KHOẢN NỢ PHẢI THU

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kế toán các khoản nợ phải thu tại công ty TNHH tân hưng phương (Trang 59 - 67)

3.1.1 Cơ hội:

Vì mục tiêu cạnh tranh, thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm mà việc bán chịu được coi như một biện pháp cạnh tranh hiệu quả trong nền kinh tế. Việc phát sinh các khoản phải thu từ việc bán chịu đem lại những lợi thế tiêu thụ sản phẩm

Sự phát triển của khoa học công nghệ giúp tăng năng suất và cải tiến hiệu quả công tác quản trị tài chính nói chung và quản trị nợ phải thu nói riêng. Một số những lợi ích to lớn từ việc ứng dụng công nghệ thông tin vào quản trị nợ phải thu bao gồm:

− Việc áp dụng công nghệ thông tin giúp công ty có thể theo dõi, thu thập thông tin và đánh giá về một số lượng lớn khách hàng với chi phí thấp.

− Việc áp dụng các phương thức bán hàng mới, ví dụ phương thức thương mại điện tử thông qua internet, sẽ giúp công ty có thể mở rộng phạm vi bán hàng, rút ngắn quá trình giao dịch với khách hàng, thanh toán và thu tiền.

− Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong thẩm định tín dụng khách hàng, ví dụ, áp dụng một hệ thống chấm điểm tín dụng tự động, sẽ làm tăng tốc độ xử lý các đề nghị bán chịu và ra quyết định bán chịu một cách nhanh chóng.

3.1.2 Thách thức

Trong thời kỳ đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm, tăng doanh thu để mở rộng thị phần, công ty thường chấp nhận nới lỏng các tiêu chuẩn tín dụng hơn nhằm thu hút khách hàng từ các đối thủ cạnh tranh. Công ty thường phải cho

nợ với kỳ hạn dài hơn so với các công ty lớn trong cùng ngành nhằm cạnh tranh với những công ty có tiềm lực tài chính lớn.

- Ảnh hưởng của rủi ro bán chịu : Chính sách bán chịu không chỉ liên quan đến tăng hoặc giảm khoản phải thu mà còn liên quan đến khả năng thu hồi khoản phải thu. Khoản phải thu phát sinh nếu không có sự quản lý và kiểm soát chặt chẽ có thể dẫn đến hậu quả là tổn thất do nợ không thể thu hồi tăng lên và kỳ thu tiền bình quân cũng tăng lên. Kỳ thu tiền bình quân tăng làm cho chi phí cơ hội đầu tư khoản phải thu tăng.

3.1.3 Định hướng

Việc thống nhất quán triệt nguyên tắc hạch toán và lập báo cáo các khoản phải thu là điều tối cần thiết đối với tất cả các công ty, đơn vị.Vì vậy những kế toán làm công tác này đều phải hiểu thấu nhiệm vụ của mình khi thực hiện hạch toán và luôn tự nhủ với chính mình cần quán triệt đầy đủ các nguyên tắc hạch toán kế toán mà chế độ đã quy định.

Để hạch toán các khoản phải thu của công ty TNHH Tân Hưng Phương một cách chính xác đòi hỏi kế toán phải nắm vững tình hình hoạt động kinh tế - tài chính của đơn vị mình; theo dõi và phản ánh kịp thời các khoản phát sinh của từng đối tượng phải thu. Căn cứ vào các hợp đồng, các chứng từ, cam kết thanh toán… để kế toán thực hiện phản ánh các khoản phải thu trong kỳ kế toán. Việc hạch toán cần quán triệt các nguyên tắc sau:

Thứ nhất là phải theo dõi chi tiết từng khoản nợ phải thu theo từng đối tượng, thường xuyên tiến hành đối chiếu, kiểm tra, đôn đốc việc thanh toán được kịp thời.

Thứ hai là phải kiểm tra, đối chiếu theo định kỳ hoặc cuối mỗi niên độ từng khoản phải thu phát sinh, số đã thu, số còn phải thu, đặc biệt là đối với

công nợ phải tiến hành đối chiếu các khoản phải thu với từng đối tượng để tránh sự nhầm lẫn, đồng thời, kịp thời phát hiện những sai sót để sửa chữa. Mặt khác, đó cũng là việc làm cần thiết để lập được bộ chứng từ thanh toán công nợ hoàn chỉnh.

Thứ ba là đối với các khoản công nợ có gốc ngoại tệ cần phải theo dõi cả về nguyên tệ và quy đối theo đồng tiền Việt Nam. Cuối mỗi kỳ đều phải điều chỉnh số dư theo tỷ giá hối đoái thực tế.

Thứ tư là phải chi tiết theo cả chỉ tiêu giá trị và hiện vật đối với các khoản nợ bằng vàng, bạc, đã quý. Cuối kỳ, phải điều chỉnh số dư theo giá thực tế.

Thứ năm là phải phân loại các khoản nợ phải thu theo thời gian thanh toán cũng như theo từng đối tượng để có biện pháp thu hồi.

Thứ sáu là phải căn cứ vào số dư chi tiết bên Nợ (hoặc bên Có) của các tài khoản phải thu để lấy số liệu ghi vào các chỉ tiêu trên bẳng cân đối kế toán mà tuyệt đối không được bù trừ số dư giữa hai bên Nợ, Có với nhau.

Đó là những nguyên tắc rất khoa học mà người làm công tác kế toán cần phải quán triệt khi quản lý và hạch toán các khoản phải thu. Bởi lẽ tổng số dư chi tiết các khoản phải thu là số liệu phản ánh tổng số tiền mà đơn vị còn phải thu của khách hàng tính đến thời điểm lập báo cáo.

3.2. Một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác kế toán các khoản nợ phải thu

 Xây dựng chính sách tín dụng thương mại phù hợp.

 Thường xuyên kiểm soát nợ phải thu

Để thực hiện kiểm soát nợ phải thu đòi hỏi phải thực hiện nhiều biện pháp khác nhau. Có bốn biện pháp chủ yếu thường được sử dụng để kiểm soát nợ phải thu:

hàng, định kỳ hàng tuần hoặc hàng tháng phải lập báo cáo công nợ để kịp thời có biện pháp thu hồi nợ.

- Thường xuyên kiểm soát để nắm vững tình hình nợ phải thu và tình hình thu hồi nợ. Cần thường xuyên xem xét đánh giá tình hình nợ phải thu, dự đoán nợ phải thu từ khách hàng theo công thức sau :

Npt = Dn x Kpt Trong đó

Npt : nợ phải thu dự kiến trong năm

Dn : doanh thu bán hàng tính theo giá thanh toán bình quân một ngày trong năm. Kpt : kỳ thu tiền bình quân trong năm.

- Để tránh tình trạng mở rộng việc bán chịu quá mức, cần xác định giới hạn bán chịu qua hệ số nợ phải thu. Công thức xác định như sau : (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hệ số nợ phải thu =

- Thường xuyên theo dõi và phân tích cơ cấu nợ phải thu theo thời gian. Xác định trọng tâm quản lý nợ phải thu để có biện pháp quản lý chặt chẽ.

 Áp dụng các biện pháp thích hợp để thu hồi nợ và bảo toàn vốn

Công ty cần áp dụng các biện pháp thích hợp để thu hồi nợ và bảo toàn vốn. Các biện pháp cần được áp dụng là:

- Chuẩn bị sẵn sàng các chứng từ cần thiết đối với các khoản nợ sắp đến kỳ hạn thanh toán. Thực hiện kịp thời các thủ tục thanh toán. Nhắc nhở, đôn đốc khách hàng thanh toán các khoản nợ đến hạn.

- Thực hiện các biện pháp kịp thời thu hồi các khoản nợ đến hạn, ví dụ : Nhắc nhở bằng công văn, sử dụng các dịch vụ thu nợ chuyên nghiệp hoặc thậm chí cần đến sự can thiệp của tòa án trong trường hợp cần thiết.

pháp thu hồi thích hợp. Có thể chia nợ quá hạn thành các giai đoạn để có biện pháp thu hồi phù hợp.

- Trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi theo quy định của chế độ kế toán để chủ động bảo toàn vốn lưu động.

 Xây dựng một đội ngũ chuyên viên tài chính và chuyên viên của phòng kinh doanh: có đủ năng lực và trình độ, đáp ứng yêu cầu công tác quản trị nợ phải thu. Điều này đòi hỏi công ty phải xây dựng được một hệ thống các quy chế, quy trình kiểm soát trong quản trị nợ phải thu, hướng dẫn, đào tạo và đào tạo lại nghiệp vụ về quản trị nợ phải thu cho các nhân viên của công ty

Sử dụng dịch vụ dịch vụ bao thanh toán (bán nợ )

Bao thanh toán (factoring) là một nghiệp vụ theo đó những doanh nghiệp thường xuyên bán chịu hàng hóa sẽ bán lại những khoản phải thu cho một ngân hàng hoặc một công ty dịch vụ chuyên nghiệp chuyên làm nghiệp vụ thu hồi nợ để nhận ngay lại một khoản tiền mặt…

KẾT LUẬN

Công ty TNHH Tân Hưng Phương được thành lập và đi vào hoạt động năm 2002.Công ty đang ngày càng phát triển và có vị trí đứng vững trên thị trường, công ty ngày càng có thêm nhiều bạn hàng mới, sản xuất được mở rộng, doanh thu cũng như lợi nhuận ngày càng nâng cao, thu nhập của người lao động ngày càng được cải thiện…. Để có được những kết quả đó phải nói đến sự đóng góp không nhỏ của công tác kế toán, nhờ có các thông tin kế toán nhanh chóng, kịp thời, chính xác mà nhà quản lý có thể đưa ra được những biện pháp phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty. Trong đó đặc biệt phải kể đến công tác kế toán các khoản nợ phải thu.

Nhìn chung công tác kế toán các khoản nợ phải thu phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh của công ty, đáp ứng được các yêu cầu phục vụ cho công tác quản lý và tuân thủ những quy định của chế độ kế toán, tuy nhiên công tác này cũng còn nhiều mặt tồn tại và hạn chế cần phải điều chỉnh và sửa đổi để hoàn thiện hơn.

Chuyên đề với đề tài Kế toán các khoản nợ phải thu tại công ty THNH Tân Hưng Phương đã cho ta thấy những khái quát chung và thực trạng công tác kế toán các khoản nợ phải thu tại công ty TNHH Tân Hưng Phương qua đó đánh giá về những ưu điểm và những hạn chế tồn tại cần khắc phục. Trên cơ sở đó đưa ra một số giải pháp hoàn thiện công tác kế toán các khoản nợ phải thu của công ty.

Em xin được bày tỏ lòng cảm ơn chân thành tới cô giáo TS Đinh Thị Thủy đã tận tình hướng dẫn và ban lãnh đạo Công ty TNHH Tân Hưng Phương đặc biệt là sự giúp đỡ nhiệt tình của các cô chú, anh, chị phòng tài

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. PTS Đặng Thị Loan (chủ biên). - Giáo trình kế toán – Đại học kinh tế quốc dân

2.Giáo trình kế toán tài chính 1và 2 - Trường Đại Học Thương Mại biên soạn

3.Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ban hành ngày 20 tháng 03 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính.

4.Chuẩn mực kế toán Việt Nam

5. Tài liệu của Công ty TNHH Tân Hưng Phương do phòng kế toán công ty cung cấp.

6.Các chứng từ tại Công ty

Ý KIẾN NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ HỌC SINH ĐẾN THỰC TẬP

1. Về ý thức tổ chức kỷ luật của học sinh trong thời gian đến thực tập

……… ……… ……… ……… ……… ……… ………..

2. Về tính hợp lý của số liệu trong chuyên đề thực tập ……… ……… ……… ……… ……… Ngày ….tháng….năm 2012…. TM.DOANH NGHIỆP

Ý KIẾN NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……….………….

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kế toán các khoản nợ phải thu tại công ty TNHH tân hưng phương (Trang 59 - 67)