Ferdinand Frauscher và cộng sự thuộc Bệnh viện ĐH

Một phần của tài liệu CÔNG NGHỆ TẾ BÀO GỐC (Trang 56 - 58)

- Bệnh tim mạch:

56Ferdinand Frauscher và cộng sự thuộc Bệnh viện ĐH

Ferdinand Frauscher và cộng sự thuộc Bệnh viện ĐH

Innsbruck muốn kiểm tra xem liệu tế bào gốc có thể phục hồi sức mạnh của cơ hay không. Nhóm đã cắt một mẩu mô cơ từ bắp tay của 20 phụ nữ từ 36 tới 84 tuổi, trích tế bào gốc từ mô rồi nuôi trong đĩa cấy trong 6 tuần để tạo ra chừng 50 triệu nguyên bào cơ - tế bào sẽ phát triển thành sợi cơ.

Sau đó, nhóm của Frauscher tiêm nguyên bào cơ vào thành niệu đạo và cơ thắt bàng quang của 20 phụ nữ nói trên. Họ sử dụng siêu âm để đảm bảo rằng tế bào gốc tiếp xúc được với mục tiêu. Điều này rất quan trọng, vì nguyên bào cơ cần được các sợi cơ hiện có chỉ đạo chúng sẽ sinh trưởng theo hướng nào. Kết quả là trong vòng 24 giờ, chứng tiết nước tiểu không chủ ý chấm dứt ở 90% số bệnh nhân thử nghiệm. Sau hai tuần, lượng mô cơ và khả năng co thắt tăng lên rõ rệt.

57 #

5.2. Một số trở ngại chính

- Sự loại thải: Nếu người bệnh loại thải các tế bào gốc từ phôi được hiến tặng, hệ thống miễn dịch của người đó có thể nhận ra tế bào là như những kẻ xâm lược và bắt đầu tấn công chúng.

- Việc nuôi thành công các tế bào sống bên ngoài cơ thể thường cần hỗn hợp chất dinh dưỡng, hocmon, các chất tăng trưởng và huyết thanh. Trong trường hợp nuôi tế bào gốc phôi người, cần phải có các tế bào động vật để duy trì và làm cho tế bào phát triển trong đĩa cấy. Sản phẩm động vật có thể chứa những virut và các tác nhân khác

- Sự nhận thức của xã hội đối với những nghiên cứu về tế bào gốc và nhân bản vô tính còn chưa đúng, mang nhiều định kiến

58 #

Chương trình phát triển nghiên cứu và ứng dụng tế bào gốc của

Bộ Khoa học - Công nghệ

        1. Nhóm nghiên cứu ứng dụng tế bào gốc từ màng dây rốn để điều trị các tổn thương da và các vết thương mãn tính lâu liền

2. Dự án nhóm nghiên cứu ứng dụng nghiên cứu màng dây rốn để nghiên cứu thuốc mới có nguồn gốc thảo dược.

3. Dự án nhóm nghiên cứu biệt hóa tế bào gốc từ dây rốn thành tế bào cơ tim và tế bào thần kinh

4. Dự án nhóm nghiên cứu thành lập ngân hàng tế bào gốc màng dây rốn cho cộng đồng tại Công ty dược MekoPhar (TP.Hồ Chí Minh).

Một phần của tài liệu CÔNG NGHỆ TẾ BÀO GỐC (Trang 56 - 58)