- Văn học chữ Nôm
2. Đặc trưng văn hóa giai đoạn từ năm 1858 đến
- Có hai đặc trưng văn hóa lớn:
+ Tiếp xúc cưỡng bức và giao thoa Văn hóa Việt – Pháp + Giao lưu Văn hóa tự nhiên với Văn hóa Đông – Tây
- Tính chất nền Văn hóa có sự thay đổi cơ bản. Trong tầng lớp Sĩ phu cs ba đường lối ứng xử khác nhau.
- Quá trình tiếp xúc, giao lưu xoạy quanh tính Cổ truyền – Giao thoa – Đổi mới.
a. Hệ tư tưởng
- Nền tảng cơ bản của hệ tư tưởng vẫn là xóm làng của người nông dân lúa nước. - Hệ tư tưởng của Nho giáo tỏ ra lạc hậu trước thời đại.
- Xuất hiện trào lưu dân chủ Tư sản. Với Duy Tân Hội có tư tưởng quân chủ; Với Việt Nam Quang phục hội có tư tưởng Dân chủ. Mục tiêu giành lại độc lập dân tộc. - Phong trào Đông Kinh nghĩa thục đã có cách tân trong tư tưởng đối với văn hóa, được gọi là các nhà Nho: Canh Tân, yêu nước, yêu dân
- Xuất hiện tư tưởng Tam dân của Tôn Trung Sơn
- Nguyễn Ái Quốc đã truyền bá vào Đông dương hệ tư tưởng Mác – Lê nin. Sự ra đời các tổ chức Cộng sản đã chỉ ra con đường đúng đắn giành độc lập và chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.
b. Văn hóa vật chất
- Người Pháp phát triển: Công nghiệp, đô thị, giao thông…Mục đích.
- Kiến trúc đô thị theo kiểu phương Tây được đưa vào Việt Nam. Nhưng đã được Việt Nam hóa.
- Giao thông rất phát triển và đa dạng
c. Báo chí ra đời và phát triển
- Xuất hiện trước hết ở Sài Gòn với hàng chục tờ báo bằng cả tiếng Pháp, Hán và chữ Quốc ngữ.
- Ba đô thị: Hà Nội, Huế, Sài Gòn đều phát hành báo bằng chữ quốc ngữ, nhìn ở phương diện ngôn ngữ văn tự và lịch sử báo chí thì đều là bước đột biến
d. Bước chuyển mình của văn học
- Văn học phát triển rực rỡ ở thế kỷ XVIII và nửa đầu thế kỷ XIX, nửa sau thế kỷ XIX hướng vào cuộc kháng chiến chống Pháp.
- Văn học giai đoạn này đã có bước phát triển nhanh chóng cả về mội dung và hình thức: Ký sự, tiểu thuyết bằng chữ Quốc ngữ
- Văn xuôi bằng chữ Quốc ngữ có sự tiến bộ vượt bậc.
- Phong trào thơ mới góp phần khẳng định sự chuyển mình của văn học Việt Nam theo hướng hiện đại.
- Sự xuất hiện của hệ tư tưởng Mác xít trong đời sống Văn hóa đã dẫn tới sự xuất hiện của bộ phận các tác giả Cách mạng
- Đảng cộng sản Đông Dương đưa ra “ Đề cương về cách mạng Văn hóa Việt Nam” càng thúc đẩy dòng văn học cách mạng Việt Nam. Các sáng tác của Chủ tịch Hồ Chí Minh là một tiếng nói tiêu biểu.
- Thời kỳ này, văn hóa Việt Nam có bước chuyển mình từ phạm trù văn học trung đại sang phạm trù văn học hiện đại
Câu 9: Trình bày đặc trưng văn hóa Việt Nam từ năm 1945 đến nay. Tại sao Đảng và nhà nước ta phải triển khai thực hiện xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc.