IV. HIỆU TRƯỞNG PHỐI HỢP GIÁO DỤC VỚI ĐOÀN/ ĐỘ
3. Tổ chức phối hợp giáo dục với Đoàn/Đội trong nhà trường
3.1. Hiệu trưởng thống nhất chương trình kế hoạch hoạt động giáo dục với Đoàn/Độ
3.1. Hiệu trưởng thống nhất chương trình kế hoạch hoạt động giáo dục với Đoàn/Đội Đoàn/Đội
Đoàn/Đội là lực lượng tham gia vào quá trình giáo dục của nhà trường nhưng quá trình giáo dục đòi hỏi phải tuân thủ theo một quy trình được thiết kế chặt chẽ, được thống nhất quản lý. Do vậy, hiệu trưởng có trách nhiệm tạo ra mối quan hệ tương hỗ và đồng bộ trong các hoạt động giáo dục, bảo đảm hoạt động có nền nếp. Điều này được thực hiện trên cơ sở thống nhất kế hoạch hoạt động giáo dục của Đoàn/Đội và kế hoạch hoạt động giáo dục của bộ máy chuyên môn vào một kế hoạch chung, tức là đưa nội dung phối hợp với Đoàn/Đội vào kế hoạch chung của nhà trường. Đây cũng là sự thể chế hoá có hiệu lực đối với các giáo viên.
Phối hợp với Đoàn/Đội là biện pháp để thực hiện kế hoạch giáo dục của nhà trường, nên trường không lập ra kế hoạch riêng, mà nội dung phối hợp được đưa vào kế hoạch giáo dục ngoài giờ lên lớp.
Thực hiện: Đầu mỗi năm học. Trên thực tế, hoạt động của Đội phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như: tổ chức, vật chất, con người, kinh tế - xã hội. Vì vậy, đầu năm học, căn cứ vào hoàn cảnh học sinh, địa phương trường đóng; khả năng đội ngũ giáo viên và các lực lượng giáo dục ngoài trường; những điều kiện về cơ sở vật chất, nội dung giáo dục ngoài giờ lên lớp, kế hoạch chung của ngành giáo dục (chương trình các môn học, chương trình giáo dục ngoài giờ lên lớp, các chỉ đạo của ngành về nhiệm vụ năm học có liên quan đến công tác Đoàn/Đội trong trường học), các văn bản chỉ đạo của
Sở giáo dục về công tác Đoàn/Đội trường học, của Hội đồng Đội và Đoàn cấp trên, các chủ trương công tác lớn và nhiệm vụ chính trị-xã hội ở địa phương, từ đó chọn ra các hoạt động phù hợp với trường và xác định yêu cầu, nhiệm vụ cụ thể, lập kế hoạch giáo dục sát hợp.
Đoàn/Đội trường học nhận được sự hướng dẫn của cấp trên mỗi hè hàng năm. Do vậy, khi dự thảo kế hoạch năm học, hiệu trưởng cần chủ động trao đổi với ban chấp hành Đoàn trường (hoặc tổng phụ trách) để nắm các trọng tâm công tác Đoàn/Đội trong năm học.
Việc thống nhất chương trình, kế hoạch còn được thực hiện qua góp ý bản đề án kế hoạch năm học của Đoàn/Đội và chi đoàn giáo viên. Thường cuối hè, trợ lý thanh niên/tổng phụ trách đã xây dựng xong dự thảo phương hướng hoạt động Đoàn/Đội cho năm học mới, rồi trao cho hiệu trưởng xem để góp ý. Từ đó xác định những công tác nào quan trọng nhất, có ảnh hưởng nhiều nhất đến chất lượng giáo dục của trường nói chung và công tác Đoàn/Đội nói riêng, những công tác phù hợp với hoàn cảnh của trường. Hiệu trưởng nên suy nghĩ những vấn đề như: Đoàn/Đội có thể tham gia công tác chung đến đâu? có thể giao cho Đoàn/Đội phụ trách những công tác nào để phát huy tính tích cực của Đoàn/Đội? Ví dụ: Nếu trường có giám thị thì phối hợp giữa giám thị và đội cờ đỏ trong thi đua học sinh như thế nào?
Trong năm học, qua Hội nghị liên tịch, họp Hội đồng sư phạm và qua công tác thường xuyên giữa hiệu trưởng và tổng phụ trách để triển khai công tác tháng, công tác tuần.
Hiệu trưởng có thể làm việc trực tiếp với giáo viên trợ lý thanh niên/tổng phụ trách; dự và phát biểu trong các kỳ Đại hội Đoàn (Liên Đội), chi đoàn giáo viên, trong những cuộc họp ban chấp hành Đoàn trường (ban chấp hành Liên Đội) cho ý kiến như nên tập trung vào những việc nào, thêm hay bớt những việc nào cho phù hợp tình hình.
Hàng tháng: Thông qua hội nghị liên tịch định kỳ để lập kế hoạch tháng và sơ kết, đánh giá. Trong buổi họp liên tịch, hiệu trưởng trình bày những nội dung công tác trong tháng, trợ lý thanh niên/tổng phụ trách trình bày những hoạt động của Đoàn/Đội theo theo chủ điểm tháng, sau đó lập kế hoạch chung với sự giúp đỡ của trợ lý thanh niên/tổng phụ trách. Hiệu trưởng triển khai kế hoạch cho giáo viên chủ nhiệm và các bộ phận liên quan. trợ lý thanh niên/tổng phụ trách triển khai trong ban chấp hành Đoàn/Đội; phát động thi đua vào giờ chào cờ đầu tháng. Như vậy, hiệu trưởng là người chỉ đạo chung, Đoàn/Đội tổ chức hoạt động, theo dõi, đôn đốc, sơ kết thi đua học sinh.