5. Các bƣớc thực hiện
2.1.1.1. Các chỉ tiêu sử dụng bóng đèn
hiệu suất phát sáng và tuổi thọ của bóng đèn
Hiệu suất phát sáng (lm/W): là số quang thông của bóng đèn có thể bức xạ khi tiêu
thụ một đơn vị năng lƣợng điện (1W). Hiệu suất càng lớn thì hiệu quả năng lƣợng càng cao. Những bóng đèn có hiệu suất thấp thƣờng gây ra những tác dụng nhiệt lớn nhƣ làm nóng môi trƣờng xung quanh, dễ hƣ hỏng và dễ gây hỏa hoạn.
Tuổi thọ của bóng đèn: tuổi thọ càng cao, bóng đèn làm việc càng ổn định, lâu
thay thế, giảm đƣợc chi phí cho ngƣời sử dụng, đồng thời giảm bớt đƣợc chất thải vào môi trƣờng.
Từ thời xa xƣa, con ngƣời đã tự tìm ra những nguồn sáng để thay thế cho ánh sáng mặt trời khi không có mặt trời. Lịch sử phát triển của loài ngƣời luôn luôn kéo theo sự phát triển của các loại nguồn sáng nhân tạo.
Năm 1879, nhà bác học ngƣời Mỹ Edison cho ra đời bóng đèn thắp sáng bằng điện đầu tiên, dây tóc bóng đèn bằng sợi cacbon với tuổi thọ 45 giờ. Năm 1895, chế tạo đƣợc bóng đèn vói dây tóc kim loại Osmium, cháy sáng hơn. Năm 1908, Siemene chế tạo bóng đèn với dây tóc bằng sợi hợp kin TungSten-Nickel cấu trúc tinh thể, cháy sáng hơn nhƣng có tuổi thọ ngắn hơn các loại bóng đèn trên. Tuy con ngƣời đã phát minh và chế tạo ra nhiều loại bóng, nhƣng hầu hết chúng đều có nhƣợc điểm là tuổi thọ không cao.
GVHD: Hoàng Xuân Dinh Trang 32 SVTH: Phạm Thị Sơn Ân
Hình 2.1: Các loại dây tóc đèn nung sáng
Đến năm 1913, con ngƣời đã tìm đƣợc phƣơng pháp luyện TungSten kéo thành sợi không có cấu trúc tinh thể, kéo dài đƣợc tuổi thọ của bóng đèn hơn. Cho đến thập niên 30 của thế kỉ 20 xuất hiện đèn huỳnh quang ứng dụng hiện tƣợng phóng điện trong môi trƣờng khí áp suất thấp không những có hiệu suất phát quang cao mà còn có thể tạo ra quang phổ bất kì. Trong những năm gần đây xuất hiện những loại bóng đèn mới là đèn thủy ngân cao áp, đèn Xenon… hiệu suất phát quang cao hơn, tuổi thọ lâu hơn, tiêu thụ điện năng ít hơn và chất lƣợng ánh sáng tốt hơn.