Phân hữu cơ

Một phần của tài liệu Giáo trình MD 01 chuẩn bị trước trồng (Trang 57)

2. Chuẩn bị các loại phân bón

2.2. Phân hữu cơ

- Phân hữu cơ:Là các chất hữu cơ vùi vào đất sau khi phân giải có khả năng cung cấp chất dinh dưỡng cho cây và quan trọng hơn cả là có tác dũng cải tạo đất lớn.

 Do nồng độ dinh dưỡng trong phân hữu cơ thấp nên bón không làm cháy lá, hỏng rễ, hại cây. Bón thừa cũng không có tác hại cho cây, do đó kỹ thuật bón đơn giản dễ thực hiện.

 Quả có phẩm chất ngon, kéo dài thời gian bảo quản sau thu hoạch.

 Tăng cường sự phát triển vi sinh vật trong đất, giúp quá trình khoáng hóa xảy ra nhanh hơn, cung cấp cho rễ cây được nhiều chất dinh dưỡng.

 Cải tạo lý tính đất, giúp cho đất có cấu trúc xốp hơn, độ ẩm trong đất được giữ lâu hơn, bảo vệ đất chống xói mòn, gìn giữ được độ phì nhiêu của đất.

 Tăng cường khả năng trao đổi chất trong đất, nhờ vậy làm gia tăng hiệu quả bón phân vô cơ, hạn chế thất thoát trong quá trình bón phân vô cơ.

- Phân chuồng: Phân chuồng là loại phân do gia súc thải ra. Phân chuồng là hổn hợp chủ yếu của: phân, nước tiểu gia súc và chất độn. Nó không những cung cấp thức ăn cho cây trồng mà còn bổ sung chất hữu cơ cho đất giúp cho đất được tơi xốp, tăng độ phì nhiêu, tăng hiệu quả sử dụng phân hóa học…

Trung bình mỗi đầu gia súc nuôi nhốt trong chuồng, sau mỗi năm có thể cung cấp một lượng phân chuồng (kể cả độn) như sau:

Bảng 19 : Số lượng của chất thải trên đầu gia súc

Lợn 1.8 – 2.0 tấn/con/năm

Dê 0.8 – 0.9 tấn/con/năm

Trâu bò 8.0 – 9.0 tấn/con/năm

Ngựa 6.0 – 7.0 tấn/con/năm

Bảng 20: Thành phân dinh dưỡng của phân chuồng Đơn vị %

Loại phân H2O N P2O5 K2O CaO MgO

Lợn 82.0 0.80 0.41 0.26 0.09 0.10

Trâu bò 83.1 0.29 0.17 1.00 0.35 0.13

Ngựa 75.7 0.44 0.35 0.35 0.15 0.12

Vịt 56.0 1.00 1.40 0.62 1.70 0.35 Trong 10T phân chuồng có thể lấy ra được một số nguyên tố vi lượng như sau:

Bo: 50 – 200 g; Mn: 500 – 2000 g; Co: 2 – 10 g Cu: 50 – 150 g; Zn: 200 – 1000 g; Mo: 2 – 25 g

Hình 1.3.18 : Phân chuồng

2.2.1. Các phương pháp ủ phân chuồng

Ủ phân là biện pháp cần thiết trước khi đem phân sử dụng bởi vì trong phân chuồng tươi còn có nhiều hạt cỏ dại, nhiều kén nhộng côn trùng, nhiều bảo tử, ngủ nghỉ của nấm, xạ khuẩn, vi khuẩn và tuyến trùng gây bệnh. Ủ phân vừa có tác dụng sử dụng nhiệt độ tương đối cao trong quá trình phân huỷ chất hữu cơ để tiêu diệt hạt cỏ dại và mầm mống côn trùng, bệnh cây vừa thúc đẩy quá trình phân huỷ chất hữu cơ, đẩy nhanh quá trình khoáng hoá để khi bón vào đất phân hữu cơ có thể nhanh chóng cung cấp chất dinh dưỡng cho cây.

Mặt khác, trong phân tươi tỷ lệ C/N cao, là điều kiện thuận lợi cho các loài vi sinh vật phân huỷ các chất hữu cơ ở các giai đoạn đầu hoạt động mạnh. Chúng sẽ sử dụng nhiều chất dinh dưỡng nên có khả năng tranh chấp chất dinh dưỡng với cây.

Ủ phân làm cho trọng lượng phân chuồng có thể giảm xuống, nhưng chất lượng phân chuồng tăng lên. Sản phẩm cuối cùng của quá trình ủ phân là loại phân hữu cơ được gọi là phân ủ, trong đó có mùn, một phần chất hữu cơ chưa phân huỷ, muối khoáng, các sản phẩm trung gian của quá trình phân huỷ, một số enzym, chất kích thích và nhiều loài vi sinh vật hoại sinh.

Trong điều kiện khí hậu nhiệt đới ở nước ta với ẩm độ cao, nắng nhiều, nhiệt độ tương đối cao, quá trình phân huỷ các chất hữu cơ diễn ra tương đối nhanh… Sử dụng phân chuồng bán phân giải là tốt nhất, bởi vì ủ lâu phân ủ sẽ mất nhiều đạm.

Chất lượng và khối lượng phân ủ thay đổi nhiều tuỳ thuộc vào thời gian và phương pháp ủ phân. Thời gian và phương pháp ủ phân ảnh hưởng đến thành phần và hoạt động của tập đoàn vi sinh vật phân huỷ và chuyển hoá chất hữu cơ thành

mùn, qua đó mà ảnh hưởng đến chất lượng và khối lượng phân ủ.

Để đảm bảo cho các quá trình hoạt động của vi sinh vật được tiến hành thuận lợi, nơi ủ phân phải có nền không thấm nước, cao ráo, tránh ứ đọng nước mưa. Đống phân ủ phải có mái che mưa và để tránh mất đạm. Cạnh nơi ủ phân cần có hố để chứa nước từ đồng phân chảy ra. Dùng nước phân ở hố này tưới lại đống phân để giữ độ ẩm cần thiết, tạo điều kiện thuận lợi cho tập đoàn vi sinh vật hoạt động mạnh.

Có 3 phương pháp ủ phân chuồng là: + ủ nóng

Lấy phân ra khỏi chuồng, chất thành lớp, không được nén, tưới nước, giữ ẩ m 60-70%, có thể trộn thêm 1% vôi bột và 1-2% Super Lân, sau đó trét bùn che phủ cho kín hàng ngày tưới nước, thời gian ủ ngắn 30-40 ngày, ủ xong là sử dụng được.

+ Ủ nguội

Lấy phân ra khỏi chuồng xếp thành lớp, mỗi lớp rắc khoảng

(2%) lân, nén chặt. Đống phân ủ rộng khoảng 2-3m, cao 1, 5-2m, trét bùn bên ngoài tránh mưa. Thời gian ủ lâu, 5-6 tháng mới xong.

+ ủ nóng trước nguội sau:

Ủ nóng 5-6 ngày, khi nhiệt độ 50-60°C nén chặt ủ tiếp lớp khác lên trên, trét bùn kín, có thể cho thêm vào đống phân ủ các loại phân khác như: phân thỏ, gà, vịt làm phân men để tăng chất lượng phân.

Ủ phân theo cách này có thể rút ngắn được thời gian so với cách ủ nguội, nhưng phải có thời gian dài hơn cách ủ.

Ngoài ra có thể thực hiện cách ủ như sau: Trước tiên dùng vỏ trấu, bã thực vật... trộn đều với men vi sinh Trichoderma; sau đó, cho một lớp phân chuồng (trâu, bò, heo, gà...) có ẩm độ 40 – 50% vào hố ủ dày khoảng 20cm, rải một lớp mỏng men vi sinh, và lớp Super Lân và tiếp tục như thế cho đến khi đống phân đạt 1 – 1,5m, rồi dùng bạc phủ kín che nắng, mưa. Sau 3 – 5 ngày, nhiệt độ trong đống phân tăng lên và đạt 70oC, làm ức chế sự nảy mầm của hạt cỏ cũng như diết các loại mầm bệnh có trong phân chuồng có thể gây bệnh cho người và gia súc; thời gian 20 ngày sau tiến hành đảo trộn từ trên xuống, từ ngoài vào trong cho đều, tấp thành đống ủ tiếp khoảng 25 – 40 ngày nữa là có thể sử dụng tốt cho cây ăn trái, cây công nghiệp, các loại rau màu...

Hiện trên thị trường có bán 1kg men vi sinh Trichoderma, 3kg men vi sinh trộn đều 30kg Super Lân, ủ được 1 tấn phân chuồng, áp dụng phương pháp ủ như trên, giá thành giảm từ 30 – 50% với các loại phân vô cơ trên thị trường, dùng phân này bón cho cây trồng và rau màu không những đạt năng suất cao, cây lá xanh mướt và được thị trường ưa chuộng mà còn phòng trừ các bệnh vàng lá, thối rễ...Chú ý, khi ủ phân bà con nông dân không dùng vôi, vì làm huỷ diệt các vi sinh vật trong phân, nên bón ngoài ruộng trước khi làm đất là tốt nhất. Được biết, dùng men vi sinh Trichoderma tăng cường hệ vi sinh vật có ích trong đất, phân giải nhanh các chất hữu cơ, cung cấp dinh dưỡng cho cây, tăng cường đề kháng cho cây trồng đối với các loại vi sinh vật hại, giảm giá thành tăng năng suất cây trồng...

Tuỳ theo thời gian có nhu cầu sử dụng phân mà áp dụng phương pháp ủ phân thích hợp để vừa đảm bảo có phân dùng đúng lúc vừa đảm bảo được chất lượng phân.

Phân xanh

Phân xanh thường được sử dụng tươi, không qua quá trình ủ. Vì vậy, phân xanh chỉ phát huy hiệu quả sau khi được phân huỷ. Cho nên người ta thường dùng phân xanh để bón lót cho cây hàng năm hoặc dùng để “ép xanh” (tủ gốc) cho cây lâu năm.

Tính chất của phân xanh

Cây phân xanh thường là cây họ đậu, tuy vậy cũng có một số loài cây thuộc các họ khác như cỏ lào, cây quỳ dại, v.v.. cũng được nhiều nơi dùng làm phân xanh. Phân xanh có nhiều loài được nông dân gieo trồng với mục đích làm phân bón, nhưng cũng có một số loài cây mọc hoang dại được sử dụng làm phân xanh. Các loại cây họ đậu thường có các vi sinh vật cộng sinh sống trên rễ và giúp cây hút đạm từ không khí. Lượng đạm này về sau có thể cung cấp một phần cho cây trồng. Cây họ đậu còn có khả năng hút lân khó tiêu và kali từ những lớp đất sâu mạnh hơn nhiều loài cây khác.

Cây phân xanh dễ trồng, phát triển nhanh và mạnh. Ngoài việc được sử dụng làm phân bón cho cây trồng, các loài cây phân xanh còn được dùng để làm cây phủ đất, cây che bóng, cây giữ đất chống xói mòn, cây cải tạo đất, nâng cao độ phì nhiêu của đất.

Cây phân xanh có nhiều loài và có khả năng thích nghi rộng cho nên cây phân xanh có thể trồng được ở nhiều nơi và có thể nói, nơi nào cũng có thể trồng được phân xanh, các loại cây phân xanh có vai trò rất to lớn trong việc gìn giữ, cải tạo đất và góp phần rất đắc lực làm tăng năng suất các loại cây trồng. Các loài cây phân xanh được trồng nhiều nơi ở nước ta là: muồng, điền thanh, đậu nho nhe, keo dậu, cỏ stylô, trinh nữ không gai…

- Một số loại cây phân xanh:

Hình 1.3.20 .Cây điên điển

Hình 1.3.21: Cây lục bình

Hình 1.3.22: Cây đậu triều

Hình 1.3.23: Cây cốt khí

Cây phân xanh có khả năng thích nghi lớn, nhưng không phải loài cây nào ở đâu trồng cũng được. Năng suất chất xanh và khả năng phát triển của các loài cây có thể thay đổi tuỳ theo chân đất và điều kiện cụ thể ở từng nơi. Có loài thích hợp ở các chân đất đồi, có loài thích hợp ở các chân đất cát, có loài thích hợp ở các tỉnh Nam Bộ, có loài thích hợp ở các tỉnh miền núi phía Bắc, v.v.. Vì vậy, cần lựa chọn các loài thích hợp với điều kiện của địa phương để trồng mới thu được kết quả tốt. Cây phân xanh cũng thường chỉ phát huy tác dụng trong những cơ cấu nhất định với các loài cây trồng, vì vậy cần lựa chọn những cơ cấu cây trồng hợp lý với thành phần cây phân xanh phù hợp để trồng xen, trong vườn cây đào, quất cảnh

2.2.2. Cách sử dụng

Đặc điểm sử dụng phân xanh

- Khi cây phân xanh ra hoa, người ra cày vùi chúng vào đất vì lúc này cây phân xanh có năng suất sinh khối cao, cây chưa có hạt nên hạt chưa rụng xuống đất mọc thành cây con gây trở ngại cho việc trồng cây chính vụ sau.

- Dùng cây phân xanh bón lót cho cây trồng lúc làm đất. - Đưa vào hệ thống xen canh trên vườn cây trồng chính. - Tủ gốc, phủ luống, “ép xanh” cho cây lâu năm.

Mặc dù không tác dụng một cách nhanh chóng, tức thời như phân hoá học, nhưng phân chuồng có những tác dụng mà không một loại phân hoá học nào có được. Tuy nhiên, phân chuồng cũng có nhiều hạn chế cần hết sức lưu ý khi sử dụng.

Ưu điểm:

- Trong phân chuồng luôn chứa đầy đủ các nguyên tố dinh dưỡng như đạm, lân, kali, canxi, magiê, natri, silic. Các nguyên tố vi lượng như đồng, kẽm, mangan, molipden... hàm lượng không cao.

- Phân chuồng cung cấp một lượng mùn lớn làm kết cấu của đất tơi xốp hơn, bộ rễ cây trồng phát triển mạnh, tăng khả năng chống chịu của cây trồng với điều kiện ngoại cảnh bất thuận lợi như rét, xói mòn, hạn... Vì vậy người ta gọi phân chuồng là phân cải tạo hoá - lý tính đất.

- Một ưu điểm nữa của phân chuồng là nông dân có thể tự làm được dựa trên những sản phẩm nông nghiệp sau thu hoạch như thân, lá, rễ cây kết hợp với chất thải chuồng trại trong chăn nuôi.

Hạn chế:

Tuy vậy, sử dụng phân chuồng cũng có những hạn chế như hàm lượng chất dinh dưỡng dễ tiêu thấp hơn nhiều so với phân hoá học. Hàm lượng đạm nguyên chất trong loại phân chuồng tốt nhất cũng chỉ đạt 3 - 4% (trong khi đó ở urê là 46%). Vì vậy, khi sử dụng thường phải bón với một lượng lớn và phải kết hợp bón bổ sung với phân hoá học trong những giai đoạn cây cần.

- Phân chuồng có tác dụng từ từ, vận chuyển cồng kềnh, phụ thuộc vào chăn nuôi. Nếu không được chế biến kỹ có thể mang một số nấm bệnh hại cây trồng. Ngoài ra do lên men, phân chuồng có chứa các axit hữu cơ, nên khi bón, nếu không kết hợp với vôi sẽ làm chua đất.

- Nhiều hộ nông dân, sử dụng cả phân chuồng tươi đem bón với hy vọng cây trồng sẽ hấp thu được. Đây là việc làm hoàn toàn sai, vì phân chuồng tươi là loại phân chuồng chưa qua ủ, chứa hàm lượng dinh dưỡng khó tiêu lớn, nếu đem bón cây trồng cũng không hấp thụ được ngay mà còn làm lây lan nấm bệnh và cỏ dại cho vườn và cây trồng. Vì vậy, khi sử dụng phân chuồng bà con nên sử dụng phân chuồng hoai mục để bón.

3. Chuẩn bị các loại thuốc bảo vệ thực vật

Trong suốt quá trình sinh trưởng, phát triển cây đào, quất cảnh bị rất nhiều loài sâu, bệnh phát sinh, phát triển và gây hại. Sản phẩm của cây đào, quất cảnh lại được dùng để trưng bày, trang trí cho nên đòi hỏi phải đẹp cả lá, hoa, quả, thân, cành. Do vậy, trong sản xuất đào, quất cảnh cần phải dùng nhiều loại thuốc bảo vệ thực vật, điều tiết sinh trưởng.

Tùy theo đặc điểm của vùng miền và chủng sâu bệnh hại trên cây đào, quất cảnh có thể giống hoặc khác nhau, nhưng nhìn chung cây đào, quất cảnh thường bị một số loại sâu, bệnh chủ yếu phá hoại như:

Loại sâu bệnh Loại thuốc phòng trừ

Sâu vẽ bùa

Sử dụng thuốc gốc Imidacloprid (Confidor…), Cypermethrin, các loại thuốc gốc Abamectin, Polytrin P, Dầu khoáng D-C Tron plus để phòng trị.

Nhện đỏ

Có thể dùng các loại thuốc như Comite, Pegasus, Kelthane, Ortus, Nissorun, dầu khoáng DC- Tron Plus.

Rầy chổng cánh

bằng một trong các loại thuốc như: DC-Tron Plus 98.8EC; Applaud-Bas 27BTN; Virofos 20EC; Applaud-Mipc 25BTN; Vicondor 50EC; Trebon10EC; Bascide 50EC; Butyl 10WP... Khi phun nên tập trung xịt vào những chỗ có rầy bu bám nhiều (các bộ phận non của cây).

Ruồi vàng

Sử dụng bẩy ViZubon – D dẫn dụ ruồi đực ( đặt 5-10m/1 bẩy).

- Phun SOFRI Protein thuỷ phân diệt ruồi trưởng thành đực và cái. Không phun toàn ruộng mà chỉ phun theo luống và bỏ cách luống, không phun trực tiếp lên trái.

-

Sâu đục cành vôi hoặc Boóc-đô (pha tỉ lệ: 1 phần CuSO4 + 1 phần vôi tôi + 20 phần nước) Sâu đục gốc vôi hoặc Boóc-đô (pha tỉ lệ: 1 phần CuSO4 + 1 phần vôi tôi + 20 phần nước) Sâu đục thân vôi hoặc Boóc-đô (pha tỉ lệ: 1 phần CuSO4 + 1 phần vôi tôi + 20 phần nước) Sâu xanh bướm phượng Nếu thấy mật độ cao, có thể tiến hành phun thuốc phòng trừ sâu non bằng các loại thuốc trừ

sâu thông thường, như Sumicidin 50EC, Fastac 50EC, Regent 800WG nồng độ 0,1- 0,2% với lượng thuốc phun từ 600- 800 lít thuốc đã pha cho 1 ha.

Bệnh vàng lá greening

Sử dụng một trong số các loại thuốc sau để phun trừ rầy chổng cánh nhăn chặn sự truyền bệnh như: Trebon, Sherpa, dầu khoáng, Sử dụng thuốc hóa học như Applaud 10BHN,Applaud MIPC 25% BTN,Bassa…

Bệnh loét

Dùng thuốc hóa học (Boóc đô 1%), Phun các loại thuốc gốc đồng như Copperzinc,Kasuran BTN(1,5-2%),hoặc Zineb 80 BHN(1/500- 1/800)

4. Chuẩn bị các loại chất điều tiết sinh trưởng

Bất cứ nhà vườn nào khi trồng đào, quất cảnh đều mong đào có nhiều hoa, quất cỏ nhiều quả và hoa, quả có mẫu mã đẹp, cân đối. Tuy nhiên, nghề trồng đào quất cảnh cũng giống như tình trạng chung của sản xuất nông nghiệp là chịu phụ thuộc lớn từ yếu tố tự nhiên, khí hậu. Những năm mưa thuận, gió hòa thì cây ra hoa,

Một phần của tài liệu Giáo trình MD 01 chuẩn bị trước trồng (Trang 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)