Dạng 3: XO2( CO2, SO 2) tác dụng với dung dịch kiềm Bài tập1:

Một phần của tài liệu MỘT SỐ DẠNG BÀI TẬP SỬ DỤNG PHƯƠNG TRÌNH ION RÚT GỌN (Trang 25 - 27)

Cho V lít khí CO2 (ở đktc) hấp thụ hoàn toàn vào 200 ml dung dịch hỗn hợp KOH 1M và Ba(OH)2 0,75M thu được 27,58 gam kết tủa. Giá trị lớn nhất của V

Đ/S: V= 4,704(l)

Bài tập2:

Dung dịch X chứa NaOH 0,2M và Ba(OH)2 0,1M. Hấp thụ 7,84 lít khí CO2 (đktc) vào 1 lít dung dịch X thì khối lượng kết tủa thu được là a(g). Tìm a?

Đ/S: a= 9,85(g)

Bài tập3:

Hấp thụ hoàn toàn 11,2 lít CO2 (đktc) vào 200 ml dung dịch hỗn hợp KOH aM và Ba(OH)2 1M thu được dung dịch X và 19,7 gam kết tủa. Giá trị của a?

Đ/S: a= 1M

Bài tập 4:

Hòa tan hoàn toàn 11,2 gam CaO vào nước thu được dung dịch A.

1.Nếu cho khí CO2 sục qua dung dịch A và sau khi kết thúc thí nghiệm thấy có 2,5 gam kết tủa. Tính thể tích khí CO2 (đktc) đã tham gia phản ứng.

2. Hòa tan hoàn toàn 28,1 gam hỗn hợp X gồm BaCO3 và MgCO3 (chiếm a% vềkhối lượng) trong dung dịch HCl dư thu được khí CO2. Hấp thụ khí CO2 bằng khối lượng) trong dung dịch HCl dư thu được khí CO2. Hấp thụ khí CO2 bằng dung dịch A.

a. Chứng minh rằng sau phản ứng thu được kết tủa.

b. Với giá trị nào của a thì lượng kết tủa thu được là cực đại? cực tiểu ? Tínhkhối lượng kết tủa đó. khối lượng kết tủa đó.

Đ/S: V= 0,56 (l) hoặc 8,4 (l) ; a = 29,89 % ; a= 100 % .

Bài tập 5:

Cho 17,4 gam hỗn hợp bột A gồm Al, Fe, Cu vào 400 ml dung dịch CuSO4 nồng độ 0,875M khuấy đều cho phản ứng xảy ra hoàn toàn . Sau phản ứng, thu được dung dịch X và kết tủa B gồm 2 kim loại có khối lượng là 31,6 gam. Cho B và dung dịch H2SO4 đặc nóng dư thì thu được 11,76 lit khí SO2 ( đo ở đktc)

a. Viết các phương trình phản ứng xảy ra

b.Tính khối lượng các kim loại trong 17,4 gam hỗn hợp A.

c. Tính thể tích dung dịch Y gồm Ba(OH)2 0,25M và NaOH 0,3 M cần cho vào khí SO2 để thu được kết tủa. khí SO2 để thu được kết tủa.

- Viết PTPU (Đối với các phản ứng xảy ra trong dung dịch yêu cầu viết ở dạng ion thu gọn).

- Tính khối lượng chất rắn thu được sau phản ứng.

Đ/S: mAl =5,4(g); mFe=5,6 (g); mCu =6,4(g); 0,65625 (l)< V < 1,3125(l) hoặc V 1,3125 (l)

Bài tập 6:

Hoà tan 1 mẫu hợp kim Ba – K có số mol bằng nhau vào H2O được dd X và 0,3 mol khí. Sục 0,025 mol CO2 vào X được m(g) kết tủa. Giá trị của m là.

Đ/S: 4,925(g)

Một phần của tài liệu MỘT SỐ DẠNG BÀI TẬP SỬ DỤNG PHƯƠNG TRÌNH ION RÚT GỌN (Trang 25 - 27)