2. CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ TƯƠNG BẦN
2.2.4 Những bài học kinh nghiệm về bảo tồn và phát triển làng nghề tương Bần
bảo nhau giữ gĩn chữ tín để không phụ lòng mến mộ của khách hàng. Trong những năm tháng thời bao cấp nghề làm tương nay bị mai một gặp không ít khó khăn trong sản xuất và tiêu thụ, tương sản xuất ra nhưng không bán được, giá trị mang lại cho người sản xuất thấp do vậy nhiều hộ bỏ nghề không sản xuất do vậy tương bần càng có dấu hiệu mai một, tương bần đã trải qua bao thăng trầm trong lịch sử và kể từ năm 1990 (thế kỉ XX) trở lại đây làng nghề tương bần mới được khôi phục và phát triển hộ sản xuất làm quanh năm dân làng Bần đã sống bằng cái nghề cùng với họ qua bao thế hệ. Đến năm 2002 thực hiện chủ trương của tỉnh Hưng Yên và huyện Mĩ Hào về khôi phục làng nghề huyện khuyến khích các hộ sản xuất khôi phục nghề tìm thị trường tiêu thụ và ngày nay tương Bần vẫn được duy trì và phát triển với danh tiếng được nhiều người biết đến và tương bần được bán ở các nơi thậm chí sang cả thị trường nước ngoài (Đức, Nga, Pháp, Tiệp Khắc, Ba Lan).
2.2.4 Những bài học kinh nghiệm về bảo tồn và phát triển làng nghề tương Bần Bần
Nhắc đến tương Bần người tiêu dùng liên tưởng đến món ăn cổ truyền của nông thôn Việt Nam và của dân tộc Việt Nam. Để bảo tồn và phát triển làng nghề phải sản xuất ra tương chất lượng ổn định là yếu tố quyết định đến sự tồn tại và phát triển của làng nghề để giữ gìn uy tín, giá cả phải hợp lý với nhu cầu của thị trường. Người sản xuất cần phải có kinh nghiệm quy trình kỹ thuật với bí quyết gia truyền sản phẩm phải đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Sản phẩm sản xuất ra phải đồng đều có địa chỉ sản xuất mỗi hộ phải có thương hiệu riêng và phải xây dựng thương hiệu cho làng nghề để người tiêu dùng biết đến nhiều hơn về xuất sứ sản phẩm, tạo lên uy tín, danh tiếng cho làng nghề, góp phần bảo tồn giá trị và tri thức truyền thống của địa phương.
Bên cạnh đó các hộ sản xuất trong làng nghề không ngừng học hỏi nâng cao kiến thức về kỹ thuật sản xuất, lựa chọn nguyên liệu đầu vào cẩn thận, chất lượng để nâng cao chất lượng sản phẩm đầu ra người sản xuất biết áp dụng hài hoà bí quyết, quy trình công nghệ truyền thống và công nghệ hiện đại.
Mở rộng, xây dựng thị trường tiêu thụ sản phẩm cho làng nghề cần có sự quan tâm của địa phương trong làng nghề.