1.2.1. Một số đặc điểm lý hóa của paracetamol, ibuprofen và cafein
Bảng 1.1. Một số tính chất lý hóa của paracetamol, ibuprofen và cafein
PAR.ACETAMOL IBUPROFEN CAFEIN TLTK
Công thức C8H9NO2 (M = 151,16) C13H18O2(M = 206,3) C8H10N4O2 (M = 194,19) [3] Tên khoa học N-(4-hydroxyphenyl) acetamide; p-hydroxyacetanilid hay 4-hydroxyacetanilid. Α-methyl-4-(2- methylpropyl)benzene-acetic acid
hay p-isobutyl hydratropic acid
3,7 – Dihydro – 1,3,7 – trimethyl- 1H-purine-2,6- dione hay 1,3,7-trimethylxanthine; [3] Tính chất
- Bột kết tinh trắng, không mùi, vị đắng nhẹ.
- Hơi tan trong nước, tan trong methanol, và dung dịch kiềm.
- Bột kết tinh màu trắng hay tinh thể không màu.
- Không tan trong nước, tan vô hạn trong dicloromethan.
- Tinh thể trắng, mịn hay bột kết tinh trắng
- Hơi tan trong nước, dễ tan trong nước sôi, chloroform
1.2.2. Một số phương pháp định lượng paracetamol, ibuprofen và cafein trong hỗn hợp ba thành phần. trong hỗn hợp ba thành phần.
Bảng 1.2. Một số phương pháp định lượng paracetamol, ibuprofen và cafein trong hỗn hợp ba thành phần. STT Phương pháp Thành phần Nguyên tắc TLTK 1 HPLC Paracetamol, cafein, phenolbarbital
Pha động : Methanol : đệm Kali dihydrophosphat (45:55), pH 4,5 Cột: C18150 x 4,6 mm, 5 µm Detector: 216 nm Tốc độ dòng: 1,0 ml/phút Thể tích tiêm: 20 µl [10] 2 Paracetamol, riboflavin, clorpheniramin Pha động : Methanol : đệm Phosphat (35:65), pH 4,5 Cột: C18 250 x 4,6 mm, 5 µm Detector: 216 nm Tốc độ dòng: 1,0 ml/phút Thể tích tiêm: 20 µl [4] 3 Paracetamol, dextromethophan, loratadin
Pha động : Acetonitril : đệm Kali dihydrophosphat, pH 2,8 Cột: C18 150 x 4,6 mm, 5 µm Detector: 216 nm Tốc độ dòng: 1,4 ml/phút Thể tích tiêm: 20 µl [8]
4 Paracetamol, Butalbital, cafein
Pha động: 800 mg KH2PO4 trong 1100 ml H2O, thêm MeOH vừa đủ 2000 ml Cột: C18 250 x 4 mm, 5 µm Detector: 216 nm Tốc độ dòng: 2 ml/phút Thể tích tiêm: 20 µl/phút [53] 5 Quang phổ Paracetamol, cafein, propylphenazon PĐH bậc 4 tại 263,2 nm (PAR), 230,0 nm (CAF), và 256,6 nm (propylphenazon) trong H2SO4 0,1N. Khoảng nồng độ tuyến tính: Paracetamol : 5– 25 mg/mL, propylphenazon: 5 – 25 mg/mL, cafein: 1,0 - 5,0 mg/mL. [48]
CHƯƠNG 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. ĐỐI TƯỢNG - NGUYÊN LIỆU VÀ THIẾT BỊ 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu
1) Viên nén Glotasic của công ty cổ phần dược phẩm GLOMED: - SĐK: VD – 6230 – 08.
- Số lô: 1307006
2) Viên nang Bidi – ipalvic của công ty cổ phần dược phẩm BIDIPHAR 1: - SĐK: VD – 16501 – 12.
- Số lô: 0312
3) Viên nang Ibu – acetalvic của công ty cổ phần dược phẩm trung ương VIDIPHA:
- SĐK: VD – 13515 – 10. - Số lô: 900175
Ba biệt dược có công thức cho 1 viên như sau:
Glotasic Bidi - ipalvic Ibu – acetalvic
Paracetamol 325 mg 300 mg 300 mg
Ibuprofen 200 mg 200 mg 200 mg
Cafein 25 mg 20 mg 20 mg
2.1.2. Nguyên liệu và thiết bị
- Nguyên liệu: + Chất chuẩn:
Paracetamol (PA): hàm lượng: 99,5%. Ibuprofen (IB): hàm lượng: 100,1% Cafein (CA): hàm lượng: 99,9%
+ Dung môi: Nước cất 2 lần, đệm phosphat pH 7,2 - Thiết bị:
+ Máy quang phổ hai chùm tia UNICAM UV30 (ThermoSpectronic) được kết nối với máy tính (chạy hệ điều hành Window XP) với phần mềm chuyên dụng Vision 32. Chế độ đo: Start Lamda: 200 nm – Stop Lamda: 325 nm; Data Mode: Absorbance; Band width: 1,5 nm; Scan Speed: Intelliscan nm/min; Data Interval: Very High Res
+ Phần mềm Matlab 2009
+ Phần mềm Microsoft EXCEL với Add – in XLSTAT + Cuvet thạch anh bề dày 1 cm
+ Máy lọc chân không: “Vacuubrand GMBH + CO KG” + Máy đo pH “EUTECH INSTRUMENTS pH 510” + Máy lọc nước: “Maxima Ultra pure water (ELga)” + Máy siêu âm: “Ultrasonic LC 60H”
+ Cân phân tích “Sartorius”
+ Các dụng cụ khác: bình định mức (10; 25; 100 mL), pipet chính xác (1; 2; 4; 5; 10; 20 mL), pipet tự động 1000L, cốc có mỏ, đũa thủy tinh, ống đong, phễu lọc, giấy lọc băng xanh.
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1. Xây dựng phương pháp định lượng đồng thời PA, IB và CA bằng các phương pháp biến đổi đạo hàm, wavelet phổ tỷ đối và phân tích đa các phương pháp biến đổi đạo hàm, wavelet phổ tỷ đối và phân tích đa biến.
* Các phương pháp biến đổi phổ tỷ đối
- Chọn khoảng nồng độ có sự phụ thuộc tuyến tính với các giá trị đạo hàm, wavelet phổ tỷ đối.
- Chọn bước sóng định lượng thích hợp.
* Phương pháp phân tích đa biến
- Chọn giá trị trung tâm của ma trận nồng độ X
- Chọn khoảng nồng độ để xây dựng ma trận nồng độ X
- Chọn bước sóng định lượng thích hợp
- Kiểm tra độ lặp lại và độ đúng của phương pháp
2.2.2. Ứng dụng các phương pháp quang phổ, wavelet phổ tỷ đối và phân tích đa biến định lượng đồng thời PA, IB và CA trong các chế phẩm tích đa biến định lượng đồng thời PA, IB và CA trong các chế phẩm
Tiến hành định lượng đồng thời PA, IB và CA trong cùng một mẫu bằng các phương pháp biến đổi phổ tỷ đối và phân tích đa biến phổ hấp thụ.
2.2.3. Xử lý kết quả thực nghiệm
Sự phụ thuộc tuyến tính của nồng độ với các giá trị độ hấp thụ, đạo hàm và wavelet được thiết lập bằng phương pháp bình phương tối thiểu với hệ số xác định của đường chuẩn (R2) 0,990. So sánh độ lặp của các phương pháp bằng kiểm định Bartlett và so sánh các giá trị trung bình bằng phân tích phương sai (ANOVA) với độ tin cậy 95%.
Giá trị trung bình:
Độ lệch chuẩn: SD =
Phương sai: S2 =
Độ lệch chuẩn tương đối: RSD = 100
X S ) 1 ( ) ( 1 2 n X X n i i 1 ) ( 1 2 n X X n i i n X X n i i 1
CHƯƠNG 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. CHUẨN BỊ DUNG MÔI
Dung dịch đệm photphat pH 7,2 được pha theo Dược điển Việt Nam IV như sau: Hòa trộn 250 mL dung dịch kali dihydrophotphat 0,2 M với 175 mL dung dịch natri hydroxyd 0,2 M và thêm nước vừa đủ 1000 mL.
3.2. CHUẨN BỊ MẪU NGHIÊN CỨU
* Các dung dịch chuẩn một chất và hỗn hợp: - Dung dịch chuẩn PA:
+ Cân chính xác khoảng 0,0500 g PA chuẩn, pha với dung dịch đệm photphat pH 7,2 vừa đủ trong bình định mức 100 mL được dung dịch gốc PA khoảng 500 mg/L.
+ Từ dung dịch gốc này, pha thành dãy chuẩn có nồng độ lần lượt là: 20; 24; 28; 32,5; 36; 40 mg/L.
- Dung dịch chuẩn IB:
+ Cân chính xác khoảng 0,0500 g IB chuẩn, pha với dung dịch đệm photphat pH 7,2 vừa đủ trong bình định mức 100 mL được dung dịch gốc IB khoảng 500 mg/L.
+ Từ dung dịch gốc này, pha thành dãy chuẩn có nồng độ lần lượt là: 12; 16; 20; 24; 28; 32 mg/L.
- Dung dịch chuẩn CA:
+ Cân chính xác khoảng 0,0200 g CA chuẩn, pha với dung dịch đệm photphat pH 7,2 vừa đủ trong bình định mức 100 mL được dung dịch gốc CA khoảng 200 mg/L.
+ Từ dung dịch gốc này, pha thành dãy chuẩn có nồng độ lần lượt là: 1; 1,5; 2; 2,5; 3; 3,5 mg/L.
- Dung dịch chuẩn hỗn hợp PA, IB và CA: Các dung dịch chuẩn hỗn hợp được pha từ các dung dịch gốc của các chất đã nêu.
* Các dung dịch thử:
Với mỗi chế phẩm: Cân 20 viên thuốc bằng cân phân tích, tính khối lượng trung bình viên, nghiền mịn. Cân chính xác một lượng bột thuốc tương ứng với khoảng 325 (hoặc 300) mg PA, 200 mg IB và 25 (hoặc 20) mg CA, cho vào bình định mức 100 mL, thêm khoảng 50 – 60 mL dung dịch đệm photphat pH 7,2 sau đó lắc, siêu âm trong 15 phút và thêm dung dịch đệm photphat pH 7,2 tới vạch định mức. Lọc, loại bỏ 20 – 30 mL dịch lọc đầu. Lấy 10 mL dịch lọc, cho vào bình định mức 100 mL, thêm dung dịch đệm photphat pH 7,2 vừa đủ, được dung dịch có nồng độ khoảng PA 32,5 (hoặc 30) mg/L, IB 20 mg/L và CA 2,5 (hoặc 2) mg/L, lắc đều.
3.3. XÂY DỰNG CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐỊNH LƯỢNG 3.3.1 Xác định khoảng cộng tính ánh sáng. 3.3.1 Xác định khoảng cộng tính ánh sáng.
Hình 3.1a và 3.1b biểu diễn phổ hấp thụ của các dung dịch chuẩn một chất PA 32,5 (hoặc 30) mg/L, IB 20 mg/L và CA 2,5 (hoặc 2) mg/L, và phổ hấp thụ của hỗn hợp chuẩn ba chất có nồng độ tương ứng PA 32,5 (hoặc 30) mg/L + IB 20mg/L + CA 2 (hoặc 2,5) mg/L cho thấy PA, IB và CA có tính cộng tính ánh sáng trong khoảng bước sóng 215 – 290 nm.
Hình 3.1a. Phổ hấp thụ của PA 32,5 mg/L, IB 20 mg/L,CA 2,5 mg/ L, phổ cộng, phổ hỗn hợp và phổ chế phẩm Glotasic với hàm lượng PA, IB, CA
tương ứng. -1 0 1 2 3 4 5 6 200 220 240 260 280 Độ hấp thụ Bước sóng nm Phổ hỗn hợp Phổ cộng PA 32,5 IBU 20 CA 2,5 Glotasic
Hình 3.1b. Phổ hấp thụ của PA 30 mg/L, IB 20 mg/L, CA 2 mg/ L, phổ cộng, phổ hỗn hợp và phổ chế phẩm Bidi – Ipalvic với hàm lượng PA, IB, CA tương
ứng
3.3.2. Chọn bước sóng định lượng
3.3.2.1. Phương pháp đạo hàm, wavelet phổ tỷ đối
Thực hiện các phép biến đổi đạo hàm, wavelet phổ tỷ đối giao nhau tại điểm không, số chia kép và số chia liên tiếp để xác định bước sóng định lượng PA, IB và CA trong hỗn hợp ba thành phần (bảng 3.4 và bảng 3.5).
a. Phương pháp đạo hàm, wavelet phổ tỷ đối giao nhau tại điểm không
Định lượng PA
+ Đạo hàm phổ tỷ đối giao nhau tại điểm không
- Với số chia là phổ hấp thụ của dung dịch chuẩn CA 2 mg/L:
-1 0 1 2 3 4 5 6 200 220 240 260 280 Độ hấp thụ Bước sóng nm Phổ hỗn hợp Phổ cộng PA 30 IBU 20 CA 2 Bidi-Ipalvic
Lấy phổ hấp thụ của dung dịch chuẩn PA và IB có nồng độ thay đổi (PA 20 – 40 mg/L và IB 12 – 32 mg/L) chia cho phổ hấp thụ của CA 2 mg/L được PTĐ. Bằng cách chia tương tự ta thu được PTĐ của các chế phẩm Glotasic, Bidi – Ipalvic và Ibu – Acetalvic.
+ Làm trơn các phổ tỷ đối trên bằng chức năng smooth (Order: 3; No of coefficients: 125), sau đó lấy đạo hàm bậc nhất (Order: 3; No of coefficients: 125), làm trơn được ĐHPTĐ (hình 3.2).
Hình 3.2. Đạo hàm phổ tỷ đối của dãy dung dịch chuẩn PA 20 – 40 mg/L, IB 12 – 32 mg/L, chế phẩm Bidi – Ipalvic với số chia CA 2 mg/L.
Đạo hàm bậc nhất PTĐ của dãy dung dịch chuẩn IB 12 – 32 mg/L với số chia CA 2 mg/L có giá trị bằng 0 tại bước sóng 225,2 nm (Hình 3.2). Do đó, có thể sử dụng bước sóng 225,2 nm để định lượng PA.
-300 0 300 210 220 230 240 250 260 270 280 Đạo hàm Bước sóng nm PA 20 – 40 mg/L IBU 12 – 32 mg/L Bidi – Ipalvic 225,2 nm
+) Wavelet phổ tỷ đối giao nhau tại điểm không.
Bằng cách biến đổi tương tự, thay phép biến đổi đạo hàm bằng phép biến đổi wavelet (hàm haar, hệ số a = 256) được wavelet PTĐ của dãy PA (20 – 40 mg/L) và IB (12 – 32 mg/L) với số chia là dung dịch chuẩn CA 2 mg/L.
Hình 3.3. Wavelet phổ tỷ đối của dãy dung dịch chuẩn PA 20 – 40 mg/L, IB 12 – 32 mg/L và chế phẩm Bidi – Ipalvic với số chia CA 2 mg/L.
Trên phổ đồ này, tại bước sóng 224,8 nm wavelet PTĐ của dãy IB có giá trị bằng 0 (hình 3.3). Tại bước sóng này giá trị wavelet PTĐ hỗn hợp ba thành phần chỉ còn phụ thuộc vào giá trị của PA, do vậy có thể định lượng PA tại bước sóng này.
Định lượng IB và CA
+ Đạo hàm phổ tỷ đối giao nhau tại điểm không
- Với số chia là phổ hấp thụ của dung dịch chuẩn PA 32,5 mg/L:
-400 0 400 197 237 277 Haar Bước sóng nm PA 20 – 40 mg/L IB 12 – 32 mg/L Bidi – Ipalvic 224.8 nm
Lấy phổ hấp thụ của dung dịch chuẩn IB và CA có nồng độ thay đổi (IB 12 – 32 mg/L và CA 1 – 3,5 mg/L) chia cho phổ hấp thụ của PA 32,5 mg/L được PTĐ. Bằng cách chia tương tự ta thu được PTĐ của các chế phẩm Glotasic, Bidi – Ipalvic và Ibu – Acetalvic.
+ Làm trơn các PTĐ trên bằng chức năng smooth (Order: 3; No of coefficients: 125), sau đó lấy đạo hàm bậc nhất (Order: 3; No of coefficients: 125), làm trơn được ĐHPTĐ (hình 3.4).
Hình 3.4. Đạo hàm phổ tỷ đối của dãy dung dịch chuẩn IB 12 – 32 mg/L, CA 1 – 3,5 mg/L và chế phẩm Bidi -Ipalvic với số chia PA 32,5mg/L.
Đạo hàm bậc nhất PTĐ của dãy dung dịch chuẩn CA 1 – 3,5 mg/L với số chia PA 32,5 mg/L có giá trị bằng 0 tại bước sóng 212,8 nm. Do đó, có thể sử dụng bước sóng 212,8 nm để định lượng IB.
-6 0 6 200 240 280 Đạo hàm Bước sóng nm IBU 12 - 32 mg/L CA 1 - 3,5 mg/L Bidi - Ipalvic 270,7 nm 212,8 nm
Đạo hàm bậc nhất PTĐ của dãy dung dịch chuẩn IB 12 – 32 mg/L với số chia PA 32,5 mg/L có giá trị bằng 0 tại bước sóng 270,7 nm. Do đó, có thể sử dụng bước sóng 270,7 nm để định lượng CA.
+) Wavelet phổ tỷ đối giao nhau tại điểm không
Bằng cách biến đổi tương tự, thay phép biến đổi đạo hàm bằng phép biến đổi wavelet (hàm haar, hệ số a = 256) được wavelet PTĐ của dãy IB (12 – 32 mg/L) và CA (1 – 3,5 mg/L) với số chia là dung dịch chuẩn PA 32,5 mg/L.
Hình 3.5. Wavelet phổ tỷ đối của dãy dung dịch chuẩn IB 12 – 32 mg/L, CA 1 – 3,5 mg/L và chế phẩm Bidi – Ipalvic với số chia PA 32,5 mg/L.
Wavelet PTĐ của dãy dung dịch chuẩn CA 1 – 3,5 mg/L với số chia PA 32,5 mg/L có giá trị bằng 0 tại bước sóng 209,3 nm. Do đó, có thể sử dụng bước sóng 209,3 nm để định lượng IB.
-8 0 8 197 222 247 272 h aar Bước sóng nm IBU 12-32 mg/L CA 1 -3,5 mg/L Bidi-Ipalvic 209,3 nm 270,5 nm
Wavelet PTĐ của dãy dung dịch chuẩn IB 12 – 32 mg/L với số chia PA 32,5 mg/L có giá trị bằng 0 tại bước sóng 270,5 nm. Do đó, có thể sử dụng bước sóng 270,5 nm để định lượng CA.
b. Phương pháp đạo hàm, wavelet phổ tỷ đối số chia kép
Định lượng PA:
+) Đạo hàm phổ tỷ đối số chia kép
Với số chia là phổ hấp thụ của dung dịch chuẩn hỗn hợp (IB 20 mg/L + CA 2 mg/L):
+ Lấy phổ hấp thụ của dãy dung dịch chuẩn hỗn hợp (PA 20 – 40 mg/L + IB 20 mg/L + CA 2 mg/L), dung dịch chuẩn PA 32,5 mg/L và chế phẩm chia cho phổ hấp thụ của dung dịch chuẩn hỗn hợp (IB 20 mg/L + CA 2 mg/L) được PTĐ.
+ Làm trơn các PTĐ trên bằng chức năng smooth (Order: 3; No of coefficients: 125), sau đó lấy đạo hàm bậc nhất (Order: 3; No of coefficients: 125) được ĐHPTĐ (hình 3.6).
Hình 3.6. Đạo hàm phổ tỷ đối của dãy dung dịch chuẩn hỗn hợp (IB 20 mg/L, PA 20 – 40 mg/L, CA 2 mg/L), PA 32,5 mg/L và chế phẩm Bidi –
Ipalvic với số chia là hỗn hợp (IB 20 mg/L + CA 2 mg/L).
Chồng phổ đạo hàm tỷ đối của dung dịch chuẩn PA 32,5 mg/L với phổ đạo hàm tỷ đối của dung dịch chuẩn hỗn hợp (PA 32,5 mg/L + IB 20 mg/L + CA 2 mg/L), xác định được vùng chồng phổ trong khoảng 220 – 270 nm. Qua khảo sát, định lượng PA được lựa chọn tại bước sóng 238,8 nm (cho tín hiệu lớn nhất, ít sai số nhất).
+) Wavelet phổ tỷ đối số chia kép
Bằng cách biến đổi tương tự, thay phép biến đổi đạo hàm bằng phép biến đổi wavelet (hàm haar, hệ số a = 256) được wavelet PTĐ của dung dịch chuẩn PA 32,5 mg/L và của dung dịch chuẩn hỗn hợp (PA 32,5 mg/L + IB 20 mg/L + CA 2 mg/L) với số chia IB 20 mg/L + CA 2 mg/L, xác định được vùng chồng phổ trong khoảng 220 – 280 nm. -200 100