Kết quả kháng sinh đồ của vi khuẩn Aeromonas spp ở Cần Thơ

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: NGHIÊN CỨU SỰ KHÁNG THUỐC CỦA NHÓM VI KHUẨN Aeromonas spp, Vibrio spp TRONG MÔI TRƯỜNG AO NUÔI CÁ TRA (Pangasianodon hypophthalmus) THÂM CANH Ở CẦN THƠ VÀ VÙNG NƯỚC LỢ TỈNH TRÀ VINH VÀ BẾN TRE docx (Trang 30 - 32)

Năm 2007 tổng diện tích nuôi cá tra ở thành phố Cần Thơ là: 1.569,9 ha. Nơi đây được xem là cái noi của nghề nuôi cá tra thâm canh. Với nhiều năm kinh nghiệm Cần Thơđã rất thành công trong lĩnh vực này và thu được sản lượng rất cao. Song vấn đề đáng lo ngại là hầu hết các hộ nuôi cá tra không có ao lắng sử lý nước thải, không có diện tích chứa bùn khi sên vét ao nuôi. Nước thải, bùn trong ao nuôi thải trực tiếp ra sông rạch. Bên cạnh đó việc quản lý dịch bệnh và sử dụng thuốc hoá chất còn lỏng lẻo. Nên hiện tượng phát sinh nhiều vi khuẩn kháng thuốc và đa kháng thuốc là điều không thể tránh khỏi.

Nhìn chung, Cần Thơ có vi khuẩn kháng thuốc cao hơn so với tỉnh Trà Vinh và Bến Tre, trong đó đối với từng loại thuốc SXT, TE, SM vi khuẩn kháng thuốc là 3/9 chủng, 2/9 chủng kháng với DO. Riêng đối với kháng sinh SM thì Cần Thơ có 3/9 chủng kháng, bằng với tỉnh Trà Vinh và thấp hơn tỉnh Bến Tre (5/8 chủng). Bên cạnh đó, vi khuẩn có tính nhạy với kháng sinh cũng chiếm số lượng thấp: 5/9 chủng nhạy với TE, 4/9 chủng nhạy với DO, hai số

lượng này thấp hơn khá nhiều so với tỉnh Trà Vinh, Bến Tre. Song, Cần Thơ

lại có 5/9 chủng nhạy với thuốc SXT, cao hơn ở Bến tre (4/8 chủng) và cũng thấp hơn nhiều so với tỉnh Trà Vinh (8/9 chủng). Bên cạnh đó, Cần Thơ có vi khuẩn trung bình nhạy với từng loại thuốc kháng sinh ở mức khá cao: SM là 5/9 chủng, DO là 3/9 chủng, các thuốc kháng sinh còn lại 1/9 chủng. d AM TE SM CHL SXT DO

8 1 0 5 1 3 4 3 2 5 1 3 1 5 3 0 1 2 3 4 5 6 7 8 S ố c h ủ n g v i k h u ẩ n CHL SXT DO TE SM Tên thuốc S I R

Hình 4.3: Biểu đồđặc tính kháng thuốc của vi khuẩn Aeromonas spp tại Cần Thơ; R (kháng), I (trung bình nhạy), S (nhạy).

Ngoài ra, số vi khuẩn đa kháng thuốc cũng ở mức cao hơn hai tỉnh còn lại. Trong 9 chủng Aeromonas spp khảo sát đã có 3 chủng đa kháng thuốc (xem bảng 4.1).

Bảng 4.1 : Tính đa kháng thuốc vi khuẩn Aeromonas spp ở Cần Thơ

Kết quả này hoàn toàn phù hợp vì theo kết quả điều tra của Nguyễn Chính (2005) 100% người nuôi được hỏi đều có sử dụng kháng sinh trong các giai đoạn nuôi khác nhau. Qua bảng 4.1 ta cũng nhận thấy vi khuẩn

Aeromonasở Cần Thơ kháng cao với SXT song đây là dạng kháng sinh phối hợp được nhiều người nuôi dùng trị bệnh cho cá trong hiện nay.

Qua đó có thể suy luận, mặc dù hệ vi khuẩn Aeromonas spp nghiên cứu tồn tại trong môi trường nước và bùn nhưng cũng chịu sự tác động rất nhiều thuốc kháng sinh cũng như hệ vi khuẩn đang tồn tại trong cơ thể vật chủ. Theo

Đỗ Thị Hoà (2004) bệnh do nhóm vi khuẩn Aeromonas spp đã gây thiệt hại không kém nghiêm trọng trong nghề nuôi thuỷ sản nước ngọt ở Việt Nam nói riêng và trên thế giới nó chung. Bệnh nhiễm trùng máu (bệnh xuất huyết, đốm

đỏ…) do nhóm vi khuẩn này gây ra và thường gặp ở các động vật thuỷ sản nước ngọt. Theo Từ Thanh Dung và ctv (2005) A. hydrophila là tác nhanh gây bệnh đốm đỏ trên cá tra, basa và có thể sử dụng OXT, DO để trị bệnh này, trong khi đó kết quả nghiên cứu chỉ có 4/9 chủng Aeromonas spp nhạy với DO

Các loại thuốc Số lượng

SXT, DO, TE, SM 1

SXT, DO, TE 1

và 5/9 chủng nhạy với DO. Sự khác biệt này có thể do DO, TE đã được người nuôi sử dụng trong thời gian dài nên đã tạo nên nhiều dòng vi khuẩn kháng thuốc.

Ngoài ra, với kết quả nghiên cứu của Phuong et al., (2005) với 123 chủng vi khuẩn phân lập từ môi trường ao nuôi tại ĐBSCL, hầu hết những chủng này kháng với chloramphenicol (30ug) và tetracyclin (30µg) tỉ lệ

111/123, trimethoprim/sulfadiazine (25µg) (109/123), tỉ lệ kháng này cao hơn nhiều so với kết quả nghiên cứu Aeromonas spp tại Cần Thơ có vi khuẩn kháng TE, SXT có cùng tỉ lệ 3/9 chủng và không kháng với CHL. Bên cạnh

đó, nghiên cứu của (Sarter et al., 2006) kết luận trong số 92 chủng vi khuẩn phân lập từ 3 ao nuôi cá tra khác nhau đã có 17,8% kháng với AM-OTC-SXT- NA, 15,1% kháng với OTC-SXT-NA, 13,7% kháng với AM-C-FT-SXT-NA, 9,6% kháng với AM-FT-OTC, 8,2% kháng với AM-C-FT-OTC-SXT-NA.

Qua đó ta thấy, hiện tượng kháng, đa kháng thuốc của vi khuẩn ở các vùng nuôi cá tra nói riêng, vùng tham gia nuôi trồng thuỷ sản nói chung đang ngày càng gia tăng, đang là mối quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu, là nổi lo của người dân.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: NGHIÊN CỨU SỰ KHÁNG THUỐC CỦA NHÓM VI KHUẨN Aeromonas spp, Vibrio spp TRONG MÔI TRƯỜNG AO NUÔI CÁ TRA (Pangasianodon hypophthalmus) THÂM CANH Ở CẦN THƠ VÀ VÙNG NƯỚC LỢ TỈNH TRÀ VINH VÀ BẾN TRE docx (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(48 trang)