2. CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ TƯƠNG BẦN
2.2.3 Sự thăng trầm và quá trình phát triển của làng nghề tương bần ở Việt Nam
Việt Nam
Tương Bần đã có từ lâu đời, là món ăn của người nghèo nhưng là sản phẩm đặc biệt trong ẩm thực Việt Nam. Nó đã đi vào dân gian, truyền từ đời này sang đời khác của làng. Cụ Hải Thượng Lãn ông, nhà y học nổi tiếng thế kỉ thứ XIII (người đất Liêu Xá - Yên MÜ - Hưng Yên) trong cuốn sách “Lữ công thắng lãm” cho tương là món ăn giàu dinh dưỡng, là thứ nước chấm độc đáo của người Việt. Trong sách cụ có giới thiệu sáu loại tương. Trong đó có tương Bần. Tương Bần có mặt trong các ngôi chùa, có mặt trong các bữa ăn đãi khách. Cùng dòng chảy thời gian tưởng chừng như tương Bần bị mai một thế nhưng vào đầu thế kỷ XX (1910) tương Bần lại được biết đến không chỉ trong nước, khắp ba miền (Bắc - Trung - Nam) và ở nước ngoài, tương được bán sang Pháp, có cả gian hàng được bán ở thủ đô Paris hoa lệ và khó tính. Tương Bần được đóng vào những thùng gỗ có ba đai tre, chứa đủ 24 lít dùng nắp nút gỗ bọc lá chuối khô, dán giấy đỏ ở ngoài. Và sau đó tương Bần lại bị mai một và vắng bóng trên thị trường.
Cho tới những năm 1935 - 1940 có cụ bà Thân Thị Lựu khéo tay làm tương. Cụ mạnh dạn làm tương và đưa sản phẩm bán ở quán lấy tên hiệu là Cự Lẫm ai ngờ cái quán tên đầu tiên ở cạnh đường số 5 ấy lại là sự mở màn cho việc đưa tương Bần đến với mọi người, sau nhà sản xuất hiệu Cự Lẫm có thêm nhà sản xuất hiệu Dân Sinh khách thập phương qua lại mua tương về ăn thấy ngon và lời đồn tiếng thơm vang đến Hà Nội và được người Hà Nội ưa chuộng cạnh tranh với một làng tương khác như tương Cự Đà ở Hà Đông,
tương Nam Đàn ở Nghệ An. Kế thừa truyền thống nghề làm tương của cha