Dạng 4: Kim loại với hỗn hợp axit (HNO3 ,H2SO 4) hoặc kim loại với hh có ion NO3 và ion H+

Một phần của tài liệu MỘT SỐ DẠNG BÀI TẬP SỬ DỤNG PHƯƠNG TRÌNH ION RÚT GỌN (Trang 27 - 28)

có ion NO3- và ion H+

Bài tập 1: (PP giải bài tập vô cơ – Đỗ Xuân Hưng )

Cho 0,045 mol Cu vào vào bình chứa 0,08 mol HNO3 ,thoát ra khí NO duy nhất.Thêm tiếp H2SO4 loãng dư vào bình, Cu tan hết thu thêm được V (l) khí NO duy nhất ở đktc . Tính V .

Đ/S: V= 224 ml

Bài tập 2 : (PP giải bài tập vô cơ – Đỗ Xuân Hưng )

Có 3,2 (g) Cu vào 120 ml dd hh chứa HNO31M và H2SO4 0,5 M thu được dd A và khí NO duy nhất ở đktc .

a. Tính thể tích khí thoát ra ở đktc .

b. Tính khối lượng muối khan sau khi cô cạn dd A .

Đ/S : V= 0,7466 (l) ; 8(g)< m muối < 9,4 (g)

Bài tập 3: Nhỏ từtừ 500 ml H2SO4 1M loãng dư vào bình chứa m (g) hỗn hợp gồm Fe3O4 và Cu với tỉ lệ số mol lần lượt là 1: 2. Khuấy đều thấy hỗn hợp tan dần và còn lại 3,84 (g) chất rắn. Cho tiếp dd chứa NaNO3 từ từ vào bình ( Sau phản ứng của H2SO4 với hh ). Khuấy đều cho đến khi khí ngừng thoát ra thu được V (l) NO ở đktc(sp khử duy nhất). Tính m và V ?

Đ/S: 21,6(g) ; 2,24 (l)

Bài tập 4: DD chứa hh A gồm: x mol Ag+ ; y mol H+ ; 0,18 mol NO3-. Cho 3,36 (g) bột sắt vào dd A, đun nóng đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn được 0,02 mol NO (sp khử duy nhất ) và dd B cùng m (g) chất rắn. Tính m.

Đ/S: 10,8 (g)

Bài tập 5: Cho a mol Cu kim loại tan hoàn toàn trong 120 ml dung dịch X gồm HNO3 1M và H2SO4 0,5M (loãng) thu được V lít khí NO (sp khử duy nhất ở đktc). Tính V và a ?

Đ/S: 1,344 (l) ; 0,09 mol

Bài tập 6: Hòa tan6,4 (g) Cu vào 120 ml dd hỗn hợp HNO31 M và H2SO40,5 M thu được dd A và V (l) khí NO duy nhất ở đktc . Tính thể tích khí thoát ra và khối lượng muối khan khi cô cạn dd A

Đ/S:VNO = 0,06 .22,4 = 1,344 (l)

Bài tập 7: Cho 6,4 gam Cu vào bình chứa 500 ml dung dịch HCl 1M, sau đó cho tiếp 17 gam NaNO3 thấy thoát ra V lít khí NO ở (đktc).Tính V.

Đ/S:VNO = 1,49 (l)

Bài tập 8: Hỗn hợp X gồm Fe và Cu cho tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng, dư thấy tạo 2,24 lít khí. Để oxihoá các chất sau phản ứng cần dùng một lượng vừa đủ 10,1 g KNO3. Phản ứng kết thúc thấy tạo V lít khí NO. Tính V và % khối lượng hỗn hợp X(thể tích các khí đều đo ở đktc).

Bài tập 9: Dung dịch A gồm 0,4 mol HCl và 0,05 mol Cu(NO3)2. Cho m gam bột Fe vào dung dịch khuấy đều cho đến khi phản ứng kết thúc thu được chất rắn X gồm hai kim loại, có khối lượng 0,8m gam. Tính m. Giả thiết sản phẩm khử NO3- duy nhất chỉ có NO.

Đ/S: m=40(g)

Một phần của tài liệu MỘT SỐ DẠNG BÀI TẬP SỬ DỤNG PHƯƠNG TRÌNH ION RÚT GỌN (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(30 trang)
w