XỬ LÝ CÁC HÀNH VI CẢN TRỞ HOẠT ĐỘNG TỐ TỤNG DÂN SỰ

Một phần của tài liệu LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ (Trang 117 - 120)

đúng thời hạn thì thời gian có trở ngại khách quan hoặc sự kiện bất khả kháng đó không tính vào thời hiệu yêu cầu thi hành án; đối với các trường hợp hoãn, tạm đình chỉ thi hành án theo quy định tại Điều 286 và Điều 307 của Bộ luật này thì thời gian hoãn, tạm đình chỉ không tính vào thời hiệu yêu cầu thi hành án, trừ trường hợp người được thi hành án đồng ý cho người phải thi hành án hoãn, tạm đình chỉ thi hành án.

Phần thứ tám

XỬ LÝ CÁC HÀNH VI CẢN TRỞ HOẠT ĐỘNG TỐ TỤNG DÂN SỰ; KHIẾU NẠI, TỐ CÁO TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ KHIẾU NẠI, TỐ CÁO TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ

Chương XXXII

XỬ LÝ CÁC HÀNH VI CẢN TRỞ HOẠT ĐỘNG TỐ TỤNG DÂN SỰ SỰ

Điều 384. Biện pháp xử lý đối với bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan

Bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan không có yêu cầu độc lập đã được Toà án triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà vẫn không có mặt tại Toà án hoặc không có mặt tại phiên toà không có lý do chính đáng thì tuỳ từng trường hợp có thể bị Toà án phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền.

Điều 385. Biện pháp xử lý người có hành vi cản trở hoạt động xác minh, thu thập chứng cứ của người tiến hành tố tụng

1. Người nào có một trong các hành vi sau đây thì tuỳ theo mức độ vi phạm mà có thể bị Toà án quyết định phạt cảnh cáo, phạt tiền, tạm giữ hành chính hoặc khởi tố vụ án hình sự theo quy định của pháp luật:

a) Làm giả, huỷ hoại những chứng cứ quan trọng gây trở ngại cho việc giải quyết vụ án của Toà án;

b) Khai báo gian dối hoặc cung cấp tài liệu sai sự thật;

c) Từ chối khai báo, từ chối kết luận giám định hoặc từ chối cung cấp tài liệu;

d) Lừa dối, đe doạ, mua chuộc, sử dụng vũ lực nhằm ngăn cản người làm chứng ra làm chứng hoặc buộc người khác ra làm chứng gian dối;

đ) Lừa dối, đe doạ, mua chuộc, sử dụng vũ lực nhằm ngăn cản người giám định thực hiện nhiệm vụ hoặc buộc người giám định kết luận sai với sự thật khách quan;

e) Lừa dối, đe doạ, mua chuộc, sử dụng vũ lực nhằm ngăn cản người phiên dịch thực hiện nhiệm vụ hoặc buộc người phiên dịch dịch không trung thực, không khách quan, không đúng nghĩa khi dịch;

g) Xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người tiến hành tố tụng; đe doạ, sử dụng vũ lực hoặc có hành vi khác cản trở người tiến hành tố tụng thực hiện các biện pháp xác minh, thu thập chứng cứ do Bộ luật này quy định;

h) Các hành vi vi phạm khác mà pháp luật có quy định.

2. Cơ quan công an có nhiệm vụ thi hành quyết định của Toà án tạm giữ hành chính người có hành vi vi phạm.

Điều 386. Biện pháp xử lý người làm chứng cố ý không có mặt theo giấy triệu tập của Toà án

1. Người làm chứng đã được Toà án triệu tập hợp lệ nhưng cố ý không đến Toà án hoặc không có mặt tại phiên toà mà không có lý do chính đáng và nếu sự vắng mặt của họ gây trở ngại cho việc thu thập, xác minh chứng cứ hoặc xét xử vụ án thì Toà án có quyền ra quyết định dẫn giải, cảnh cáo, phạt tiền.

2. Quyết định dẫn giải người làm chứng phải ghi rõ thời gian, địa điểm ra quyết định; họ, tên, chức vụ người ra quyết định; họ, tên, ngày, tháng, năm sinh, nơi cư trú của người làm chứng; thời gian, địa điểm người làm chứng phải có

3. Cơ quan công an có nhiệm vụ thi hành quyết định của Toà án dẫn giải người làm chứng. Người thi hành quyết định dẫn giải người làm chứng phải đọc, giải thích quyết định dẫn giải cho người bị dẫn giải biết và lập biên bản về việc dẫn giải.

Điều 387. Biện pháp xử lý người vi phạm nội quy phiên toà

1. Người có hành vi vi phạm nội quy phiên toà thì tuỳ theo mức độ vi phạm mà có thể bị chủ toạ phiên toà quyết định phạt cảnh cáo, phạt tiền, buộc rời khỏi phòng xử án hoặc tạm giữ hành chính.

2. Cơ quan công an có nhiệm vụ bảo vệ phiên toà thi hành quyết định của chủ toạ phiên toà về việc buộc rời khỏi phòng xử án hoặc tạm giữ hành chính người gây rối trật tự tại phiên toà.

3. Trong trường hợp người vi phạm nội quy phiên toà đến mức phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì Toà án có quyền khởi tố vụ án hình sự theo quy định của pháp luật về hình sự.

Điều 388. Trách nhiệm của Viện kiểm sát trong trường hợp Toà án khởi tố vụ án hình sự

1. Trong trường hợp Toà án khởi tố vụ án hình sự theo quy định tại khoản 1 Điều 385 và khoản 3 Điều 387 của Bộ luật này thì trong thời hạn mười ngày, kể từ ngày ra quyết định khởi tố, Toà án phải chuyển cho Viện kiểm sát có thẩm quyền quyết định khởi tố vụ án và tài liệu, chứng cứ để chứng minh hành vi phạm tội.

2. Viện kiểm sát phải xem xét việc khởi tố, truy tố bị can trong thời hạn do Bộ luật tố tụng hình sự quy định; nếu Viện kiểm sát không khởi tố, truy tố bị can thì Viện kiểm sát phải thông báo bằng văn bản nêu rõ lý do của việc không khởi tố, truy tố bị can cho Toà án đã ra quyết định khởi tố vụ án biết.

Điều 389. Biện pháp xử lý cá nhân, cơ quan, tổ chức không thi hành quyết định của Toà án về việc cung cấp chứng cứ cho Toà án

1. Cá nhân, cơ quan, tổ chức không thi hành quyết định của Toà án về việc cung cấp chứng cứ mà cá nhân, cơ quan, tổ chức đó đang quản lý, lưu giữ thì có thể bị Toà án quyết định phạt cảnh cáo, phạt tiền hoặc cưỡng chế thi hành.

2. Cá nhân, người đứng đầu cơ quan, tổ chức quy định tại khoản 1 Điều này tuỳ theo mức độ vi phạm mà có thể bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

Điều 390. Thủ tục, thẩm quyền xử phạt, mức tiền phạt

Thủ tục, thẩm quyền xử phạt, mức tiền phạt đối với các hành vi cản trở hoạt động tố tụng dân sự do Uỷ ban thường vụ Quốc hội quy định.

Chương XXXIII

Một phần của tài liệu LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ (Trang 117 - 120)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(129 trang)
w