Hệ di động loại bánh

Một phần của tài liệu nghiên cứu thiết kế bánh xe máy chăm sóc lúa (Trang 31 - 36)

Bộ phân di động loại bánh, có thể hai bánh, ba bánh, bốn bánh hay nhiều bánh, có thể là bánh cao su hoặc bánh sắt. Hiện nay, bánh cao su được sử dụng nhiều hơn cả do khả năng êm dịu và cơ động của chúng, bánh sắt chỉ sử dụng trong một số trường hợp đặt biệt như khi cần khả năng bám hoặc bánh xe vừa làm nhiệm vụ của bộ phận làm đất như bánh lồng.

2.2.1.1. Bánh cao su đàn hồi. a) Cấu tạo chung:

Bánh cao su đàn hồi có cấu tạo chung gồm có: vành bánh, lốp và săm.

Vành bánh thường được làm bằng thép có phần đĩa và vành được tán hoặc hàn lại với nhau. Vành bánh có 2 loại: vành sâu và vành phẳng.

- Vành sâu: không tháo được, lắp với đĩa bằng đinh tán hoặc hàn. Thường dùng cho ôtô nhỏ và máy kéo.

- Vành phẳng: tiện lợi cho việc tháo lắp lốp. Vành phẳng tháo được là nhờ vòng hãm cắt.

Săm là bộ phận đàn hồi chứa không khí. Trên săm có đặt một van một chiều để giữ cho không khí trong săm không thoát ra ngoài.

Lốp dùng để bảo vệ cho săm trên vành bánh, đảm bảo độ bám cần thiết với mặt đường. Cấu tạo của lốp gồm có các lớp vải bố và lớp sợ kim loại ở giữa, phía

SVTH: Phan Văn Đệ Page 18

trong lốp có thể là sợ tổng hợp hay lớp cao su, phủ ngoài là lớp cao su dầy, mặt lốp với các mấu bám và các bó tanh kim loại. Các mấu bám có độ nhô và hình dạng sao cho làm tăng độ bám, giảm hiện tượng dính của bùn đất và làm nguội lốp. Lốp có hai vành ngoài nhờ đó mà lốp được lắp trên vành bánh. Để tăng độ bền và độ cứng thì vành ngoài có các tanh được chế tạo bằng một số vòng dây thép bọc vải và phủ cao su.

Hình 2.10. Cấu tạo lốp của bánh cao su đàn hồi.

b) Đặt điểm của bánh cao su đàn hồi.

Ƣu điểm:

- Cấu tạo đơn giản, trọng lượng nhỏ, giá thành thấp. - Dễ thay thế, sửa chửa, độ bền cao.

- Hoạt động êm diệu, cơ động cao, có khả năng làm việc ở tốc độ cao.

- Tính giảm chấn lớn nên các chi tiết trên máy nông nghiệp ít chịu lực va đập.

SVTH: Phan Văn Đệ Page 19

- Lực cản chuyển động bé.

Khuyết điểm:

- Áp suất tác dung lên đất lớn và làm việc kém hiệu quả ở đất lầy.

Hình 2.11. Một số máy nông nghiệp sử dụng hệ di động bánh lốp.

2.2.1.2. Bánh sắt.

Trên các vùng đất có nước bùn thì việc di chuyển của máy nông nghiệp rất khó khăn. Do bùn, nước, đất có nền yếu, độ trượt của bánh lớn nên sức kéo giảm đi làm tăng chi phí nhiên liệu, giảm năng suất của liên hợp máy. Các máy kéo bánh xích có trọng lượng lớn không thể làm việc trên các vùng lầy này, còn máy kéo bánh cao su đàn hồi thì hoạt động không hiệu quả. Giải pháp cho vấn đề này là sử dụng bánh sắt. Bánh sắt có kết cấu đơn giản, trọng lượng nhẹ, độ bám cao, vượt lầy tốt,…

SVTH: Phan Văn Đệ Page 20

Tuỳ theo loại máy và yêu cầu sử dụng khác nhau mà bánh sắt có kết cấu khác nhau và tên gọi khác nhau như: bánh lồng, bánh phao, bánh phụ, bánh guốc,…

Hầu hết các bánh sắt sử dụng trong nông nghiệp thường có cấu tạo chung gồm có 4 phần chính: bộ phận liên kết, căm (nan hoa), vành bánh, mấu bám.

Một số loại bánh sắt đƣợc sử dụng phổ biến:

Bánh lồng – bánh phao: Chỉ được lắp vào máy kéo nông nghiệp khi máy di

chuyển ở khu vực làm việc (không sử dụng trên đường), nó được lắp vào cầu sau chủ động của máy kéo.

- Bánh phao được sử dụng trên vùng đất ngập nước sâu, ruộng nền yếu. Nếu ruộng có độ chặt nhỏ hơn 3 kg/cm2 thì máy cần lắp thuyền trượt, tấm trượt hoặc phao, khi đó bộ phận làm việc được đặt trên thuyền trượt, còn bánh phao để tạo lực kéo để thuyền trượt trên bùn.

- Bánh lồng hình trụ, có đường kính bằng đường kính bánh chủ động máy kéo, vành bánh do những thép góc L uốn tròn, trên vành gắn những thanh thép góc L song song theo đường sinh mặt trụ có hình dáng như một cái lồng. Khi di chuyển trên ruộng bánh lồng vừa là bộ phận di chuyển, vừa là máy công tác để làm đất. Bánh lồng sử dụng phổ biến ở những vùng đất ngập nước trồng lúa ở vùng đồng bằng sông Cửu Long. Bánh lồng làm việc tốt trong điều kiện ruộng nước từ 5 đến 35cm. Đất sau khi cày ải hoặc chưa cày được cấp nước vào rồi dùng bánh lồng để chạy vài tác là có thể sạ được.

SVTH: Phan Văn Đệ Page 21

Hình 2.12. Máy kéo sử dụng bánh lồng - bánh phao trên ruộng nước.

- Bánh phụ: bánh phụ được lắp vào bánh chủ động (bánh hơi cao su) khi làm

việc ở đất bùn, ít nước để tăng độ bám khi làm việc. Trên bánh phụ thường có các mấu bám lớn để bám đất, kích thước của bánh phụ thường có đường kính nhỏ hơn bánh chính vì vậy khi di chuyển trên đường chỉ có bánh chính làm việc để tránh hư hỏng bánh phụ.

Hình 2.13. Máy kéo sử dụng bánh phụ trên ruộng nước.

Bánh guốc: Bánh guốc được sử dụng trên đất bùn, ngập nước, đất có nền,…

SVTH: Phan Văn Đệ Page 22

Hình 2.14. Một số máy nông nghiệp sử dụng bánh guốc.

Một phần của tài liệu nghiên cứu thiết kế bánh xe máy chăm sóc lúa (Trang 31 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)