Bảng 17: Cơ cấu nguồn vốn Ngân sách đầu tư cho Đề án

Một phần của tài liệu Phát triển chăn nuôi heo trên địa bàn tỉnh Tây Ninh nâng cao hiệu quả kinh tế theo hướng VietGAHP đến năm 2020 (Trang 25 - 46)

TT Nguồn Số tiền Tỷ lệ %

I Ngân sách 44.512 7,74

1 Sự nghiệp nông nghiệp 6.445 1,12

2 Sự nghiệp khuyến nông 2.067 0,36

3 Khuyến khích DN đầu tư vào NN-NT theo 210/2013/NĐ-CP 36.000 6,26

III Vốn vay 19.900 3,46

IV Vốn đối ứng của người chăn nuôi 510.500 88,8

Tổng cộng 574.912 100,00

IV. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG VỀ MÔI TRƯỜNG, XÃ HỘI VÀ HIỆU QUẢ VỀ KINH TẾ XÃ HỘI

1. Hiệu quả về môi trường - xã hội

- Đến năm 2020, tỷ lệ heo đạt tiêu chuẩn VietGAHP 25% so với tổng đàn. Phát triển chăn nuôi theo phương thức bán công nghiệp và công nghiệp, có kiểm soát, áp dụng tiến bộ kỹ thuật tiên tiến, an toàn sinh học, giảm thiểu ô nhiễm môi trường; chăn nuôi trang trại đạt tỷ lệ 80 – 85%;

- Các trang trại, nông hộ nằm trong vùng quy hoạch được hỗ trợ cải tạo môi trường, ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật mới về xử lý môi trường chăn nuôi; đồng thời được các cơ quan chức kiểm tra giám sát sẽ giảm thiểu ô nhiễm môi trường và an toàn dịch bệnh cho vật nuôi.

- Chăn nuôi heo được nâng cao hiệu quả, ổn định công ăn việc làm cho hơn 5.000 lao động của tỉnh, đồng thời cung ứng cho thị trường thịt heo an toàn thực phẩm, hạn chế sử dụng ngoại tệ để nhập khẩu thịt heo và sản phẩm thịt heo của nước ngoài.

- Trang trại, nông hộ chăn nuôi heo được chọn tham gia Đề án có điều kiện tiếp cận, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật (giống, kỹ thuật nuôi dưỡng) và quản lý để sản xuất sản phẩm có chất lượng cao, đúng luật pháp; Chất lượng giống heo được kiểm soát đảm bảo chất lượng.

- Người tiêu dùng: Được sử dụng thịt heo đạt tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm, bảo đảm sức khỏe, giảm chi phí y tế cho Nhà nước và cho gia đình.

- Nhà chế biến tiêu thụ: Khi sử dụng chất lượng thịt heo đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm đạt tiêu chuẩn VietGAHP có cơ hội tìm kiếm mở rộng và giữ vững thị trường thúc đẩy ngành sản xuất, chế biến trong nước ngày càng phát triển.

- Nâng cao trình độ kỹ thuật, kỹ năng xây dựng mô hình theo tiêu chuẩn VietGAHP cho chuyên viên kỹ thuật của tỉnh và cung cấp thông tin kỹ thuật, cải thiện trình độ chăn nuôi cho các trang trại, nông hộ chăn nuôi heo trên địa bàn tỉnh Tây Ninh.

- Tốc độ tăng đàn 10,35%/năm; sản lượng thịt heo hơi xuất chuồng 53.000 tấn, tăng 27,07% so năm 2015; GTSX (theo giá cố định 2010) đạt 1.700 tỷ đồng, tăng 21,43% so năm 2015; nâng cao thu nhập cho các trại, nông hộ tham gia đề án 10% so với đại trà.

- Giá trị gia tăng tăng thêm từ 12 trại heo thịt quy mô lớn khi đi vào hoạt động ổn định khoảng 70-80 tỷ đồng mỗi năm.

- Những trại sử dụng silô chứa thức ăn sẽ tiết kiệm được khoảng 7.000 đồng/bao cám 25kg, với quy mô 10.000 heo thịt sẽ tiết kiệm 582.000.000 đồng/năm và sẽ thu hồi vốn đầu tư trong khoảng 1,5 năm. Ngoài ra còn giảm ô nhiễm môi trường do không sử dụng bao bì và tăng thời gian bảo quản cám.

- Chăn nuôi heo theo hướng VietGAHP và chuỗi sản phẩm trong Đề án sẽ cung cấp cho thị trường 150.000 con heo thịt đảm bảo vệ sinh an toàn, bảo đảm vệ sinh môi trường tiêt kiệm chi phí y tế và sức khỏe con người.

- Sản phẩm phụ thu được mỗi năm hơn 35.000 tấn phân hữu cơ đã được xử lý, trị giá 15-20 tỷ đồng.

Phần IV

GIẢI PHÁP THỰC HIỆN 1. Về cơ chế chính sách

a) Khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn

- Nội dung hỗ trợ: Hỗ trợ 3 tỷ đồng/dự án đối với các dự án xây dựng trại heo quy mô lớn.

- Thủ tục hỗ trợ: Theo quy định tại Điều 5, Điều 6 và Điều 7 của Thông tư số 05/2014/TT-BKHĐT ngày 30/9/2014 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư; và Thông tư 30/2015/TT-BTC ngày 09/3/2015 của Bộ Tài chính.

b) Chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp và nông thôn

- Nội dung hỗ trợ: Mua si lô chứa thức ăn cho heo; Tủ trưng bày và bảo quản sản phẩm thịt heo và Khuyến khích hộ chăn nuôi phát triển lên quy mô trang trại. Theo chính sách Nghị định số 55/2015/NĐ-CP, mỗi trang trại vay tối đã 01 tỷ đồng, mỗi hộ vay 50 triệu đồng không có bảo đảm bằng tài sản để sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn;

- Thủ tục hỗ trợ: Theo Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày 09/6/2015 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn; Thông tư số 10/2015/TT-NHNN ngày 22/7/2015 của Ngân hàng Nhà nước Hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định 55/2015/NĐ-CP về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp nông thôn.

c) Chính sách hỗ trợ nâng cao hiệu quả chăn nuôi nông hộ

- Nội dung hỗ trợ: Hỗ trợ 100% chi phí mua tinh heo gồm các giống: Duroc thuần, Pietrain thuần, PD50 và PD75 cho nông hộ nuôi không quá 10 heo nái; Hỗ trợ mỗi hộ không quá 5 triệu đồng để cải tạo môi trường chăn nuôi bằng công trình khí sinh học hoặc đệm lót sinh học.

- Thủ tục hỗ trợ: Theo Quyết định số 50/2014/QĐ-TTg ngày 04 tháng 9 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ nâng cao hiệu quả chăn nuôi nông hộ giai đoạn 2015-2020 và Thông tư số 09/2015/TT-BNNPTNT, ngày 03/3/2015 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Hướng dẫn thực hiện Điểm a Khoản 1 Điều 6 của Quyết định số 50/2014/QĐ-TTg và Thông tư số 205/2015/TT-BTC ngày 23/12/2015 của Bộ Tài chính quy định về cơ chế tài chính thực hiện Quyết định số 50/2014/QĐ-TTg ngày 04 tháng 9 năm 2014 của Thủ tướng chính phủ về chính sách hỗ trợ nâng cao hiệu quả chăn nuôi nông hộ giai đoạn 2015-2020.

d) Chính sách khuyến nông hỗ trợ Đề án

- Nội dung hỗ trợ: Từng hạng mục được hỗ trợ tại Phụ lục 7. Những hạng mục hỗ trợ chưa được quy định trong Quyết định số 52/2015/QĐ-UBND ngày 09/10/2015 Ban hành quy định tạm thời định mức kỹ thuật sử dụng trong các chương trình, dự án khuyến nông trên địa bàn tỉnh Tây Ninh và Quyết định số 53/2015/QĐ-UBND ngày 09/10/2015 Ban hành quy định nội dung chi, mức hỗ trợ cho các hoạt động Khuyến nông thường xuyên trên địa bàn tỉnh Tây Ninh thì áp dụng theo mức hỗ trợ 30% theo Thông tư liên tịch số 183/2010/TTLT-BTC-BNN.

- Thủ tục hỗ trợ: Theo quy định tại Thông tư liên tịch số 183/2010/TTLT-BTC- BNN, ngày 15/11/2010 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Bộ Tài chính,

Hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước cấp đối với hoạt động khuyến nông.

đ) Chính sách vay tín dụng theo Quyết định số 61/2013/QĐ-UBND

- Đối tượng được vay: Quy định tại Tiết b. Khoản 3, Điều 1 của Quyết định số 61/2013/QĐ-UBND.

- Thủ tục: Theo quy định tại Chương II, Nghị định số 138/2007/NĐ-CP ngày 28/8/2007 của Chính phủ về Về tổ chức và hoạt động của Quỹ đầu tư phát triển địa phương.

e) Quản lý thực hiện quy hoạch

- Phát triển chăn nuôi và giết mổ đúng theo quy hoạch đã được phê duyệt;

- Rà soát điều chỉnh bổ sung kịp thời Quy hoạch phát triển chăn nuôi, giết mổ, chế biến và tiêu thụ sản phẩm gia súc, gia cầm tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2011-2020.

g) Một số công tác chính sách khác

- Trong quá trình thực hiện Đề án, có những chính sách mới cần ban hành, Sở Nông nghiệp và PTNT chủ trì tham mưu UBND tỉnh phương án giải quyết.

- Rà soát thủ tục hành chính liên quan đến người chăn nuôi để có biện pháp cải cách hành chính, tạo điều kiện thông thoáng cho các nhà chăn nuôi yên tâm đầu tư, phát triển chăn nuôi.

- Thực hiện chủ trương xã hội hóa công tác giống, sử dụng chính sách đòn bẩy khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư vào lĩnh vực sản xuất, cung ứng giống vật nuôi chất lượng cao. Đảm bảo các thành phần kinh tế đều công bằng trước pháp luật và hưởng các chính sách ưu đãi đầu tư.

2. Về nguồn lực để thực hiện Đề án

a) Về nhân lực:

- Phát huy năng lực sáng tạo của đội ngũ công chức, viên chức nắm bắt khoa học và công nghệ trong lĩnh vực giống, thức ăn chăn nuôi, trong đó đặc biệt quan tâm giống heo, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng đàn heo của tỉnh. Đồng thời có giải pháp bảo vệ môi trường, tái sử dụng nguồn Nitrogen trong chất thải gia súc, góp phần cân bằng sinh thái, bảo vệ môi trường.

- Thuê chuyên gia có trình độ chuyên môn chuyên sâu giải quyết những vấn đề cụ thể của các nhà chăn nuôi đang vướng mắc. Đó là việc sử dụng có hiệu quả các sản phẩm và phụ phẩm nông nghiệp để chế biến thức ăn cho heo. Ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý giống để từng bước nâng cao phẩm chất giống đàn heo của tỉnh.

b) Về huy động đầu tư:

- Chính sách thu hút đầu tư vào nông nghiệp theo Nghị định 210/2013/NĐ-CP là được ưu tiên thuê đất công và hỗ trợ đầu tư không quá 3 tỷ đồng/dự án đầu tư, áp dụng như là đòn bẩy kinh tế thu đầu tư vào các lĩnh vực;

- Triển khai hoạt động hỗ trợ để xúc tiến và mở rộng liên kết, tổ chức cho cán bộ cơ sở nắm bắt nhu cầu và thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm heo giống, thịt heo, thức ăn chăn nuôi;

- Khuyến khích các hộ chăn nuôi đầu tư phát triển lên quy mô trang trại, theo chính sách hỗ trợ tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn theo Nghị định

55/2015/NĐ-CP.

3. Khoa học kỹ thuật

a) Công tác giống

- Ưu tiên phát triển chăn nuôi heo giống cụ kỵ, đàn giống cấp ông bà, đàn giống cấp bố mẹ. Đồng thời triển khai công tác quản lý các trại được hỗ trợ đầu tư phải thực hiện tuyển chọn theo đúng tỷ lệ quy định tại Quyết định số 675/QĐ-BNN-CN ngày 04/4/2014 của Bộ Nông nghiệp và PTNT Phê duyệt các chỉ tiêu định mức kinh tế kỹ thuật cho các đàn vật nuôi giống gốc.

- Sản phẩm giống của trại heo giống cấp ông bà phải đăng ký hợp quy và chỉ định gồm các giống thuần trong danh mục Bộ Nông nghiệp và PTNT quy định.

- Sản phẩm giống của trại heo giống cấp bố mẹ cung ứng tinh giống trong chương trình hỗ trợ và bán cho trại heo thương phẩm phải đăng ký hợp quy, đồng thời chỉ định sản phẩm gồm các giống như sau: Đối với heo nái chỉ được sản xuất và lưu thông heo lai 2 máu YL (Yorkshire, Landrace) hoặc LY; Đối với heo đực giống và tinh heo thuần gồm các loại: Duroc, Pietrain; Heo đực lai: PD (Pietrain, Duroc), PD25, PD50, PD75, hoặc thuần Duroc, thuần Pietrain. Để khi phối hợp các heo nái và tinh hoặc heo đực này sẽ cho ra tổ hợp lai 3 hoặc 4 máu;

- Khuyến khích ứng dụng các phần mềm quản lý giống heo. b) Thức ăn dinh dưỡng và xử lý môi trường

- Cán bộ kỹ thuật của đơn vị chủ trì phối hợp chuyên gia tư vấn đánh giá hiện trạng (điều tra) áp dụng khoa học kỹ thuật từng trại, nông hộ để đưa ra giải pháp kỹ thuật thích hợp, đồng thời nâng cao hiệu quả kinh tế và đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cho heo từng giai đoạn; Xây dựng kế hoạch cải tạo môi trường, thực hành chăn nuôi tốt;

- Khuyến khích sử dụng phần mềm tổ hợp khẩu phần thức ăn cho heo cho những trại có điều kiện áp dụng.

c) Xử lý chất thải

- Thu gom, sử dụng tốt cả 2 loại chất thải rắn và lỏng. Chất thải lỏng được dẫn đến bể xử lý, sản xuất biogas; Chất thải rắn phân được xử lý tại chỗ qua đệm lót sinh học, sau đó gom về xưởng chế biến, tiếp tục xử lý bằng nấm Trichoderma (Tri-cô-đẹc-ma), đóng bao và tiêu thụ; Chất thải là rắn là xác heo con, nhau thai đem luộc tiệt trùng làm thức ăn cho động vật hoang dã như kỳ đà, cá sấu …; chất thải rắn là vỏ chai thuốc, vaccine xử lý theo quy định.

d) Quản lý chất lượng sản phẩm

- Hợp đồng với đơn vị tư vấn để xây dựng và triển khai thực nghiệm hoàn chỉnh quy trình nuôi đảm bảo tiêu chuẩn VietGAHP; Đồng thời đào tạo hệ thống tư vấn của tỉnh để hỗ trợ người chăn nuôi sau khi Đề án kết thúc hoạt động.

- Hợp đồng với đơn vị chứng nhận để đánh giá và chứng nhận những trang trại, nông hộ đạt yêu cầu cấp chứng nhận thực hành chăn nuôi tốt VietGAHP;

4. Hợp tác, liên kết

- Xây dựng mối liên kết trong công tác giống: Trại heo giống cấp bố mẹ để sản xuất ra sản phẩm giống cung ứng cho các trại nuôi thương phẩm. Trại heo giống cấp bố mẹ ký kết hợp đồng với các trang trại có nhu cầu thay đàn nái và nọc để được đáp ứng kịp thời; Trại heo giống cấp bố mẹ mở đại lý tiêu thụ sản phẩm giống để tiếp nhận nhu

cầu đặt hàng và cung ứng tinh heo giống cho khách hàng;

- Các trang trại, nông hộ chăn nuôi heo ký hợp đồng với doanh nghiệp sản xuất thức ăn cho heo nhằm giảm chi phí thức ăn và đảm bảo chất lượng thức ăn. Khuyến khích ký kết hợp đồng và phát triển trồng cây nguyên liệu thức ăn gia súc giữa nông dân trồng với các cơ sở chăn nuôi hoặc nhà máy chế biến thức ăn gia súc;

- Các trại, hộ tham gia mô hình phải liên kết cùng xây dựng mô hình trình diễn (ký chung 1 hợp đồng), liên kết xây dựng kho chứa nguyên liệu, máy chế biến và thu mua nguyên liệu… Trình tự thực hiện: Chọn nông hộ tham gia; Tuyên truyền chính sách được hưởng: Hỗ trợ máy, thiết bị, nguyên liệu, kỹ thuật phối trộn, sử dụng phần mềm… Bầu người lãnh đạo nhóm (có đủ vốn đối ứng, có kinh nghiệm, khả năng tiếp nhận tiến bộ kỹ thuật…); Thỏa thuận mức đóng góp để mua, lắt đặt máy, kho dự trữ… và thời gian khấu hao (phương thức khấu hao…); Thỏa thuận phương thức liên kết thu mua (chi phí thu mua, vận chuyển, hao hụt, giá…), chi phí gia công…

- Hợp tác cùng xây dựng thương hiệu, ký kết tiêu thụ heo thành phẩm của các trại thành viên.

5. Tăng cường quản lý nhà nước về chăn nuôi heo

a) Quản lý quy hoạch phát triển chăn nuôi heo

- Thực hiện theo Quyết định số 1867/QĐ-UBND ngày 28/9/2012 của Chủ tịch UBND tỉnh Tây Ninh về việc ban hành Quy hoạch phát triển chăn nuôi, giết mổ, chế biến và tiêu thụ sản phẩm gia súc, gia cầm tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2012-2020;

- Kịp thời tham mưu điều chỉnh quy hoạch đảm bảo phát triển chăn nuôi của tỉnh phát triển bền vững và đúng trình tự thủ tục quy định.

b) Tăng cường quản lý về giống, thức ăn, vệ sinh thú y và an toàn dịch bệnh

- Kiểm tra bình tuyển, chọn lựa heo giống tại các trại giống theo định mức kỹ thuật do Bộ Nông nghiệp và PTNT quy định tại Quyết định số 675/QĐ-BNN-CN ngày 04/4/2014 của Bộ Nông nghiệp và PTNT phê duyệt các chỉ tiêu định mức kinh tế kỹ thuật cho các đàn vật nuôi giống gốc;

- Định kỳ tiến hành giám định, bình tuyển loại thải các con heo giống không đạt

Một phần của tài liệu Phát triển chăn nuôi heo trên địa bàn tỉnh Tây Ninh nâng cao hiệu quả kinh tế theo hướng VietGAHP đến năm 2020 (Trang 25 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(46 trang)
w