Chương III PHÂN XƯỞNG CHIẾT – HOÀN THIỆN SẢN PHẨM

Một phần của tài liệu Thiết kế mặt bằng phân xưởng chính nhà máy bia - có bản vẽ autocad (Trang 32 - 36)

PHẨM

1. Chiết rót bia:

Đây là công đoạn đòi hỏi nhiều lao động nhất trong tất cả các công đoạn sản xuất bia. Đồng thời đây là một bước quan trọng gắng liền với quá trình phân phối sản phẩm đến tay người tiêu dùng.

Trước khi chiết cần kiểm tra lại hàm lượng CO2 trong bia thành phẩm đã đạt yêu cầu chưa, nếu chưa đủ ta cần cung cấp thêm bằng phương pháp nhân tạo, việc này được tiến hành sau khi lọc.

Nguyên tắc chiết rót bia:

Khác với những sản phẩm dạng nước trong thành phần của bia có nhiều hợp chất hữu cơ và vô cơ hoàn toàn khác nhau trong đó có nhiều hợp chất keo, đặc biệt là khí CO2

tồn tại ở dạng liên kết không chặt chẽ. Do vậy các mối liên kết cân bằng trong bia phải được giữ ổn định nếu không sẽ gây tràn bia và tổn thất CO2. Bia không bao giờ được chiết rót bằng áp suất bão hòa CO2 mà phải chiết theo nguyên tắc đẳng áp. Nguyên tắc chiết rót bia đẳng áp với hệ thống tuần hoàn kín sẽ giảm tối thiểu tổn thất CO2 và giảm sự xâm nhập của O2 vào trong bia, nhờ vậy giữ được ổn định trong bia tốt hơn.

Có 2 cách chiết rót:

- Chiết rót bia vào thùng bốc

- Chiết rót bia vào chai thủy tinh.

Trong quá trình chiết có thể xảy ra một số hiện tượng:

- Sự oxy hóa

- Sự nhiễm tạp vi sinh vật.

2. Quy trình công nghệ quá trình chiết rót hoàn thiện:

GVHD:NGUYỄN HỮU QUYỀN Trang 32

Bàn soi chai rổng Máy rửa chai

Máy rửa két Bộ phận lập két rổng

Máy hút chai rổng Xe nâng hạ pallete rổng Bốc két rổng lên băng chuyền

3. Thuyết minh quy trình:

Chai dơ được đưa vào máy rửa chai để làm sạch chai, lọai bỏ cặn bẩn đồng thời tháo nhãn cổ và nhãn thân của chai. Sau đó chai sạch đi theo hệ thống băng tải đến máy chiết bia vào chai và đóng nắp chai. Chai tiếp tục qua hệ thống thanh trùng để loại bỏ men, vi sinh vật lạ không cần thiết cho quá trình lưu trữ chai. Chai qua hệ thống này phải đạt tiêu chuẩn nhiệt độ, thời gian để đảm bảo được độ PU mong muốn. Cuối cùng, chai qua máy dán nhãn, in date.

Két dơ được đưa qua bộ phân rửa két xong chuyển qua đóng két rồi được mang lưu kho

Trên mỗi máy và trên các băng tải, người ta bố trí thêm các Cảm biến (nhận biết) nhằm phát hiện sự cố để bảo vệ máy, giúp an toàn khi vận hành.

4. Thiết bị:

4.1 Máy rửa chai: Thông số:

- Số vỉ : 226 vỉ mang chai, 245 vỉ thực tế. ( 1 vỉ = 26 hộc)

- Thông số :nhiệt độ 80÷ 83 0C, công suất 15 000 chai/h

- Chu kỳ : 30÷40 phút tùy theo tốc độ của máy

Các hóa chất sử dụng :

- Soude 32%, pha loãng thành soude 2%

- Stabilon ACP: làm bóng chai,trợ rửa

- Polix XT: chất chống tạo váng, chống đóng cấu cặn máy (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- foamnox: chống tạo bột.

Trước tiên, chai theo băng chuyền vào bồn ngâm sơ bộ, nước ở ngăn này bơm nuớc thường và nước ở ngăn 4, 5, 6 chảy tràn xuống. Sau đó, chai theo băng chuyền được dốc ngược để loại bớt nước tránh làm loãng soude, đưa qua bồn soude chính (nồng độ 2-2.5%). Chai đi qua bồn chứa soude nhằm mục đích là tan keo, tan vỏ nhôm (là hỗn hợp của Al2O3 và Al).

Al2O3 + 2NaOH → 2NaAlO2 + H2O 2Al + 6H2O → 2Al(OH)3 (HAlO2.H2O) + 3H2O

HAlO2.H2O + NaOH → NaAlO2 + 2H2O

Chai tiếp tục qua bộ phận phun soude tia nhỏ, lưu lượng cao để loại bỏ vỏ nhãn, vỏ nhãn được cuốn ra ngoài qua cửa thải rác. Chai được dốc ngược và được phun soude vào bên trong chai (soude được lấy từ ngăn chứa soude). Chai tiếp tục qua bết xả nhãn chai, nhãn thải ra ngoài. Chai tiếp tục qua ngăn kế tiếp, nước được phun trong và ngòai chai, 3 ngăn nước được thông với nhau theo cơ cấu chảy tràn. Sau cùng, chai được tráng lại bằng 2 vòi phun nước sạch lấy từ nguồn cấp, có nhiệt độ bằng nhiệt độ môi trường.

Chai tiếp tục theo cơ cấu băng tải ra ngoài qua máy chiết.

- Kiểm tra: Chai được kiểm tra đã sạch soude hay chưa bằng thuốc thử phenolphtalein 1h/1 lần

- Yêu cầu: Giấy dán nhãn là giấy đặc biệt, không tan trong nước, soude, không bay màu (tránh nhiễm bẩn soude).

- Công dụng của máy: Vệ sinh chai. 4.2 Máy chiết:

Thông số:

- Công suất 15000 chai/h, Pchiết =2, 5 ÷ 3 bar , To

bia <80C

- Lưu lượng CO2 30kg/h , PCO2 ≥ 5÷ 6 bar (cấp)

Họat động:

- Chai được hệ thống băng tải, sao tải đưa vào máy.

- Một phần tư vòng chiết đầu, chai được hút chân không 2 lần để loại bỏ khí tạp, bơm CO2 cân bằng áp, chiết bia vào.

- Cho tiếp CO2 vào để cân áp (van 2 đóng kín).

- Chiết bia:

 Van 1 mở nhỏ để cho CO2 vào.

 Van 2 mở để cho bia chạy dọc chai, tránh tạo sự xáo trộn CO2 (tạo bọt).  Vì áp suất CO2 = áp suất bia nên lượng bia không thể vượt quá mức vòi bơm

CO2.

 Sau khi chiết xong, các van sẽ đóng lại thực hiện điều áp: một lượng nhỏ CO2 qua van điều áp thóat ra ngoài. Điều áp để tạo Pchai = P môi trường.

 Cuối cùng, đuổi khí tạp bằng cách bắn tia nước 80oC làm trào bọt bia ra ngòai tạo điều kiện cho khí tạp thóat ra. Và sau đó chai được đóng nắp.  Máy chiết cho chai có dung tích 450ml.

Mực bia trong chai được giới hạn bằng ống thông áp (vòi chiết) tùy theo dung tích chai cần chiết mà chiều dài vòi chiết sẽ tương ứng (vòi chiết càng dài thì mực bia càng thấp và ngược lại)

Chai tiếp tục theo băng tải qua máy thanh trùng. 4.3 Máy thanh trùng:

Thông số:

Ngăn 1, 10: 29-31oC ; Ngăn 2, 9: 39-42oC; Ngăn 3, 8: 49-52oC; Ngăn 4: 62oC Ngăn 5: 62 0C

Ngăn 6: 62 oC Ngăn 7: 62 oC

- Chai sau khi được chiết bia và đóng nắp sẽ được đưa vào máy thanh trùng để loại bỏ men, vi sinh vật lạ (nếu có) và tạo mùi vị đặc trưng cho bia.

- Vào máy thanh trùng, chai bia sẽ qua 10 lần tưới phun lên bề mặt chai để đạt được tiêu chuẩn PU về chất lượng. Có 10 lần tưới phun: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

 Bồn 1, 2, 3: gia nhiệt  Bồn 4, 5, 6, 7: giữ nhiệt  Bồn8 , 9, 10 : hạ nhiệt

 Bồn 1, 10 phun đối lưu với nhau: ngăn 1 lấy nước nóng từ bồn 10 phun để gia nhiệt, ngăn 10 lấy nước lạnh từ bồn 1 phun để hạ nhiệt.

 Tương tự cho bồn 2, 9; 3, 8.

 Bồn 4, 5, 6, 7 họat động độc lập nhau, và độc lập với 1, 2, 3, 8, 9, 10.  Bồn 1, 2, 3, 8, 9, 10 gia nhiệt qua bồn trung gian.

 Bồn 4, 5, 6, 7 gia nhiệt 1, 2, 3, 8, 9, 10 xả nước chung.

 Bồn 4, 5, 6, 7 có thể xả độc lập hoặc mở van để xả chung với 1, 2, 3, 8, 9, 10

4.4 Máy dán nhãn:

Thông số: năng suất 16.500 chai /h

Trước tiên, chai được hệ thống băng tải, vít tải đưa vào sao tải chai vào. Chai tiếp tục được đưa vào ụ trung tâm.

- Pallet lấy keo (đi qua trục lăn keo), lấy nhãn từ các khay cấp, mút giữ nhãn.

- Chai đã được định vị ở ụ trung tâm bởi các ty đế, đi qua ụ nhãn lấy nhãn.

- Trên ụ trung tâm đựợc bố trí hệ thống chổi quét để quét nhãn ôm sát vào thân chai theo yêu cầu. Sau đó, chai được sao tải ra ngoài và được in date, xếp vào két.

4.5 Quá trình kiểm soát chai:

- Kiểm tra chai sau máy rửa: loại bỏ những chai rỗng không đạt tiêu chuẩn như: chai bị mẻ, nứt, chai lạ, chai dơ, chai bẩn…

- Kiểm tra chai sau thanh trùng: nhằm loại bỏ những chai bia không đạt yêu cầu như: chai bia bị xì nắp, chai bia lủng, chai có cặn, vật lạ…

- Kiểm tra chai sau máy in date: nhằm loại bỏ những chai bia thành phẩm không đạt yêu cầu như: về dán nhãn (ngược, không nhãn…), về mã số sản phẩm (hạn sử dụng, ngày sản xuất): bị lem, mất hàng, không mã số.

Một phần của tài liệu Thiết kế mặt bằng phân xưởng chính nhà máy bia - có bản vẽ autocad (Trang 32 - 36)