Kinh nghiệm của Singapore

Một phần của tài liệu Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài theo quy định của pháp luật việt nam (Trang 31)

Người Singopore rất quan tâm tới việc thành lập các công ty, các tập đoàn kinh tế. Chính phủ nước này đã đưa rất nhiều biện pháp chính sách để kích thích sự tăng trưởng của các công ty tập đoàn, từ đó tăng cường cả đầu tư trong nước lẫn nước ngoài.

Chính phủ dùng mọi biện pháp khuyến khích, đổi mới công nghệ, ưu đãi thuế đối với các khoản chi trả cho hoạt động nghiên cứu - triển khai. Những công

Đề tài: Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài theo quy định của pháp luật Việt Nam

ty nào có chiến lược rõ ràng có tiềm năng phát triển thì Chính phủ có những ưu đãi về: Tư vấn quản lý, đổi mới công nghệ, thiết lập các mối quan hệ triển khai hệ thống cung ứng. Chính phủ đã chi trả tới 3 tỉ đô la Singapore(SGD) để phát triển hệ thống thống thông tin liên lạc để phục vụ lợi ích của các công ty trong và ngoài nước. Chính phủ rất tin tưởng để các công ty tự do kinh doanh, cạnh tranh với nhau hạn chế đến mức tối thiểu những kế hoạch kinh tế mang tính cưỡng bức, ép buộc. Chính phủ không những tiến hành các chỉ đạo vĩ mô đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của các công ty, tập đoàn mà còn cùng với các công ty, tập đoàn trong và ngoài nước đầu tư vào sản xuất kinh doanh. Đồng thời Chính phủ rất chú trọng đảm bảo các yêu cầu về cơ sở hạ tầng và các dịch vụ công cộng: Xây dựng đường sá, bến cảng, sân bay...tạo điều kiện cho sự ra đời của nhiều doanh nghiệp. Và cũng tạo điều kiện để các công ty xuyên quốc gia ra đời.

Ngoài ra Chính phủ Singapore còn chú ừọng đào tạo đội ngũ cán bộ, công nhân để cung ứng cho các tập đoàn. Singapore thông qua đầu tư để chiếm lĩnh thị trường. Nên Chính phủ tạo mọi điều kiện để các doanh nghiệp đầu tư ra nước ngoài. Để thực hiện mục tiêu đó Singapore đã áp dụng hàng loạt chính sách ưu đãi đối với các doanh nghiệp đàu tư ra nước ngoài như:

Ưu đãi về thuế: Chính phủ quyết định tất cả doanh nghiệp đầu tư ra nước ngoài mà có lợi nhuận và kể cả doanh nghiệp đầu tư vào các nước chưa có hiệp định bảo hộ đàu tư với Singapore đều được miễn thuế.

Ưu đãi tải chính: Chính phủ cung cấp một phần tài chính đầu tư ra nước ngoài, mặt khác giúp các công ty này phát hành cổ phiếu, trái phiếu trên thị trường để huy động vốn. Với các doanh nghiệp vừa và nhỏ còn được tài trợ một phần vốn thông qua Quỹ hỗ trợ đầu tư ra nước ngoài. Singapore đã và đang tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp các công ty của mình mở rộng đầu tư ra nước ngoài. Sự mở rộng hoạt động đầu tư ra nước ngoài đã mở ra khả năng đẩy mạnh quan hệ ngoại thương giữa Singapore với các nước thông qua các chi nhánh và các công ty con đặt tại các nước đó.

29Điều 2 Nghị định số 22/1999/NĐ-CP

Đề tài: Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài theo quy định của pháp luật Việt Nam

Chưong 2

QUY CHẾ PHÁP LÝ ĐIỀU CHỈNH HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ

2.1. Những nội dung cơ bản của pháp luật hiện hành về đầu tư trực tiếp ra nước ngoài

2.1.1. Chủ thể của hoạt động đầu tư ra nước ngoài

Theo Nghị định số 22/1999/NĐ-CP và Thông tư số 05/2001/TT-BKH ngày 30/8/2001 của Bộ KH-ĐT về hướng dẫn hoạt động đầu tư ra nước ngoài của doanh nghiệp Việt Nam thì chủ thể của hoạt động đầu tư ra nước ngoài chỉ là các doanh nghiệp Việt Nam. Cụ thể bao gồm:29

Một là: Doanh nghiệp được thành lập theo Luật Doanh nghiệp nhà nước;

Hai là: Họp tác xã được thành lập theo Luật Họp tác xã;

Ba là: Doanh nghiệp được thành lập theo Luật Công ty;

Bổn là: Doanh nghiệp được thành lập theo Luật Doanh nghiệp tư nhân;

Tại thời điểm Nghị định số 22/1999/NĐ-CP được ban hành, thì chính sách của Việt Nam là thu hút vốn đầu tư nước ngoài với hàng loạt chính sách ưu đãi, bên cạnh đó là sự tồn tại của quan điểm đem tiền ra nước ngoài làm đất nước bị hụt vốn, giảm đàu tư trong nước. Vì vậy quy định của pháp luật về đầu tư theo hướng thắt chặt và hạn chế đầu tư ra nước ngoài.

Việc chỉ cho phép các nhà đầu tư là doanh nghiệp Việt Nam (không bao gồm doanh nghiệp cỏ vốn đầu tư nước ngoài và các bên tham gia họp đồng họp tác kinh doanh) được tham gia đầu tư trực tiếp ra nước ngoài, không những đã hạn chế một số lượng lớn các nhà đầu tư muốn được đầu tư ra nước ngoài mà còn tạo ra sự phân biệt, đối xử không bình đẳng giữa các nhà đầu tư.

Để giải quyết bất cập này, Nghị định số 78/2006/NĐ-CP ra đời trên cơ sở kế thừa và phát huy những mặt tích cực cũng như khắc phục những hạn chế của hệ thống pháp luật hiện hành về đầu tư trực tiếp ra nước ngoài nhằm mở rộng quyền tự chủ, tự do kinh doanh, ghi nhận quyền được đầu tư ra nước ngoài cho tất cả các loại hình doanh nghiệp, không phân biệt sở hữu, nguồn gốc vốn, kể cả các cơ sở y tế, giáo dục, khoa học,văn hóa và các hộ kinh doanh, cá nhân Việt

30Điều 2 Nghị định số 78/2006/NĐ-CP

Đề tài: Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài theo quy định của pháp luật Việt Nam

tài sản hợp pháp từ Việt Nam ra nước ngoài để tiến hành hoạt động đàu tư. Ở đây phạm vi chủ thể đầu tư trực tiếp ra nước ngoài đã mở đươc mở rộng như sau:30

Một là: Công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, doanh nghiệp tư nhân được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh theo Luật doanh nghiệp;

Hai là: Doanh nghiệp được thành lập theo Luật doanh nghiệp nhà nước chưa đăng ký lại theo Luật Doanh nghiệp;

Ba là: Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được thành lập theo Luật Đầu tư nước ngoài chưa đăng ký lại theo Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư;

Bon là: Doanh nghiệp thuộc tố chức chính trị, tố chức chính t r ị - x ã hội chưa đăng ký lại theo Luật Doanh nghiệp;

Năm là: Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã được thành lập theo Luật Hợp tác xã;

Sáu là: Cơ sở y tế, giáo dục, khoa học,văn hóa, thể thao và các cơ sở dịch vụ khác có hoạt động đầu tư sinh lợi;

Bảy là: Hộ kinh doanh, cá nhân Việt Nam;

Quy định mới này đã củng cố niềm tin cho các nhà đầu tư, khơi dậy mọi tiềm năng kinh tế tạo điều kiện cho tất cả các chủ thể kinh doanh, tạo sự bình đẳng giữa các nhà đầu tư qua đó nâng cao hiệu quả đầu tư.

2.1.2. Hình thức đầu tư ra nước ngoài

Pháp luật về đầu tư của các nước thừa nhận một số hình thức đầu tư phổ biến sau:

Doanh nghiệp liên doanh: Doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài gọi tắt là doanh nghiệp liên doanh là hình thức được sử dụng rộng rãi nhất của đàu tư trực tiếp ra nước ngoài trên thế giới từ trước đến nay. Hình thức liên doanh này tạo ra một pháp nhân mới tại nước nhận đầu tư. Chủ đầu tư nước ngoài khi mới xâm nhập thị trường nước ngoài, thường chọn hình thức công ty liên doanh để chiếm lĩnh thị trường một cách nhanh nhất, với chi phí xây dựng thấp và đơn giản. Hình thức liên doanh cũng giúp nhà đầu tư tận dụng được hệ thống phân phối cỏ sẵn của đối tác nước sở tại, dễ dàng xây dựng các mối quan hệ đồng thời chia sẽ được chi phí và rủi ro trong đầu tư. Tuy nhiên, hình thức doanh nghiệp liên doanh cũng có sự bất lợi là có sự ràng buộc chặt chẽ trong một pháp nhân

31Cồng ty tư vấn Việt Luật, So sánh hình thức doanh nghiệp,

De tài: Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài theo quy định của pháp luật Việt Nam

chung giữa các bên hoàn toàn khác nhau không chỉ về ngôn ngữ mà còn về truyền thống, phong tục, tập quán, phong cách kinh doanh, do vậy có thể phát sinh những mâu thuẫn không dễ gì giải quyết31. Thông thường sau một thời gian hoạt động thì những doanh nghiệp này sẽ chuyển sang hình thức doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài.

Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài: Doanh nghiệp 100% vốn nước

ngoài cũng là một hình thức được nhiều nhà đàu tư lựa chọn nhưng ít phổ biến hom hình thức liên doanh trong hoạt động đầu tư quốc tế. Hình thức này cũng hình thành một pháp nhân mới. Đặc trưng của loại hình này là hoạt động theo sự điều hành, quản lý của nhà đàu tư nhưng vẫn phải tùy thuộc vào điều kiện về môi trường kinh doanh của nước sở tại đó là các điều kiện về chính trị, kinh tế, luật pháp, văn hóa.. .Ưu điểm dễ nhận thấy là sự chủ động ừong quản lý điều hành, triển khai nhanh dự án và được quyền chủ động tuyển chọn và đào tạo nguồn nhân lực cho doanh nghiệp. Đặc biệt đối với các dự án đầu tư thuộc các ngành công nghệ cao thì các nhà đầu tư nước ngoài thường hay chọn loại hình đầu tư này để không phải chuyển giao công nghệ cho nước nhận đầu tư. Bởi như vậy là họ bớt được một đối thủ cạnh tranh. Tuy nhiên thời gian và chi phí để tìm hiểu môi trường của nước sở tại cũng là một thách thức cho doanh nghiệp đầu tư theo loại hình này.

Hình thức hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng hợp tác kinh doanh: là văn bản ký kết giữa hai hay nhiều bên quy định trách nhiệm và phân chia kết quả kinh doanh cho mỗi bên (bên nước ngoài và nước sở tại) để tiến hành đầu tư kinh doanh tại nước sở tại mà không thành lập pháp nhân.

Đầu tư theo hợp đồng BOT (xây dựng-vận hành-chyển giao): Trong một dự án BOT một doanh nghiệp được đặc quyền xây dựng và vận hành một công trình mà thường do chính phủ thực hiện. Công trình loại này thường cần vốn lớn như xây nhà máy điện, cầu, đường, sân bay...Vào cuối giai đoạn vận hành doanh nghiệp sẽ chuyển quyền sở hữu dự án về cho Chính phủ. Ngoài ra còn có các loại hình BTO, BT.

Hình thức chi nhánh công ty nước ngoài: Hình thức này được phân biệt với hình thức công ty con 100% vốn nước ngoài ở chỗ chi nhánh không được coi là một pháp nhân độc lập trong khi công ty con 100% vốn nước ngoài là một pháp nhân độc lập. Nên có hoạt động mà chi nhánh không được thực hiện nhưng

32Điều 21 Luật Đầu tư 2005

33 Tuổi trẻ Online, Ford bán Volvo cho Trung Quốc, Nam

Anh, http://tuoitre.vn/Kinh-

te/370793/Fard-

ban-Volvo- cho-Trung-Quoc.html [ truy

cập ngày 09/4/2010]

De tài: Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài theo quy định của pháp luật Việt Nam

công ty con có thể thực hiện bù lại thì việc thành lập một chi nhánh đom giản hom so với thành lập công ty con.

Hình thức mua lại và sáp nhập: Đây là một hình thức đầu tư có yêu cầu cao về năng lực tài chính. Tuy nhiên đây lại được đánh giá là hình thức phù họp nhất với hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các quốc gia đang phát triển như nước ta.

Pháp luật về đàu tư trực tiếp ra nước ngoài ở Việt Nam không có quy định trực tiếp nào về hình thức đàu tư, song về nguyên tắc pháp luật Việt Nam cho phép đầu tư trực tiếp ra nước ngoài dưới các hình thức sau: 32

- Đầu tư thành lập một tổ chức kinh tế mới dưới dạng thành lập một doanh nghiệp một chủ (độc doanh) hoặc thành lập công ty (liên doanh);

- Đầu tư thông qua họp đồng họp tác kinh doanh với các đối tác của nước tiếp nhận (họp doanh);

- Mua cổ phàn góp vốn để trực tiếp tham gia quản lý và điều hành các doanh nghiệp tại nước tiếp nhận đầu tư;

- Thực hiện các hoạt động sáp nhập, mua lại các doanh nghiệp của nước sở tại;

- Các hình thức đầu tư trực tiếp khác.

Mỗi hình thức đầu tư có những đặc điểm riêng, những ưu nhược điểm riêng và được áp dụng trong những trường họp khác nhau. Trong đó hình thức mua lại và sáp nhập là một hình thức được sử dụng rộng rãi trên thế giới và là hình thức mà một số công ty ở các nước đang phát triển sử dụng để nhanh chóng tiếp cận công nghệ hiện đại và sở hữu các thưomg hiệu nổi tiếng thế giới. Ví dụ các công ty của Trung Quốc mua lại các thưomg hiệu nối tiếng trên thế giới như mua lại công ty Schnerder (một công ty truyền thông nổi tiếng lâu đời) của Đức và mua lĩnh vực điện thoại di động của Pháp hay là Lenovo - lĩnh vực máy tính xách tay của IBM, mới đây nhất là Ford bán Volvo cho Trung Quốc - đây là thưomg vụ mua lại hãng xe nước ngoài lớn nhất từ trước tới nay của Trung Quốc33. Trong khi đó, ở nước ta hiện nay hình thức này lại được ít nhà đầu tư lựa chọn do khả năng tài chính của các doanh nghiệp còn rất hạn chế. Tính đến cuối năm 2004, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cấp phép cho 115 dự án đầu tư ra nước ngoài. Trong đó có 111 dự án còn hiệu lực được chia thành ba loại: Đầu tư 100% vốn

34Nguyễn Thị Thủy, Mua lại và sáp nhập: cỏ thể là hình thức cho các công ty muốn ĐTRNN, Đại học

Kinh tế, Đại học Đà Nang

35Khoản 1 Điều 75 LuậtĐề tài: Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài theo quy định của pháp luật Việt NamĐầu tư 2005

nước ngoài gồm 51 dự án; liên doanh với nước ngoài 44 dự án; hợp đồng hợp tác kinh doanh có 16 dự án 34. Như vậy hình thức thành lập pháp nhân mới vẫn được các nhà đầu tư nước ta lựa chọn nhiều nhất, hình thức liên doanh cũng không kém bao nhiêu và đáng tiếc là chưa có doanh nghiệp nào sử dụng hình thức mua lại và sáp nhập để nhanh chóng tiếp cận được các thưomg hiệu nổi tiếng như Daewoo, TCT hay Lenovo... Trong khi đó đối với đàu tư trong nước thì một số công ty của chúng ta đã sử dụng hình thức mua lại và sáp nhập để sở hữu các nhãn hiệu nước ngoài như vụ Kinh Đô mua lại nhà máy kem Wall’s của Unilever hay Anco mua nhà máy sữa Nestle.

2.1.3. Lĩnh vực đầu tư ra nước ngoài

Lĩnh vực đàu tư trực tiếp ra nước ngoài cũng tương tự như hình thức đầu tư ra nước ngoài, việc nhà đầu tư đầu tư vào lĩnh vực nào thì còn phụ thuộc vào nước tiếp nhận đàu tư. Theo thông lệ quốc tế, Luật đầu tư các quốc gia đều quy định lĩnh vực mà họ cấp phép đầu tư nước ngoài, các lĩnh vực họ đặc biệt khuyến khích đầu tư hoặc khuyến khích đầu tư đồng thời cũng quy định các lĩnh vực mà họ không cấp giấy phép đầu tư nước ngoài. Các quốc gia thiếu tài nguyên thường khuyến khích các doanh nghiệp nước mình đầu tư vào các lĩnh vực có thể tận dụng được tài nguyên thiên nhiên của nước sở tại như Nhật Bản, Trung Quốc... Vì vậy khi đầu tư vào nước nào thì phải tìm hiểu về Luật đầu tư của quốc gia đó và còn phải tuân thủ pháp luật của nước chủ đầu tư về các lĩnh vực đầu tư trực tiếp ra nước ngoài.

Theo pháp luật Việt Nam nhà đầu tư được đầu tư ra nước ngoài trong tất cả các lĩnh vực, các ngành, nghề của nền kinh tế quốc dân. Tuy nhiên để thúc đẩy sự phát triển cân đối trong các lĩnh vực các ngành, nghề của nền kinh tế quốc dân, thực hiện có hiệu quả mục đích của Luật đầu tư, Nhà nước khuyến khích đầu tư ra nước ngoài trong các lĩnh vực sau: 35

- Xuất khẩu nhiều lao động, phát huy có hiệu quả các ngành nghề truyền thống của nước nhà;

- Mở rộng thị trường, khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên tại nước đầu tư, tăng khả năng xuất khẩu, thu ngoại tệ.

36Khoản 2 điều 75 Luật Đầu tư năm 2005

Đề tài: Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài theo quy định của pháp luật Việt Nam

Thực tế thì các doanh nghiệp Việt Nam chủ yếu đàu tu vào các lĩnh vục công nghiệp và xây dựng như thăm dò và khai thác dầu khí, sản xuất chế biến hàng gia dụng, số còn lại đầu tư trong lĩnh vực dịch vụ và lâm ngư nghiệp. Đây chính là những lĩnh vực mà doanh nghiệpViệt Nam có thế mạnh. Theo quyết định số 236/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 20 tháng 02 năm 2009 về phê duyệt đề án “Thúc đẩy đàu tư của Việt Nam ra nước ngoài” đã đưa ra định hướng về lĩnh vực ưu tiên đầu tư ra nước ngoài trong các lĩnh vực: năng lượng, sản xuất điện năng, khai thác tài nguyên thiên nhiên, trong đó đặc biệt lưu ý đến lĩnh vực thăm dò khai thác dầu khí, khoáng sản và trồng cây công nghiệp; khuyến khích và hỗ trợ các dự án đầu tư ra nước ngoài đáp ứng được các yêu cầu

Một phần của tài liệu Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài theo quy định của pháp luật việt nam (Trang 31)