Kén bổ quân ngũ, đắp thành xây luỹ, mở phố chợ, khách

Một phần của tài liệu ĐÔ THỊ ĐÀNG TRONG DƯỚI THỜI CÁC CHÚA NGUYỄN pptx (Trang 62 - 67)

. Phố Thanh Hà phần lớn nằm trong tay Hoa thương nên gọi là" Đạ

kén bổ quân ngũ, đắp thành xây luỹ, mở phố chợ, khách

xây luỹ, mở phố chợ, khách buôn các nước đều họp đông. Lại với những người văn học, mở Chiêu anh các, ngày ngày cùng nhau giảng bàn và xướng hoạ, có 10 bài vịnh Hà Tiên”.

Mạc Cửu đến đất Hà Tiên đã chiêu dân từ

Cà Mau, Rạch Giá, Hà Tiên, Phú Quốc... để lập làng dựng phố, buôn bán làm ăn. Từ

năm 1708, khi Hà Tiên trở thành lãnh thổ của chúa Nguyễn ở Đàng Trong và dòng họ Mạc được chúa Nguyễn trao cho con cháu kế thế giữ chức Tổng trấn, Hà Tiên nhanh chóng trở thành một đô thị lớn ở đất

phương Nam.

Hà Tiên trở thành vùng đô thị trọng điểm

của khu vực với sự phát triển văn học, hình thành một nền văn hóa đô thị đặc sắc.

• Trước đây các bộ sách giáo khoa lịch sử

các cấp học đều phê phán chúa Nguyễn, chúa Trịnh do tham vọng cầm quyền đã gây ra họa chia cắt đất nước và nội chiến; điều đó đúng nhưng chưa đủ. Cuộc chiến tranh Trịnh- Nguyễn cũng là một trong những động lực tự cường, tự vệ để các chúa Nguyễn không ngừng mở đất về

phương Nam, phát triển kinh tế, xây dựng đô thị, mở cửa giao lưu với nhiều nước

Đô thị Đàng Trong ra đời là hệ quả của

chính sách tiến bộ của các chúa Nguyễn đón nhận đúng thời cơ thương mại quốc tế và di dân đô thị đang phát triển. Tầm nhìn đó đã vượt xa các nguyên thủ phương Đông cùng thời lấy làng xã làm nền tảng, nông dân làm chỗ dựa, nông nghiệp làm trọng tâm và cấm vận là chủ yếu. Sự ra đời và phát triển đô

thị Đàng Trong dưới thời các chúa Nguyễn là một hiện tượng lịch sử đáng được ghi

nhận để tìm ra nguyên nhân và đặc điểm của nó.

• Đàng Trong là nơi giàu về tài nguyên thiên nhiên, có

nhiều tiềm năng kinh tế, có nhiều sông ngòi và nhiều cảng biển thuận tiện cho việc lập cảng và ghe thuyền cập bến. Các chúa Nguyễn đã tận dụng mọi khả

năng lao động trong nhân dân kể cả chính sách ưu ái với nguồn lao động và đầu tư của người nước ngoài để phát triển kinh tế và đô thị. Các đô thị đều dựa trên cảng sông để phát triển đã tạo ra một thế hệ phố cảng rất đặc sắc nhưng chủ yếu dựa vào thiên nhiên của thời tiền công nhiệp. Khi cảng sông, cửa biển có biến đổi thì phố cũng thay đổi theo và cuối cùng bị suy tàn. Chỉ còn lại Hội An và Hà Tiên là duy trì

được sức sống của một dạng đô thị có dáng dấp thời trung đại cần được trân trọng bảo tồn và phát huy giá trị lịch sử trong tương lai.

Một phần của tài liệu ĐÔ THỊ ĐÀNG TRONG DƯỚI THỜI CÁC CHÚA NGUYỄN pptx (Trang 62 - 67)

Tải bản đầy đủ (PPT)

(67 trang)