Đạo luật Nông nghiệp của Mỹ và những tác động của nó đến việc xuất khẩu cá tra, cá basa của Việt Nam sang thị trường Mỹ

Một phần của tài liệu Tìm hiểu về Hiệp định các biện pháp vệ sinh động thực vật (SPS) và tác động của nó đến Việt Nam (Trang 35 - 36)

20 Xem “Special and Differential Treatment for Developing Countries”, Study commissioned by Germanwatch and the Heinrich Boell Foundation, 05, Tr

3.3.1.Đạo luật Nông nghiệp của Mỹ và những tác động của nó đến việc xuất khẩu cá tra, cá basa của Việt Nam sang thị trường Mỹ

tra, cá basa của Việt Nam sang thị trường Mỹ

Cá tra và cá basa của Việt Nam là những mặt hàng với thị trường xuất khẩu chủ yếu sang Mỹ và các nước EU. Trong đó thị trường Mỹ chiếm tỷ trọng cao nhất với kim ngạch xuất khẩu cá tra sang Mỹ tính đến tháng 11/2016 tăng 22% so với cùng kỳ năm trước.

Tuy nhiên, vào năm 2008, Mỹ thông qua việc sửa đổi từ Đạo luật liên bang về thanh tra sản phẩm thịt, Luật Nông trại (Farm Bill 2008) đã đưa cá da trơn vào đối tượng áp dụng thanh tra và chuyển thẩm quyền phụ trách các vấn đề an toàn thực phẩm đối với cá da trơn từ Cơ quan Phụ trách thực phẩm và dược phẩm (FDA) sang Cơ quan Thanh tra và an toàn thực phẩm (FSIS) thuộc Bộ Nông nghiệp Mỹ. Thêm vào đó, cơ quan này phải xem xét các điều kiện nuôi trồng và vận chuyển cá da trơn tới các cơ sở chế biến, một điểm mới trong chương trình thanh tra, kiểm tra này.

Dự thảo đưa ra các quy định sẽ áp dụng với cá da trơn được sản xuất hoặc nhập khẩu vào thị trường Mỹ. Trong những quy định đó, những sản phẩm có nhãn cá da trơn (catfish) phải có giấy chứng nhận thanh tra, kiểm tra của FSIS, hoặc chứng nhận của nước xuất khẩu sản phẩm đó. Dự thảo cũng quy định phương thức thanh tra, kiểm tra của FSIS tại các trang trại cá da trơn Mỹ cũng như quá trình vận chuyển từ nông trại tới các cơ sở chế biến. Về vấn đề này, FSIS sẽ chú trọng kiểm tra các yếu tố ảnh hưởng tới tính an toàn của sản phẩm đầu ra, ví dụ như chất lượng nguồn nước và thức ăn.

Đến năm 2014, Đạo luật Nông nghiệp (Agriculture Act 2014) được ban hành thay thế cho Luật Nông trại (Farm Bill 2008) trước đây. Theo đó, cá da trơn (catfish) được định nghĩa là gồm tất cả các loài trong Siluriformes (Sec. 12106, Agriculture Act 2014), bao gồm cả dòng cá tra và cá basa của Việt Nam. Các sửa đổi theo các đạo luật

Farm Bill 2008 và 2014 chắc chắn có những tác động đáng quan ngại đối với ngành cá tra Việt Nam.

Chương trình giám sát an toàn thực phẩm của Bộ Nông nghiệp Mỹ được cho là khắt khe hơn nhiều so với chương trình giám sát của FDA. Chương trình do FSIS thực hiện chỉ áp dụng cho các loại thực phẩm được cho là có nguy cơ cao đối với sức khỏe người tiêu dùng. Cá da trơn đến thời điểm hiện tại là dòng sản phẩm thủy sản duy nhất bị áp dụng chương trình giám sát của FSIS. Trong khi chương trình của FDA chỉ áp dụng cho cơ sở chế biến, thì chương trình do FSIS thực hiện sẽ áp dụng từ công đoạn nuôi trồng và vận chuyển từ vùng nuôi đến nhà máy chế biến.

Một trong những điểm cơ bản khi triển khai chương trình này là FSIS sẽ thực hiện kiểm tra 100% các lô hàng thay vì kiểm tra xác suất như trước đây. Nếu phát hiện ra lô hàng của doanh nghiệp nào vi phạm về an toàn thực phẩm, họ sẽ lập tức bắt buộc 100% các lô hàng sau của doanh nghiệp đó phải lấy mẫu phân tích trên 85 chỉ tiêu về kháng sinh và 106 chỉ tiêu về thuốc bảo vệ thực vật. Cho đến khi doanh nghiệp triển khai biện pháp khắc phục, được cơ quan có thẩm quyền trong nước chứng nhận, phía Mỹ mới xem xét thẩm tra để gỡ bỏ chế độ kiểm tra 100% cho doanh nghiệp vi phạm. Những chỉ tiêu này được đánh giá khá khắt khe đối với những doanh nghiệp xuất khẩu cá tra, cá basa của Việt Nam.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu về Hiệp định các biện pháp vệ sinh động thực vật (SPS) và tác động của nó đến Việt Nam (Trang 35 - 36)