Phân biệt SPS và TBT

Một phần của tài liệu Tìm hiểu về Hiệp định các biện pháp vệ sinh động thực vật (SPS) và tác động của nó đến Việt Nam (Trang 25 - 31)

20 Xem “Special and Differential Treatment for Developing Countries”, Study commissioned by Germanwatch and the Heinrich Boell Foundation, 05, Tr

2.4.Phân biệt SPS và TBT

Có thể thấy, điểm giống nhau giữa hiệp định SPS và TBT là cả hai hiệp định đều nhằm quy định các vấn đề liên quan đến tiêu chuẩn kỹ thuật, nhằm mục đích ngăn

chặn các rào cản thương mại không công bằng. Tuy nhiên, có những điểm khác nhau cần lưu tâm đẻ phân biệt hai hiệp định này. Cụ thể xem tại bảng dưới đây:

Hiệp định TBT Hiệp định SPS

Nội dung Quy định các quy tắc về xây dựng, chấp nhận và áp dụng các quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn và quy trình đánh giá sự phù hợp. (Chung)

Đưa ra các quy tắc cơ bản về tiêu chuẩn an toàn thực phẩm và sức khỏe động, thực vật. (Cụ thể) Các vấn đề đặc trưng được giải quyết21

Hiệp định TBT giải quyết các vấn đề đặc trưng sau:

 Quy định về các thiết bị

điện;

 Quy định về điện thoại

không dây, thiết bị vô tuyến….;

 Ghi nhãn trong dệt may và

quần áo;

 Thử nghiệm xe cộ và phụ

kiện;

 Quy định về tầu thuyền và

các thiết bị tầu thuyền;

 Quy định an toàn cho đồ

chơi;

 Ghi nhãn thực phẩm, đồ

uống và dược phẩm;

 Các yêu cầu về chất lượng

đối với thực phẩm tươi sống;

 Các yêu cầu về đóng gói

đối với thực phẩm tươi sống;

 Đóng gói và ghi nhãn đối

với chất độc và hoá chất nguy hiểm.

Hiệp định SPS giải quyết các vấn đề đặc trưng sau:

 Chất phụ gia trong thực phẩm

hoặc đồ uống;

 Chất gây ô nhiễm trong thực

phẩm hoặc đồ uống; (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

 Chất độc trong thực phẩm

hoặc đồ uống;

 Dư lượng của thuốc thú y

hoặc thuốc trừ sau trong thực phẩm hoặc đồ uống dược phẩm;

 Chứng nhận: an toàn thực

phẩm, sức khoẻ động vật hoặc thực vật;

 Phương pháp chế biến với

hàm ý an toàn thực phẩm;

 Yêu cầu về ghi nhãn liên quan

trực tiếp đến an toàn thực phẩm;

 Kiểm dịch động/thực vật;

 Tuyên bố khu vực không

nhiễm bệnh hoặc loài gây hại;

 Ngăn ngừa bệnh hoặc các loài

gây hại lan rộng toàn quốc gia;

 Các yêu cầu vệ sinh khác đối

với hàng hoá nhập khẩu.

Phạm vi áp

dụng Áp dụng cho tất cả các loại biện pháp với bất kỳ mục đích gì, bao gồm cả mục đích bảo vệ sức khoẻ.

Chỉ áp dụng cho các biện pháp ảnh hưởng trực tiếp tới sức khoẻ của con người, động vật và thực vật.

Mục tiêu áp

dụng Các biện pháp TBT hướng tới nhiều mục tiêu chính sách khác Các biện pháp SPS hướng tới mục tiêu cụ thể là bảo vệ cuộc sống, sức

21 Trang web của Hải Quan Việt Nam: https://www.customs.gov.vn/Lists/TinHoatDong/Print.aspx?ID=17444, truy cập ngày 1/9/2017 truy cập ngày 1/9/2017

nhau (an ninh quốc gia, môi

trường, cạnh tranh lành mạnh…). khoẻ con người, vật nuôi, động thực vật thông qua việc đảm bảo vệ sinh thực phẩm và ngăn chặn các dịch bệnh.

Mức độ đánh giá

Nếu mục tiêu là chung, thì biện pháp được đánh giá theo quy tắc có phần nghiêm ngặt hơn và ít linh hoạt hơn theo Hiệp định TBT.

Chỉ có các biện pháp giải quyết cụ thể một phạm vi giới hạn các vấn đề về sức khoẻ sẽ mới được đánh giá theo các quy tắc ít khắt khe hơn theo Hiệp định SPS. Ví dụ (Trong lĩnh vực phân bón, dán nhãn thực phầm và trái cây)

Dư lượng phân bón trong thực phẩm cho người và động vật. Sức khỏe, cách sử dụng liều lượng.

Xử lý trái cây, hoa quả nhập khẩu đề phòng sự lan truyền của sâu bệnh. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tiêu chuẩn kỹ thuật đảm bảo phân bón được sử dụng hiệu quả.

Vị trí, chữ viết, nội dung của nhãn. Chất lượng, phân loại, dán nhãn cho trái cây nhập khẩu.

CHƯƠNG 3. Tác động của SPS tới Việt Nam

3.1. Cam kết của Việt Nam với WTO

Việt Nam kết thực hiện ngay khi là thành viên của WTO các điều khoản của Hiệp Định về các biện pháp về vệ sinh, kiểm dịch động, thực vật (SPS), bao gồm:

Quyền và nghĩa vụ cơ bản

- Đảm bảo các quyền và nghĩa vụ cơ bản của thành viên WTO là bất kỳ biện pháp vệ sinh kiểm dịch động thực vật nào cũng chỉ được áp dụng ở mức độ cần thiết để bảo vệ cuộc sống và sức khỏe con người động thực vật và dựa trên các nguyên tác khoa học (khi đưa ra các tiêu chuẩn, quy chuẩn và biện pháp SPS phải có chứng cứ khoa học). - Trường hợp, chưa đủ chứng cứ khoa học, có thể tạm thời áp dụng các biện pháp trên

cơ sở thông tin có sẵn, thông tin từ các tổ chức quốc tế như OIE, IPPC, CODEX,… hoặc biện pháp do cac Thành viên khác áp dụng.

- Không phân biệt đối xử một các tùy tiện hoặc vô căn cứ giữa các thành viên và không tạo sự hạn chế trá hình đối với thương mại quốc tế.

- Các biện pháp SPS bao gồm: tất cả các luật, Nghị Định, quy định, yêu cầu thủ tục, tiêu chí sản phẩm; quy trình và phương pháp sản xuất; thử nghiệm, thanh tra, chứng nhận và thủ tục chấp nhận, xử lý kiểm dịch, quá trình vận chuyển động thực vật, phương pháp thống kê có liên quan, thủ tục lấy mẫu và phương pháp phân tích nguy cơ dịch bệnh và các yêu cầu đóng gói và dán nhãn mác liên quan đến an toàn thực phẩm…

Hài hoà hoá

Để hài hoà các biện pháp kiểm dịch động, thực vật các Thành viên sẽ lấy các tiêu chuẩn, hướng dẫn và khuyến nghị có sẵn của quốc tế làm cơ sở cho các biện pháp của mình, trừ trường hợp có chứng minh khoa học cho thấy không nên áp dụng tiêu chuẩn quốc tế, hoặc Thành viên đó cho rằng việc áp dụng phù hợp với đánh giá rủi ro và mức độ bảo vệ động, thực vật.

- Đối với an toàn thực phẩm: Các tiêu chuẩn, hướng dẫn và khuyến nghị do Ủy ban An toàn thực phẩm (CODEX) quy định liên quan đến chất phụ gia thực phẩm, thuốc thú y và dư lượng thuốc sâu, tạp chất, phương pháp lấy mẫu; các mã số và hướng dẫn về thực hành vệ sinh.

- Đối với sức khỏe động vật: tiêu chuẩn, hướng dẫn và khuyến nghị được xây dựng bởi tổ chức thú y quốc tế (OIE).

- Đối với thực vật: tiêu chuẩn, hướng dẫn và khuyến nghị được xây dựng bởi Ban thư ký Công Ước Bảo vệ thực vật Quốc tế (IPPC), hợp tác với các tổ chức khu trong khuôn khổ công ước.

- Đối với các vấn đề không thuộc phạm vi các tổ chức trên, các tiêu chuẩn, hướng dẫn và khuyến nghị phù hợp được công bố bởi các tổ chức quốc tế khác mà nước đó gia nhập do Ủy ban SPS xác định.

Tính tương đương

Các Thành viên phải chấp nhận các biện pháp kiểm dịch động, thực vật tương đương của Thành viên khác ngay cả khi các biện pháp đó khác với biện pháp mà họ đang áp dụng để quản lý rủi ro nếu Thành viên xuất khẩu chứng minh được rằng các biện pháp mà họ đề xuất cũng đạt mức độ bảo vệ tương tương với biện pháp của Thành viên nhập khẩu áp dụng. Trong trường hợp nước nhập khẩu khởi kiện tính tương đương sẽ được tiếp cận hợp lý để thanh tra, thử nghiệm và thực hiện các thủ tục liên quan khác.

Đánh giá rủi ro và xác định mức độ bảo vệ phù hợp

Đánh giá rủi ro phải dựa trên các kỹ thuật đánh giá rủi ro do các tổ chức quốc tế liên quan xây dựng (như Codex, OIE, IPPC). Khi đánh giá rủi ro phải dựa trên chứng cứ khoa học, các quá trình và phương pháp sản xuất, thanh tra, thử nghiệm liên quan, dựa trên tính phổ biến của một số loại sâu bệnh cũng như điều kiện sinh thái môi trường liên quan khác. Khi đánh giá rủi ro đòi hỏi phải tính đến các yếu tố kỹ thuật và kinh tế như khả năng thiệt hại, chi phí và hiệu quả của phương pháp hạn chế rủi ro.

Việc lựa chọn một biện pháp gây hạn chế thương mại ít nhất là cần thiết, theo đó cần lựa chọn một biện pháp SPS hợp lý nhằm giảm thiểu rủi ro đến mức thấp nhất và tác động tích cực nhất đến thương mại. Trong trường hợp chứng cứ khoa học liên quan chưa đủ, các Thành viên có thể áp dụng biện pháp tạm thời trên cơ sở thông tin chuyên môn có sẵn và phải thu thập các thông tin bổ sung để đánh giá rủi ro khách quan và hiệu quả.

Đảm bảo các điều kiện khu vực, kể cả khu vực không dịch bệnh hoặc ít dịch bệnh

Các Thành viên đảm bảo rằng các biện pháp kiểm dịch động, thực vật của mình thích ứng với các đặc tính kiểm dịch động thực vật của từng khu vực, trong đó có tính đến mức độ phổ biến của loại sâu bệnh, các chương trình diệt trừ, kiểm soát sâu bệnh

và các tiêu chí do các tổ chức quốc tế xây dựng nên. Khi một Thành viên xuất khẩu tuyên bố khu vực trong lãnh thổ của mình không có sâu bệnh hoặc ít sâu bệnh cần phải cung cấp bằng chứng cần thiết để chứng minh với Thành viên nhập khẩu, Thành viên nhập khẩu sẽ được tiếp cận một cách hợp lý để tiến hành thanh tra, kiểm tra, thử nghiệm. Do vậy, khi tiến hành xem xét sản phẩm nhập khẩu của các Thành viên khác, Thành viên nhập khẩu cân nhắc đến khả năng nước xuất khẩu không có sâu bệnh hoặc có những vùng của nước Thành viên xuất khẩu không có sâu bệnh.

Minh bạch chính sách

Các Thành viên đảm bảo những quy định về kiểm dịch động, thực vật đã ban hành phải được công bố cho các Thành viên quan tâm biết. Thành lập điểm hỏi đáp để trả lời các câu hỏi của các Thành viên khác và cung cấp các tài liệu liên quan đến kiểm dịch động, thực vật. Nếu các biện pháp được ban hành không dựa trên tiêu chuẩn, hướng dẫn và khuyến nghị quốc tế và có thể tác động lớn đến thương mại của Thành viên khác, sẽ phải thông báo trước cho các Thành viên đó và dành thời gian hợp lý để họ nhận xét, bình luận.

Các thành viên phải thông báo những thay đổi về chính sách, biện pháp SPS và cung cấp thông tin liên quan thông qua văn phòng Thông báo và Hỏi đáp Quốc gia theo quy trình, thủ tục và thời gian quy định của phụ lục B của hiệp định.

Các thủ tục kiểm soát, kiểm tra và phê chuẩn

Khi sử dụng bất cứ thủ tục nào để kiểm tra và thực thi kiểm dịch động thực vật phải đảm bảo các thủ tục đó được thực hiện nhanh chóng và thuận lợi không kém hơn đối với sản phẩm trong nước, mọi hồ sơ và yêu cầu phải được xử lý chính xác và kịp thời, trong trường hợp hồ sơ bị thiếu sót cũng phải thông báo kịp thời cho người yêu cầu để bổ sung. Bí mật thông tin về sản phẩm phải được tôn trọng và bảo vệ được quyền lợi thương mại chính đáng. Ngoài ra, mọi khoản phí phải đảm bảo không gây phân biệt đối xử và không cao hơn chi phí thực tế thực hiện thủ tục.

Trợ giúp kỹ thuật (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Dành trợ giúp kỹ thuật cho các nước đang phát triển thông qua hợp tác song, đa phương trong các lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng cung cấp kỹ thuật, trang thiết bị và đào tạo nguồn nhân lực.

Ngoài ra, những cam kết của Việt Nam liên quan đến các biện pháp kiểm dịch động, thực vật được thể hiện tại các Đoạn từ 304 đến 328 Báo cáo Ban Công tác về việc Việt Nam gia nhập WTO, trong đó Việt Nam cam kết thực thi Hiệp định SPS kể từ ngày gia nhập mà không viện dẫn đến giai đoạn chuyển đổi, Việt Nam cũng xác nhận rằng các biện pháp SPS được áp dụng trong khuôn khổ quản lý chuyên ngành cũng được tuân thủ đầy đủ các nguyên tắc liên quan của Hiệp định SPS.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu về Hiệp định các biện pháp vệ sinh động thực vật (SPS) và tác động của nó đến Việt Nam (Trang 25 - 31)