4.1.1. Điều kiện tự nhiên
4.1.1.1. Vị trí địa lý
Xã Sơn Cẩm nằm ở phía Nam của huyện Phú Lương, có địa giới hành chính giáp ranh như sau:
- Phía Đông giáp với xã Hóa Thượng – Huyện Đồng Hỷ và xã Cao Ngạn – Thành Phố Thái Nguyên.
- Phía Nam giáp với Phường Tân Long – Thành Phố Thái Nguyên. - Phía Tây giáp với xã Cổ Lũng - huyện Phú Lương.
- Phía Bắc giáp với xã Vô Tranh – huyện Phú lương và xã Minh Lộc - huyện Đồng Hỷ.
Xã có 19 xóm; nằm ở vùng Nam của huyện Phú Lương giáp ranh với Phường Tân Long - Thành phố Thái Nguyên, có tuyến quốc lộ 3 chạy qua, đường quốc lộ 3 nối 1B Phú Lương đi Đồng Hỷ và tuyến đường liên xã Sơn Cẩm đi Vô Tranh là nơi tập trung nhiều đầu mối giao thông liên tỉnh, liên huyện, liên xã. Là xã được xác định là vùng động lực trung tâm có tiềm năng thế mạnh để phát triển kinh tế..[12]
4.1.1.2. Về địa hình
Xã Sơn Cẩm có địa hình bán sơn địa, đồi núi và ruộng đồng xen kẽ, địa hình trong xã có đặc điểm cao dần về phía Tây thấp dần về phía Đông mang đặc thù của xã trung du miền núi Bắc Bộ.
+ Phía Tây có địa hình cao và chủ yếu là đồi núi thuận lợi cho phát triển trồng rừng sản xuất.
+ Phía Đông có địa hình tương đối bằng phẳng tạo nên những cánh đồng rộng, hệ thống kênh mương hàng năm được nạo vét và tu bổ tương đối hoàn chỉnh thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp.
+ Phía Bắc có địa hình đồi núi xen kẽ những cánh đồng, có sông Cầu chảy qua, hệ thống mương được tu bổ thường xuyên và đang dần được cứng hoá, tạo nên vùng trồng lúa, trồng màu, vùng trồng cây lâm nghiệp và chăn nuôi phát triển.
+ Phía Nam có địa hình đồi núi xen kẽ, có nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú tạo điều kiện cho phát triển ngành công nghiệp khai thác khoáng sản.
4.1.1.3. Về khí hậu, thời tiết:
Theo số liệu quan trắc của trạm khí tượng thủy văn Thái Nguyên qua một số năm gần đây cho thấy xã Sơn Cẩm nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, thời tiết chia làm 4 mùa, song chủ yếu là 2 mùa chính: mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau.
Chế độ nhiệt: Nhiệt độ trung bình trong năm khoảng 23,3oC, tất cả các tháng trong năm nhiệt độ bình quân đều trên 15oC, chênh lệch nhiệt độ giữa các tháng trong năm tương đối cao (tháng có nhiệt độ cao nhất so với tháng có nhiệt độ thấp nhất chênh nhau 14o). Tổng tích ôn khoảng 8.000oC. Tổng số giờ nắng trong năm trung bình khoảng 1.300 giờ và phân bố không đều giữa các tháng trong năm. Tháng có số giờ nắng trung bình thấp nhất là vào tháng 2 với tổng số giờ nắng là 41 giờ, tháng có số giờ nắng cao nhất là tháng 6 có 185 giờ nắng.[12]
Chế độ mưa: Do thuộc vùng Đông Bắc – Bắc Bộ nên chế độ mưa ở đây mang những đặc trưng sau:
- Từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau là mùa khô, lượng mưa ít, chỉ chiếm 15% tổng lượng mưa cả năm.
- Từ tháng 5 đến tháng 11 là mùa mưa, lượng mưa lớn, chiếm tới 85% tổng lượng mưa cả năm.
- Tháng 7 và tháng 8 có lượng mưa lớn nhất (chiếm gần 40% lượng mưa cả năm) lại trùng với mùa mưa bão nên thường xảy ra lũ lụt, ngập úng.
Lượng mưa trung bình đạt 2.020 mm/năm. Tuy nhiên lượng mưa phân bố không đều trong năm. Mùa mưa chiếm tới 85% lượng mưa cả năm.
Lượng bốc hơi và độ ẩm: Đây là vùng có lượng bốc hơi lớn. Lượng bốc hơi trung bình nhiều năm là 985,5 mm.
- Lượng bốc hơi trung bình tháng là 84mm.
- Lượng bốc hơi tháng cao nhất (tháng 5) là 99,9 mm. - Lượng bốc hơi tháng thấp nhất (tháng 3) là 62,7 mm.
Nhìn chung chênh lệch lượng bốc hơi giữa các tháng trong năm ít hơn so với chênh lệch lượng mưa.
4.1.1.4. Hệ thống thủy văn
Chế độ thủy văn của xã chịu ảnh hưởng chính của Sông Đu và sông Cầu. Sông Cầu chảy qua xung quanh phía Đông xã và Sông Đu chảy ngang qua giữa xã tách xã làm hai phần và nối sông Giang Tiên với sông Cầu. Đây là hai tuyến đường thủy quan trọng để vận chuyển hàng hóa, vật liệu xây dựng, lưu thương với các vùng phụ cận…
Ngoài ra xã còn có hệ thống kênh cấp 1 và một số khe suối, hồ đập nằm rải rác trong xã để cung cấp nước phục vụ sản xuất và sinh hoạt.[12]
4.1.1.5. Các nguồn tài nguyên
* Tài nguyên đất:
Theo kết quả điều tra và tổng hợp trên bản đồ thổ nhưỡng 1/25.000 của huyện trên địa bàn xã có những loại đất chính sau:
- Đất phù sa không được bồi(P): Phân bổ chủ yếu ở khu vực phía Đông Nam xã có diện tích là 150 ha, độ dốc < 30 chiếm 8,92% diện tích tự nhiên. Loại đất này thích hợp cho việc trồng lúa và một số cây ngắn ngày.
- Đất dốc tụ (D): Phân bố chủ yếu ở vùng phía Nam của xã có diện tích là 199,30 ha, độ dốc < 30 chiếm 11,85% tổng diện tích tự nhiên. Đây là loại đất được hình thành do sự tích tụ của các sản phẩm phong hóa trên cao đưa
xuống, do đó đất có độ phì nhiêu tương đối khá, thích hợp cho việc trồng lúa và cây ngắn ngày.
- Đất nâu vàng trên phù sa cổ (Fp): Phân bố chủ yếu vùng phía Đông xã có diện tích là 597,94 ha, độ dốc 30
÷80, chiếm 35,55% tổng diện tích tự nhiên. Đây là loại đất có diện tích lớn nhất toàn xã, rất thích hợp với trồng màu, cây công nghiệp ngắn ngày như: lạc, mía, thuốc lá, dâu …
- Đất đỏ vàng trên phiến thạch sét (Fs): phân bố chủ yếu ở vùng trung tâm xã có diện tích là 248,7 ha, độ dốc từ 80
÷200, chiếm 14,78% diện tích đất tự nhiên. Đất có thành phần cơ giới từ trung bình đến đến thịt nặng, cấu trúc dạng cục, ngập nước lâu ngày sẽ có quá trình glay hóa mạnh. Đây là diện tích rất thích hợp với phát triển cây chè, cây ăn quả và trồng rừng.
- Đất vàng nhạt trên đá cát (Fq): Phân bố chủ yếu ở vùng phía Đông Bắc và phía Tây Nam xã có diện tích là 398,60 ha, độ dốc từ 80
– 150, chiếm 27,65% diện tích đất tự nhiên xã. Loại đất này trên bề mặt thường có màu xám, thành phần cơ giới thịt nhẹ, có nhiều sạn thạch anh, đất chua thích hợp với sản xuất nông – lâm kết hợp.
* Tài nguyên nước:
Trên địa bàn xã có 2 nguồn nước chủ yếu phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân là nguồn nước mặt và ngồn nước ngầm.
Nguồn nước mặt: Xã Sơn Cẩm có nguồn nước mặt tương đối phong phú. Trên địa bàn xã có sông Cầu chảy quanh phía Đông xã và sông Đu chảy ngang qua giữa xã. Đây là nguồn nước mặt chính cung cấp cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân trong xã. Ngoài ra với lượng mưa trung bình năm khoảng 2.020 mm, lượng nước mưa trên được đổ vào các sông, suối, kênh mương, hồ, ao tạo nên nguồn nước mặt càng phong phú.[12]
Nguồn nước ngầm: Kết quả khảo sát nghiên cứu cho thấy ở đây có trữ lượng nước ngầm tương đối dồi dào và chất lượng tốt. Nhưng hiện nay việc khai thác sử dụng nguồn nước ngầm còn nhiều hạn chế.
* Tài nguyên rừng:
Trên địa bàn xã diện tích có rừng trồng chiếm 270,21 ha do người dân sử dụng để sản xuất, đây là nguồn cung cấp nguyên liệu cho ngành chế biến gỗ của xã, tăng thêm thu nhập cho người dân.
* Khoáng sản: Trên địa bàn xã Sơn Cẩm khu vực xóm Cao Sơn 3,4,5 có trữ lượng than khá lớn, Công ty than Khánh Hoà đã và đang tiến hành khai thác nguồn nguyên liệu này.
Ngoài ra xã có tiềm năng về sản xuất vật liệu xây dựng như cát, sỏi, gạch... có thể khai thác với quy mô vừa và nhỏ để phục vụ nhu cầu tại chỗ.
* Tài nguyên nhân văn:
Xã có 8 dân tộc anh em cùng sinh sống, trong đó người kinh đông nhất, chiếm tới 60%, còn lại là người Tày, người Nùng, Sán Dìu, Hoa, Cao Lan, H Mông, Sán Trí. Có thể nói xã là địa bàn cư trú lâu đời của cộng đồng các dân tộc anh em, là xã có bản sắc dân tộc đa dạng. Mỗi dân tộc trong cộng đồng sinh sống ở xã là đều có những nét đặc trưng về tập quán sản xuất, có bản sắc văn hóa riêng tạo nên những phương thức canh tác, nền văn hóa phong phú, đa dạng, có nhiều nét độc đáo và giàu bản sắc dân tộc. Người dân trong xã có truyền thống cách mạng, cần cù chịu khó, đoàn kết, có ý thức vươn lên. Ngoài ra trên địa bàn xã còn có các nhà máy, xí nghiệp, cơ sở đào tạo của trung ương và địa phương với đội ngũ cán bộ, công nhân có ý thức, có trình độ, tác phong công nghiệp. Đây cung là nguồn tài nguyên nhân văn quan trọng góp phần vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của xã.[12]
4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
4.1.2.1. Kinh tế
* Tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế: - Tăng trưởng kinh tế:
Với tuyến đường quốc lộ 3, đường quốc lộ 3 nối 1B Phú Lương đi Đồng Hỷ đi qua tạo cho xã một vị trí giao thương thuận lợi giữa các vùng miền giúp
tăng giá trị thu nhập từ tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ cho Sơn Cẩm. Tuy còn gặp nhiều khó khăn nhưng 5 năm qua dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của đảng bộ, nền kinh tế của xã vẫn tiếp tục đạt mức tăng trưởng khá và tương đối ổn định trong 5 năm tốc độ tăng trưởng đạt từ 12÷13,5%.[13]
- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế:
Trong những năm qua cùng với sự phát kinh tế - xã hội mạnh mẽ của huyện Phú Lương, tận dụng các nguồn lực bên trong và bên ngoài xã Sơn Cẩm đã có những tăng trưởng kinh tế đáng kể đẩy mạnh phát triển nông nghiệp nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo cơ cấu kinh tế của xã là nông lâm nghiệp – tiểu thủ công nghiệp – dịch vụ.[13]
* Thực trạng phát triển các ngành kinh tế:
- Khu vực kinh tế nông nghiệp: Lĩnh vực nông lâm nghiệp có những bước chuyển biến rõ rệt cơ cấu giống cây trồng được thay thế bằng giống cây có năng suất cao, 60% kênh mương được xây dựng cứng hóa, duy tu bảo dưỡng thường xuyên, nâng cấp sửa chữa các trạm bơm. Công tác chuyển giao và ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất được tăng cường, đã tập huấn khoa học kỹ thuật cho 2.952 lượt nông dân.
Thực hiện trồng mới và cải tạo được 8,2 ha chè, đưa tổng diện tích chè lên 129,09 ha. Trong đó có 73,2 ha chè thâm canh, năng suất chè bình quân đạt 85 tạ/ha. Sản lượng đạt 900 tấn/năm.[13]
Về chăn nuôi: tốc độ tăng trưởng bình quân 6 %/năm, tăng dần số hộ gia đình phát triển chăn nuôi theo mô hình trang trại. Hàng năm làm tốt công tác tiêm phòng dịch cho đàn gia súc, gia cầm, ngăn chặn các dịch bệnh không để lây lan thành dịch lớn. Sản lượng thịt lợn hơi năm 2009 đạt 1.000 tấn/năm, tăng 150 tấn so với năm 2005.
Trồng rừng: trồng mới và trồng lại đạt 103,35 ha so với kế hoạch tăng 38,66 ha, đọ che phủ đạt 48%. Làm tốt công tác phòng cháy chữa cháy, khai thác và chặt tỉa được quản lý chặt chẽ.
- Khu vực kinh tế công nghiệp – tiểu thủ công: Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp phát huy thế mạnh các ngành nghề: ngành cơ khí, sản xuất vật liệu xây dựng, may mặc, giày dép, sửa chửa ô tô, chế biến lâm sản… thu hút từ 200 đến 400 lao động địa phương. Năng suất, chất lượng sản phẩm được nâng cao, có khả năng cạnh tranh lành mạnh trên thị trường.
Đã xây dựng cải tạo, nâng cấp được chợ Cao Sơn, chợ Gốc Bàng, sự quản lý tốt của 2 chợ đã phục vụ thiết thực cho việc lưu thông hàng hóa, đời sống của nhân dân ngày càng được phát triển.[13]
- Khu vực kinh tế thương mại – dịch vụ: Các dịch vụ buôn bán vừa và nhỏ ngày càng được mở rộng. Dịch vụ bưu chính viễn thông phát triển nhanh, số hộ có máy điện thoại có định đạt 95%/ tổng số hộ gia đình.
4.1.2.2. Xã hội
* Dân số: Dân số toàn xã có khoảng 13.810 người với mật độ dân số 720,71 người/km2. Dân cư phân bố không đồng đều rải rác theo dọc đường quốc lộ 3 và các trục đường lớn trong xã.
* Lao động và việc làm: Theo số liệu thống kê, số lượng lao động trong toàn xã phân bố không đồng đều giữa các xóm. Nhìn chung, nguồn nhân lực xã Sơn Cẩm tương đối dồi dào, trình độ lao động khá.
* Thu nhập và mức sống: Thu nhập và mức sống của đại bộ phận dân cư trên địa bàn xã được nâng lên rõ rệt. Điều kiện hưởng thụ về y tế, giáo dục, văn hóa... được cải thiện đáng kể. Các tiện nghi sinh hoạt của gia đình tăng lên. Ngày càng có nhiều hộ khá, hộ giàu...
Thu nhập bình quân đầu người tăng từ 11,4 triệu đồng/người/năm 2010 lên 21 triệu đồng/người/năm 2014.
Năm 2014, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 1,83%.
4.1.2.3. Thực trạng phát triển các khu dân cư nông thôn:
Xã Sơn Cẩm được chia thành 19 xóm bao gồm: xóm Thanh Trà 1, xóm Thanh Trà 2, xóm Táo 1, xóm Táo 2, Xóm Sơn Cẩm, xóm Hiệp Lực, xóm
Đồng Xe, xóm Đồng Danh, xóm Số 6, xóm Số 7, xóm Số 8, xóm Bến Giềng, xóm Quang Trung 1, xóm Quang Trung 2, xóm Cao Sơn 1, xóm Cao Sơn 2, xóm Cao Sơn 3, xóm Cao Sơn 4, xóm Cao Sơn 5.
Trong những năm qua hệ thống cơ sở hạ tầng đã được quan tâm đầu tư phát triển song do điều kiện và có nhiều khó khăn nên hệ thống cơ sở hạ tầng còn chưa cao. Trong tương lai khi dân số gia tăng việc mở rộng thêm đất ở để đáp ứng cho nhu cầu số hộ phát sinh là thực tế phát sinh là thực tế khách quan không tránh khỏi đòi hỏi cần có sự điều chỉnh các điểm dân cư hiện có (giãn dân, mở rộng) cũng như việc hạn chế tối đa việc chuyển mục đích đất nông nghiệp vào mục đích làm đất ở nhằm đảm bảo an ninh lương thực.[13]
4.1.2.4. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng: - Giao Thông:
Tuyến quốc lộ 3 đi qua địa bàn xã là tuyến đường quan trọng nối xã với huyện Phú Lương và các huyện khác. Ngoài ra còn có các tuyến giao thông đối nội như:
+Tuyến đường liên xóm Cầu Bến Giềng– Thanh Trà dài khoảng 4,60 km chiều rộng 6m.
+Tuyến xóm Bến Giềng – Thanh Trà dài khoảng 2,50 km, chiều rộng 4m. +Tuyến Xóm 7 – Sơn Cẩm – Đồng Xe chiều dài khoảng 5,67 km, chiều rộng 6m.
+Tuyến Gốc Bàng – Cao Sơn chiều dài 3,50km, chiều rộng 6m.
+Tuyến Ngã ba Dốc Võng – Xóm 8 chiều dài khoảng 2,4km, chiều rộng 8m. +Tuyến Đồng Xe – Đồng Danh chiều dài khoảng 1,4km, chiều rộng 6m.
+Tuyến Xóm 6 - Cao Sơn chiều dài 0,50 km, chiều rộng 4m.
- Thủy lợi
Hệ thống hồ đập kênh mương của xã hiện nay được phân bố khá hợp lý, các công trình thủy lợi thường xuyên được nâng cấp, duy tu, bảo dưỡng, và tiến hành nạo vét. Song để khai thác triệt để tiềm năng đất đai cũng như nâng
cao hệ số sử dụng đất nông nghiệp thì trong tương lai cần phải mở mới một số hồ chứa, tuyến kênh mương mới, đồng thời duy tu, cải tạo, nâng cấp các hồ hiện có và cứng hóa hết hệ thống kênh mương hiện tại.[13]
- Bưu chính – Viễn thông