Kết luận và hướng phát triển của đề tài 1.Kết luận

Một phần của tài liệu Xác định vị trí khuyết tật của vật liệu bằng phương pháp MonteCarlo (Trang 56 - 57)

CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN.

3.4. Kết luận và hướng phát triển của đề tài 1.Kết luận

3.4.1.Kết luận

Để xác định vị trí khuyết tật của vật liệu bằng kĩ thuật gamma tán xạ ngược, phương pháp Monte – Carlo được ứng dụng thông qua mô phỏng quá trình gamma tương tác với vật chất bằng chương trình MCNP5. Nguồn phát gamma được sử

dụng là nguồn 60Co. Hệ đo được mô phỏng với 3 tỉ photon tương tác với tấm thép

C45 dày 25 mm, đầu dò ghi nhận là đầu dò nhấp nháy NaI(Tl). Khuyết tật là các lỗ tròn hình trụ được tạo ra có độ sâu và đường kính khác nhau trên tấm thép.

Phổ gamma tán xạ được cắt lấy từ vị trí kênh 516 đến kênh 2082. Sau đó, phổ được xử lí theo hai cách. Cách 1 làm khớp phổ thành một đỉnh Gauss và nền dạng đa thức. Cách 2 làm khớp phổ thành hai đỉnh Gauss và nền dạng đa thức. Cả hai cách làm trên đều đi đến một kết quả. Đối với tấm thép có bề dày còn lại từ 5 mm đến 13 mm, diện tích đỉnh tăng. Nhưng với tấm thép có bề dày lớn hơn 13 mm, diện đỉnh thăng giáng không đáng kể. Điều đó cho thấy rằng bề dày bão hòa của thép C45 là từ 12 đến 13 mm. Với bề dày này, việc xác định vị trí lỗ khuyết tật được thực hiện thông qua việc nghiên cứu hệ số khuyết tật C. Đối với tấm thép có bề dày còn lại nhỏ hơn 9 mm, hệ số C giảm nhanh. Nhưng khi bề dày lớn hơn 9 mm, hệ số C có sự thăng giáng không đáng kể. Từ đó cho thấy việc dò các khuyết tật nằm bên trong tấm thép chỉ cho kết quả tối ưu đối với các lỗ khuyết tật có đáy cách bề mặt tấm thép không quá 9 mm. Ngoài phạm vi này diện tích đỉnh không còn có sự phân biệt rõ ràng nữa nên sự thay đổi của hệ số khuyết tật không còn đáng kể do vậy kết quả dò tìm vị trí khuyết tật sẽ không còn chính xác.

Xử lí phổ tán xạ bằng cách làm khớp phổ thành một đỉnh Gauss và nền dạng đa thức hay làm khớp thành hai đỉnh Gauss và nền dạng đa thức đều cho một kết quả gần như nhau. Sai số khi tính diện tích đỉnh tán xạ không có sự khác biệt nhiều. GVHD: ThS Hoàng Đức Tâm

Tuy nhiên theo J. E. Fernández, phổ gamma tán xạ có hai thành phần, thành phần đỉnh ứng với tán xạ một lần và thành phần với tán xạ nhiều lần. Trong tán xạ nhiều lần, đóng góp của tán xạ đôi chiếm ưu thế. Do đó, việc làm khớp phổ thành hai đỉnh Gauss sẽ phù hợp hơn so với lí thuyết.

Phương pháp gamma tán xạ xác định vị trí khuyết tật của tấm thép sử dụng

nguồn 60Co với bố trí thí nghiệm của chúng tôi chỉ có thể áp dụng đối với tấm thép

có bề dày còn lại không quá 9 mm. Đối với tấm thép có bề dày còn lại quá 9 mm, phương pháp này không còn mang lại kết quả chính xác nữa.

Một phần của tài liệu Xác định vị trí khuyết tật của vật liệu bằng phương pháp MonteCarlo (Trang 56 - 57)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(61 trang)
w