Đánh giá chung về tình hình tài chính của Tổng Công ty cổ phần Bƣu chính Viettel

Một phần của tài liệu Phân tích tài chính tổng công ty cổ phần bưu chính viettel (Trang 77 - 79)

Bộ máy kế toán của Tổng Công ty cổ phần Bƣu chính Viettel đƣợc tổ chức phù hợp với đặc điểm kinh doanh cũng nhƣ trình độ quản lý của đơn vị, đảm bảo sự lãnh đạo tập trung, thống nhất, và đã phát huy hiệu quả nhất định.

Các báo cáo phân tích về tài chính đã phản ánh đƣợc tình hình biến động của tài sản, nguồn vốn và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng Công ty.

Tổng Công ty đã ban hành các quy trình, quy định hƣớng dẫn, kiểm tra và giám sát hoạt động sản xuất kinh doanh của các đơn vị trực thuộc, ban hành các quy chế về khoán lƣơng, khoán doanh thu, chi phí và giao trách nhiệm quản lý tài sản, phát triển, bảo toàn vốn đối với các đơn vị hạch toán độc lập.

67

Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của Tổng Công ty liên tục tăng trƣởng theo xu thế năm sau cao hơn năm trƣớc: Năm 2012 tăng 19% so với năm 2011, năm 2013 tăng 34% so với năm 2012 và năm 2014 tăng 56% so với năm 2013. Trong các năm lợi nhuận sau thuế đều tăng trƣởng dƣơng, cụ thể: Năm 2012 tăng 6% so với năm 2011, năm 2013 tăng 17% so với năm 2012 và năm 2014 tăng 73% so với năm 2013. Đây là kết quả của các biện pháp để đẩy mạnh doanh thu, tiết kiệm chi phí, cũng nhƣ các biện pháp về công nghệ thông tin trong quản lý.

- Về cơ cấu tài sản:

Giá trị tài sản duy trì qua các năm giữ ở mức độ hợp lý về cơ cấu tài sản ngắn hạn/tài sản dài hạn. Trong năm 2012 cơ cấu tài sản có giảm về quy mô, từ 208.155 còn 195.534 triệu đồng tƣơng đƣơng (94%). Từ năm 2013 tổng tài sản gia tăng mạnh về quy mô 276.129 triệu năm 2013, tăng 41% so với năm 2012 và năm 2014 đạt 380.123 triệu, tăng 38% so với năm 2013. Trong đó cơ cấu tài sản ngắn hạn trên tổng tài sản chiếm tỷ trọng thấp nhất 69% trong năm 2012 so với tỷ trọng trung bình từ năn 2011 đến năm 2014 là 73% .

- Về khả năng thanh toán:

Hệ số thanh toán bằng tiền và tài sản của Tổng Công ty dao động qua các năm ở mức an toán cao. Điều này do Tổng Công ty có lƣợng tiền và các khoản tƣơng đƣơng tiền lớn, giúp cho Tổng Công ty có thể thanh toán nhanh các khoản nợ đến hạn.

Khả năng thanh toán lãi vay của Tổng Công ty cũng rất tốt, luôn đảm bảo mức an toàn cao.

Nợ phải trả đƣợc duy trì quanh mức 50% đến 60% so với tổng nguồn vốn đã cho biết thêm khả năng quản lý nợ của Tổng Công ty và không bị đứng trƣớc nguy cơ bị phá sản do vẫn có nguồn vốn chủ sở hữu cân đối.

Vòng quay TSCĐ và TSLĐ đều nhỏ hơn 1 nhƣng có xu hƣớng tăng dần qua các năm. Điều này chứng tỏ hiệu suất sử dụng TSCĐ và TSLĐ ngày càng đƣợc cải thiện.

Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) là khá tốt và tăng qua các năm. Chỉ số đánh giá phá sản (Z) ở mức khá cao chứng tỏ sự phát triển bền vững và ổn định của doanh nghiệp

68

CHƢƠNG 4

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC TÀI CHÍNH CỦA TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN BƢU CHÍNH VIETEL

Một phần của tài liệu Phân tích tài chính tổng công ty cổ phần bưu chính viettel (Trang 77 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)