đế quốc Mỹ và trở thành chỗ dựa vững chắc cho phong trào cách mạng toàn thế giới. Cũng từ những năm 60 của thế kỷ XX, phong trào giải phóng dân tộc bùng nổ mạnh mẽ ở khắp Châu Á, Châu Phi, Châu Mỹ La tinh đã chĩa mũi nhọn vào đế quốc Mỹ - đầu sỏ xâm lược, cổ vũ mạnh mẽ tinh thần đấu tranh của quân và dân ta ở miền Nam. Cuộc đấu tranh kiên cường của quân và dân

ta ở miền Nam thời điểm Mỹ gây “chiến tranh cục bộ” góp phần vào tiếng

nói chung cùng với nhân dân toàn thế giới vì một mục tiêu chung “hòa bình, độc lập dân tộc và tiến bộ xã hội”. Cùng với nhân dân các dân tộc trên thế giới, qua các phong trào đấu tranh chị em đã thể hiện tinh thần đoàn kết quốc tế về giới, đấu tranh bảo vệ quyền lợi cho giới mình và cho dân tộc.

Tóm lại, về cơ bản, địch vẫn tiếp tục thực hiện các âm mưu cũ của chúng nhưng với những thủ đoạn quỷ quyệt và thâm độc hơn nhằm vơ vét sức người, sức của, biến phụ nữ thành lực lượng phục vụ cho cuộc chiến tranh xâm lược của chúng. Điểm nổi bật trong âm mưu của địch đối với phụ nữ miền Nam Việt Nam là việc hoạt động phi pháo kết hợp với chiến tranh tâm lý và chính trị mừa mị để tiến hành bình định nông thôn, thực hiện gom dân, tát dân vào vùng chúng kiểm soát, hòng làm giảm sức đấu tranh của chị em phụ nữ. Hoạt động phi pháo tập trung ác liệt chi phối mọi sinh hoạt của quần chúng, đặc biệt là phụ nữ về cả đời sống vật chất và sinh hoạt chính trị, tinh

chị em phụ nữ miền Nam vô cùng điêu đứng vất vả. Nhưng bất chấp mọi khó khăn gian khổ, phụ nữ miền Nam vẫn kiên quyết tham gia đấu tranh cách mạng, đóng góp sức mình cho sự nghiệp giải phóng miền Nam thống nhất đất nước.

Như vậy, bước vào những năm 1965 - 1966, đế quốc Mỹ và tay sai đã thực hiện nhiều thủ đoạn mới quỷ quyệt và thâm độc hơn, nhằm vơ vét sức người, sức của, biến phụ nữ thành lực lượng phục vụ cho cuộc chiến tranh xâm lược của chúng. Những hành động dã man, tàn bạo của đế quốc Mỹ đã có ảnh hưởng đến đời sống vật chất và sinh hoạt chính trị, tinh thần của chị em, buộc chị em phụ nữ ở miền Nam, nhất là chị em phụ nữ ở các vùng giải phóng và vùng mới giải phóng phải gồng mình lên, bước vào giai đoạn mới đầy cam co, vất vả. Đảng cũng đứng trước vai trò, trách nhiệm mới nặng nề hơn đối với sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất nước nhà.

2.1.2. Chủ trương vận động phụ nữ của Đảng trong vùng giải phóng miền Nam Việt Nam giai đoạn 1965 - 1968 miền Nam Việt Nam giai đoạn 1965 - 1968

Bước sang năm 1965, trước những bước tiến mới của cuộc chiến tranh cách mạng, TW Đảng, TW Cục miền Nam đã có nhiều Chỉ thị, Nghị quyết về công tác vận động phụ nữ, đẩy mạnh hơn nữa phong trào của quần chúng phụ nữ tham gia vào đấu tranh cách mạng.

Ngày 6 - 3 - 1965, Trung ương Cục miền Nam đã tổng kết công tác phụ vận và ra Nghị quyết về công tác phụ vận nhằm đẩy mạnh phong trào phụ nữ tham gia kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. TW Cục chỉ rõ: Phụ nữ Miền Nam đã không chịu bó tay khuất phục, trái lại đã có hơn 20 triệu lượt phụ nữ tiếp tục đấu tranh chống Mỹ - Diệm.

Phát huy truyền thống yêu nước và cách mạng của phụ nữ Miền Nam,

trong nhiệm vụ phương hướng đấu tranh chống chiến lược “chiến tranh cục bộ” của đế quốc Mỹ, trên cơ sở nhiệm vụ chính trị của năm 1965, TW chủ

trương: đoàn kết toàn dân, đẩy mạnh kháng chiến. Nhiệm vụ, phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm công tác vận động phụ nữ trong thời gian tới là:

“Đoàn kết chặt chẽ các tầng lớp phụ nữ trong mặt trận liên hiệp rộng rãi trên cơ sở phụ nữ công nông, cùng với toàn dân đẩy mạnh kháng chiến tiến lên nhằm thực hiện nhiệm vụ chính trị và mục tiêu cách mạng năm 1965 do Đảng đề ra, quyết tâm thực hiện khẩu hiệu “Tất cả để đánh giặc, tất cả để thắng giặc”, trước mắt ra sức động viên toàn thể chị em đẩy mạnh 3 phong trào: đấu tranh chính trị, xây dựng gia đình vẻ vang, làm tốt công tác “Hội Mẹ chiến sĩ” để góp phần giành một bước thắng lợi quyết định, tiến tới hoàn thành cách mạng giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp và từng bước giải phóng phụ nữ” [33; tr 700]

Nghị quyết đưa ra những công tác lớn trong năm 1965 như sau:

+ Đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục, phát động tư tưởng trong giới phụ nữ.

+ Phát động đông đảo phụ nữ tham gia thực hiện 3 phong trào lớn của giới nhằm bồi dưỡng sức dân đẩy mạnh kháng chiến đi đến thắng lợi.

+ Phát động đông đảo quần chúng phụ nữ, chủ yếu là nữ thanh niên tham gia phong trào phụ nữ vũ trang, bán vũ trang diệt địch.

+ Xây dựng tổ chức phụ nữ.

+ Chăm lo quyền lợi phụ nữ và nhi đồng.

+ Công tác tranh thủ sự đông tình quốc tế và thắt chặt tình đoàn kết ruột thịt keo sơn giữa phụ nữ Miền Nam và Miền Bắc.

Nghị quyết cũng nhấn mạnh:

“Các cấp Hội phụ nữ giải phóng miền Nam cần được xây dựng, củng

Một phần của tài liệu đảng với cuộc vận động phụ nữ trong vùng giải phóng miền nam việt nam tu nam 1961 den nam 1968 (Trang 57 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(159 trang)