. Phố Thanh Hà phần lớn nằm trong tay Hoa thương nên gọi là" Đạ
Phổ cổ Bao Vinh
3. Nước Mặn
• Tên gọi này xuất phát từ chữ của
Cristoforo Borri vào năm 1618: “Vị tổng trấn liền ra lệnh xây dựng cho chúng tôi một cái nhà rất tiện nghi ở thành phố (ville) Nehorman”.
• “ Chúng tôi lại leo lên lưng voi và lên
đường với một đoàn tùy tùng đông
đảo để đi đến thành phố Nước Mặn”.
• Các Giáo sĩ Bozomi, Pina, Augustin...
(7-1618) cũng kể:” Quan trấn thủ cho các thừa sai một ngôi nhà bằng gỗ rộng rãi ở phố Nước Mặn. Ông dùng voi đưa các linh mục đến nhà mới, từ đó các
linh mục có cơ sở hoạt động và được dân chúng kính nể. Cũng năm đó,
thánh đường được dựng sẵn ở phố
Nước Mặn và ráp trong vòng một ngày trước sự bỡ ngỡ và thán phục của các nhà truyền giáo”.
• Vào giữa thế kỷ XVIII, Pierre Poivre
viết: “Tại tỉnh Quy Nhơn có một thương cảng khác gọi là Nước Mặn là một cảng tốt, an toàn được thương nhân lui tới
nhiều nhưng kém hơn Faifo”.
• Nhưng vào thế kỷ sau không thấy sử
sách còn ghi về phố cảng Nước Mặn. Sách Đại Nam nhất thống chí bản soạn thời Tự Đức không ghi chép về phố
Nước Mặn, cũng không có tên trong danh mục 63 chợ lớn nhỏ trong tỉnh Bình Định.
• Cho đến tháng 4 năm 1986, trong
đợt khảo sát về đô thị cổ ở các tỉnh miền Trung, chúng tôi mới phát
hiện dấu tích của phố cảng Nước Mặn và thông báo kết quả tại Ủy ban Nhân dân tỉnh Nghĩa Bình
(Quy Nhơn-1986) và trong hội nghị thông báo Khảo cổ học năm 1991
• Từ tấm bia bằng gỗ chúng tôi phát
hiện ở đền Quan Thánh lập năm
1837( thành phố Quy Nhơn) có ghi tên một người họ Nguyễn ở phố
Nước Mặn cúng tiền để xây dựng ngôi đền này, chúng tôi mới lần tìm đến xã Phước Quang, huyện Tuy Phước. Đến đây mới biết còn lưu truyền chiếc cầu ngói và khu
chợ mang tên Nước Mặn.
Chúng tôi phát hiện ra dấu tích của phố. Tìm thấy dấu tích đền Quan Thánh (chùa Ông).Thiên Hậu cung (chùa Bà), đây là di tích quan trọng nhất của phố Nước Mặn còn lại.
Chúng tôi tìm thấy một chiếc đỉnh lư bằng hợp kim, niên hiệu Gia
Khánh (1797). Về phía đông- bắc của chợ là khu mộ cổ.