Chiều dài của mấu phụ thuộc vào độ lún của đất và bước mấu trên bánh sao để đảm cơ cấu hoạt động được ổn định.
SVTH: Phan Văn Đệ Page 32
Để xác định độ lún của đất ta tiến hành thực nghiệm trên ruộng lúa.
a) Dụng cụ thực nghiệm.
Dụng cụ thực nghiệm là một cọc có kích thước đế phía dưới tương đồng với đế của mấu dạng cọc trong cơ cấu và được làm bằng gỗ, hình dáng và kích thước của dụng cụ thí nghiệm được thể hiện trong hình 3.4.
SVTH: Phan Văn Đệ Page 33
b) Mô tả thực nghiệm.
Mục đích của thực nghiệm này là xác định độ lún của đất trồng lúa đối với đế của mẩu thử (đế của mấu cọc) khi có một tải trọng áp lên, từ đó làm cơ sở xác định chiều dài của mấu bám dạng cọc.
Thực nghiệm này sẽ thực hiện theo quy trình sau:
- Chọn ruộng lúa thực nghiệm. - Thực nghiệm trên ruộng lúa:
+ Đo độ lún của đất trên ruộng đối với 1 bàn chân người trọng lượng G = 72 Kg.
+ Đo độ lún của dụng cụ thí nghiệm với tải trọng G = 72 Kg. - Tổng hợp số liệu và kết luận.
c) Tiến hành thực nghiệm.
Thực nghiệm được thực hiện trên các mảnh ruộng khác nhau và giai đoạn sinh trưởng của lúa khác nhau. Trong thực nghiệm này ta thực nghiệm trên các ruộng lúa 15 - 20 ngày sau sạ, 40 - 45 ngày sau sạ, 55 - 60 ngày sau sạ.
Thực nghiệm trên ruộng lúa 15 - 17 ngày sau sạ.
- Chọn ruộng lúa thực nghiệm.
Ruộng lúa được chọn đang trong giai đoạn mạ - đẻ nhánh.
Địa điểm ruộng lúa được chọn thực nghiệm tại Hiếu Nghĩa - Vũng Liêm - Vĩnh Long, ngày thực hiện 12/4/2015.
- Tiên hành thực nghiệm trên ruộng lúa.
Thực nghiệm được thực hiện trên các mảnh ruộng được chọn. Kết quả thực nghiệm được thể hiện trong bảng 3.1.
SVTH: Phan Văn Đệ Page 34
Hình 3.5. Thực nghiệm trên lúa 15 - 20 ngày sau sạ. Bảng 3.1. Kết quả thực nghiệm trên lúa 15 – 20 ngày sau sạ.
Lần do
Độ lún (cm)
Dụng cụ thực nghiệm Bàn chân người Ruộng lúa 15 ngày sau sạ Lần 1 10 8,5 Lần 2 5 3,5 Lần 3 15 10,5 Ruộng lúa 17 ngày sau sạ Lần 1 15,5 13,5 Lần 2 12 7,5 Lần 3 3 1 Ruộng lúa 20 ngày sau sạ Lần 1 21 17,5 Lần 2 18,5 15,5 Lần 3 19 15
SVTH: Phan Văn Đệ Page 35 Thực nghiệm trên ruộng lúa 40 - 45 ngày sau sạ.
- Chọn ruộng lúa thực nghiệm.
Ruộng lúa được chọn đang trong giai đoạn làm đòng.
Địa điểm ruộng lúa được chọn thực nghiệm tại Thuận Thới - Trà Ôn - Vĩnh Long, ngày thực hiện 12/4/2015.
- Tiến hành thực nghiệm trên ruộng lúa.
Thực nghiệm được thực hiện trên các mảnh ruộng được chọn. Kết quả thực nghiệm được thể hiện trong bảng 3.2.
Hình 3.6. Thực nghiệm trên lúa 40 - 45 ngày sau sạ. Bảng 3.2. Kết quả thực nghiệm trên lúa 40 - 45 ngày sau sạ.
Lần do
Độ lún (cm)
Dụng cụ thực nghiệm Bàn chân người Ruộng lúa 40 ngày sau sạ Lần 1 4 2 Lần 2 3 2 Lần 3 4,5 2,5
SVTH: Phan Văn Đệ Page 36 Ruộng lúa 43 ngày sau sạ Lần 1 3 1,5 Lần 2 3 2 Lần 3 3 2 Ruộng lúa 45 ngày sau sạ Lần 1 3 2,5 Lần 2 3,5 2,5 Lần 3 3 2
Thực nghiệm trên ruộng lúa 55 - 60 ngày sau sạ.
- Chọn ruộng lúa thực nghiệm.
Ruộng lúa được chọn đang trong giai đoạn trổ.
Địa điểm ruộng lúa được chọn thực nghiệm tại Thuận Thới - Trà Ôn - Vĩnh Long, ngày thực hiện 12/4/2015.
- Thực nghiệm trên ruộng lúa
Thực nghiệm được thực hiện trên các mảnh ruộng được chọn. Kết quả thực nghiệm được thể hiện trong bảng 3.3.
SVTH: Phan Văn Đệ Page 37
Bảng 3.3. Kết quả thực nghiệm trên lúa 55 - 60 ngày sau sạ
Lần do
Độ lún (cm)
Dụng cụ thực nghiệm Bàn chân người Ruộng lúa 55 ngày sau sạ Lần 1 6,5 5 Lần 2 8 5 Lần 3 12 9,5 Ruộng lúa 58 ngày sau sạ Lần 1 5 3,5 Lần 2 8 6,5 Lần 3 12 9,5 Ruộng lúa 60 ngày sau sạ Lần 1 9 7 Lần 2 6 3,5 Lần 3 12 9
Kết luận: Thực nghiệm đo được độ lún lớn nhất đối với mẩu thử là 21 cm. Với độ lún và kết cấu của phương án thiết kế thì ta chọn sơ bộ chiều dài mấu bám dạng cọc l = 0,44m.
Do hạn chế về thời gian, địa hình nên thực nghiệm chỉ có thể thực hiện ở một vài địa phương và chỉ thực nghiệm trên vụ lúa hiện thời (vụ xuân - hè). Vì vậy thực nghiệm này cần kiểm nghiệm tại nhiều địa hình, nhiều vùng sản xuất lúa và các vụ mùa trong năm khác nhau.
SVTH: Phan Văn Đệ Page 38