Các lực lượng xã hội trong xã hội hóa giáo dục

Một phần của tài liệu Phối hợp các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường (Trang 48 - 50)

V. HIỆU TRƯỞNG PHỐI HỢP VỚI CÁC LỰC LƯỢNG XÃ HỘI NGOÀI TRƯỜNG

2. Các lực lượng xã hội trong xã hội hóa giáo dục

1- Tìm lý do cho các khẳng định sau:

a- Cấp uỷ và chính quyền địa phương (HĐND, UBND) nhận thức sâu sắc về giáo dục là điều kiện quan trọng để thực hiện xã hội hóa giáo dục.

b- Tuyên truyền về chủ trương, đường lối giáo dục cho toàn Đảng, toàn dân trên địa bàn là một việc dễ làm nhưng có ý nghĩa quan trọng trong xã hội hóa giáo dục.

c- Sự chủ động của nhà trường, sự năng động sáng tạo của người hiệu trưởng là yếu tố quyết định hiệu quả xã hội hóa giáo dục.

d- Tổ chức tốt Đại hội giáo dục ở cơ sở và Hội đồnggiáo dục các cấp chính quyền địa phương là yếu tố quan trọng để thực hiện xã hội hóa giáo dục có kết quả.

e- Ban đại diện cha mẹ học sinh là lực lượng quan trọng trong xã hội hóa giáo dục ở cơ sở xã/phường, trường học.

2- Có những lực lượng xã hội ngoài nhà trường nào có thể tham gia xã hội hóa giáo dục, giúp đỡ nhà trường thực hiện công tác giáo dục? Hãy liệt kê từng lực lượng và khả năng (mặt này hay mặt khác) tham gia hỗ trợ giáo dục (trực tiếp hay gián tiếp) của từng lực lượng đó!

Thu hút các lực lượng xã hội tham gia xã hội hóa giáo dục trước hết cần xác định các lực lượng xã hội tham gia vào xã hội hóa giáo dục. Tùy tính chất, tiềm năng, tùy chức năng và nhiệm vụ của mỗi tổ chức mà xác định mối quan hệ và vị trí của mỗi lực lượng trong tập hợp các lực lượng ấy. Dựa trên tính chất, chức năng, nhiệm vụ của mỗi tổ chức, ta có thể phân ra các nhóm đối tượng sau đây:

2.1.Đảng bộ và chính quyền địa phương

Đảng bộ và chính quyền địa phương Hội đồng nhân dân, uỷ ban nhân dân giữ vai trò lãnh đạo và quản lý xã hội hóa giáo dục ở địa phương có tính chất quyết định trong xã hội hóa giáo dục ở cộng đồng. Các cơ quan chính quyền ở địa phương: Các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân; viện kiểm sát nhân dân, tòa án nhân dân cũng có trách nhiệm theo chức năng.

a.Các đơn vị quân đội giúp nhà trường giáo dục quân sự và quốc phòng, kết hợp với Hội cựu chiến binh giáo dục truyền thống quân đội, truyền thống của các lực

lượng vũ trang, về lịch sử, lối sống, kỷ cương, đạo đức.

b. Lực lượng công an, tư pháp, tòa án giảng dạy cho học sinh về luật pháp, về quyền lợi và nghĩa vụ công dân, về nếp sống cộng đồng, sinh hoạt lành mạnh.

c. Các ngành thông tin - văn hóa, thể dục thể thao tham gia giáo dục thể chất, giáo dục văn hóa thẩm mỹ cho học sinh qua các hoạt động văn hóa, truyền thanh, triển lãm, tham quan, du lịch, vui chơi, giải trí, tập luyện và thi đấu thể dục thể thao.

d. Ngành y tế chăm lo và giáo dục sức khỏe cho giáo viên, học sinh tại địa

phương: theo dõi sức khỏe, theo dõi các chỉ số phát triển thể lực, khám sức khỏe định kỳ cho học sinh; phòng tránh và chữa các bệnh học đường; lập ”Nha học đường” trong

nhà trường; truyền bá cho học sinh những tri thức về dân số và kế hoạch hoá gia đình; giáo dục giới tính, vệ sinh phòng bệnh, bảo vệ môi trường; chỉ đạo Hội chữ thập đỏhọc sinh về phòng chống các tệ nạn xã hội trong học sinh như uống rượu, hút thuốc v.v...

2.2. Các tổ chức quần chúng, văn hoá, xã hội

a. Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh ở địa phương có nhiều hình thức hoạt động trên cơ sở công tác Đoàn-Đội trong nhà trường, các văn bản liên tịch của quận/huyện Đoàn và Phòng giáo dục, Tỉnh Đoàn và Sở giáo dục.

b. Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam hướng vào việc: Kết hợp với ngành giáo dục để phổ cập giáo dục cho trẻ em gái, xóa mù chữ cho phụ nữ, thực hiện bình đẳng về cơ hội giáo dục cho nữ giới. Huy động lực lượng nữ tham gia công cuộc xã hội hóa giáo dục. Phổ biến cho phụ nữ phương pháp nuôi con khỏe, dạy con ngoan, nhằm đạt tiêu chuẩn gia đình văn hóa.

c. Các cá nhân, trong đó có những người về hưu ở nông thôn, những người nguyên là giáo viên có thể tham gia trực tiếp vào việc giáo dục học sinh trong các sinh

hoạt chủ đề. Một số cán bộ trường văn hóa, nghệ thuật và nghệ sĩ trực tiếp giảng dạy các giờ nhạc, họa, múa hát cho học sinh.

d. Các tổ chức xã hội và cơ quan văn hoá, khoa học khác: Hội cha mẹ học sinh, Hội cựu chiến binh, Hội phụ lão, Hội bảo trợ học đường, Hội cựu học sinh, Hội khuyến học ...; các hội nghề nghiệp như Hội Chữ thập đỏ, Hội làm vườn, Hội khoa học-kỹ thuật, Hội y học, Hội nông dân tập thể; các tổ chức tôn giáo; các tổ chức phi chính phủ như UNESCO, UNICEF, ...

Các nội dung tham gia có thể là:

a. Tổ chức tuyên truyền, động viên, giáo dục để các thành viên của tổ chức mình hiểu rõ các quan điểm, chủ trương, đường lối, mục tiêu, giải pháp về giáo dục của Đảng, Nhà nước, từ đó các thành viên và gia đình hiểu và thực hiện tốt các chủ trương về giáo dục ở các cấp, các ngành trong xã hội.

b. Tham gia đóng góp và vận động mọi thành viên, mọi người cùng tham gia góp công, của, sức lực, trí tuệ cho sự nghiệp giáo dục ở địa phương.

c. Thực hiện các nghĩa vụ, quyền lợi, đồng thời tham gia kiểm tra, giám sát hoạt động của các cơ quan Nhà nước, yêu cầu các cơ quan, các ngành thực hiện xã hội hóa giáo dục theo đúng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình.

2.3. Các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ: Góp công sức vào việc xây dựng

trường sở, là nơi để nhà trường tổ chức cho học sinh tham quan, hướng nghiệp.

Một phần của tài liệu Phối hợp các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường (Trang 48 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(60 trang)