NGUYÊN LÝ LÀM VIỆC CỦA ĐỘNG CƠ ĐIỆN MỘT CHIỀU

Một phần của tài liệu khảo sát đặc tuyến máy điện một chiều kích từ song song (Trang 29 - 30)

3. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

2.5.NGUYÊN LÝ LÀM VIỆC CỦA ĐỘNG CƠ ĐIỆN MỘT CHIỀU

Khi cho điện áp một chiều U vào hai chổi than thu điện A và B sẽ có dòng điện I đi vào từ phiến góp đổi chiều A qua thanh dẫn ab và cd và đi ra phiến góp đổi chiều B. Các thanh dẫn ab và cd có dòng điện I chạy qua, lại nằm trong từ trường sẽ chịu tác dụng của lực điện từ Fđt làm cho rotor quay. Chiều của lực điện từ được xác định theo quy tắc bàn tay trái như hình vẽ:

Khi phần ứng quay được nửa vòng, vị trí các thanh dẫn ab và cd đổi chỗ cho nhau.

Lúc này thanh dẫn cd tiếp xúc với phiến góp đổi chiều A, dòng điện I chạy trong cd đổi chiều, cũng vậy thanh dẫn ab tiếp xúc với phiến góp đổi chiều B dòng điện I chạy qua nó cũng đổi chiều. Như vậy, khi thanh dẫn chuyển từ vùng cực này sang vùng cực khác tên nhờ có phiến góp đổi chiều mà dòng điện chạy trong các thanh dẫn cũng đổi chiều, do vậy giữ cho chiều của lực tác dụng không đổi làm cho rotor của động cơ có chiều quay không đổi.

Hình 2.25: Sơ đồ biểu diễn chiều của lực điện từ [2]

Khi động cơ quay, các thanh dẫn cắt các đường sức của từ trường của phần cảm ở stator làm xuất hiện suất điện động cảm ứng Eư. Chiều của suất điện động xác định theo quy tắc bàn tay phải. Theo hình vẽ ta thấy rằng suất điện động Eư có chiều ngược với chiều của dòng điện I (hay dòng điện ứng Iư) và chiều của điện áp U, nên Eư được gọi là suất phản điện. Phương trình cân bằng điện áp của động cơ điện một chiều là: [2]

U = Eư + IưRư

Một phần của tài liệu khảo sát đặc tuyến máy điện một chiều kích từ song song (Trang 29 - 30)