1. Các câu hỏi:
Câu hỏi 1:Trình bày công tác chuẩn bị khi tàu ở cảng đối với tàu lưới rê ba lớp tầng đáy?
- Cách thức: cho tất cả học viên
- Thời gian hoàn thành: 30 phút
- Hình thức trình bày: viết
- Phương pháp đánh giá: đánh giá trên cơ sở lý thuyết
- Kết quả cần đạt được: trình bày được công tác chuẩn bị khi tàu ở cảng đối với tàu lưới rê ba lớp tầng đáy.
Câu hỏi 2: Trình bày công tác chuẩn bị khi tàu trên đường tới ngư trường đối với tàu lưới rê cá Hồng?
- Cách thức: cho tất cả học viên
- Thời gian hoàn thành: 30 phút
- Hình thức trình bày: viết
- Phương pháp đánh giá: đánh giá trên cơ sở lý thuyết
- Kết quả cần đạt được: trình bày được công tác chuẩn bị khi tàu trên đường tới ngư trường đối với tàu lưới rê ba lớp tầng đáy.
2. Bài tập thực hành:
Bài thực hành 3.2.1: Thực hành kiểm tra vàng lưới rê ba lớp tầng đáy
- Mục tiêu: Giúp cho học viên hiểu cấu tạo và thứ tự, cách thức kiểm tra vàng lưới rê cá Hồng.
- Nguồn lực:
+Cần có phòng thực hành diện tích tối thiểu 60 m2
+Cần có02 vàng lưới rê hỗn hợp để học viên thực hành.
- Cách thức: chia các nhóm nhỏ (3 – 5 học viên/nhóm), mỗi nhóm nhận một lưới rê ba lớp tầng đáy .
- Thời gian hoàn thành: 1 giờ/1 nhóm
- Hình thức trình bày: thực hành tại chỗ, từng học một viên tiến hành kiểm tra vàng lưới, các học viên khác và giáo viên quan sát và cho nhận xét
- Phương pháp đánh giá: kỹ năng vận dụng lý thuyết vào thực hành của mỗi học viên trong nhóm và thái độ thực hành của học viên.
- Kết quả cần đạt được:
Kiểm tra được vàng lưới rê ba lớp tầng đáy
Bài thực hành 3.2.2: Thực hành xếp vàng lưới rê ba lớp tầng đáy
- Mục tiêu: Giúp cho học viên nắm được cách xếp theo thứ tự vàng lưới rê ba lớp tầng đáy.
- Nguồn lực:
+Cần có phòng thực hành diện tích tối thiểu 60 m2
+Cần có02 vàng lưới rê cá Hồng để học viên thực hành.
- Cách thức: chia các nhóm nhỏ (3 – 5 học viên/nhóm), mỗi nhóm nhận một 01 lưới rê cá Hồng .
- Thời gian hoàn thành: 1 giờ/1 nhóm
- Hình thức trình bày: thực hành tại chỗ, từng học một viên tiến hành kiểm tra vàng lưới, các học viên khác và giáo viên quan sát và cho nhận xét.
- Phương pháp đánh giá: kỹ năng vận dụng lý thuyết vào thực hành của mỗi học viên trong nhóm và thái độ thực hành của học viên.
- Kết quả cần đạt được:
Xếp được vàng lưới rê ba lớp tầng đáy theo thứ tự.
C. Ghi nhớ: Cần chú ý nội dung trọng tâm:
-Công tác chuẩn bị đối với tàu lưới rê ba lớp tầng đáy. - Công tác kiểm tra vàng lưới rê ba lớp tầng đáy.
Bài 3: Thả lưới rê ba lớp tầng đáy Mã bài: MĐ 03-03
Mục tiêu:
- Trình bày được công tác thả lưới rê ba lớp tầng đáy - Thực hiện được công tác thả lưới rê ba lớp tầng đáy - Thái độ: Nghiêm túc học tập, tuân thủ quy định. A. Nội dung:
1.Vị trí thao tác khi thả lưới
Hình 3.3.1. Vị trí các thuỷ thủ khi thả lưới Chú thích:
Thuyền trưởng (2) Thuỷ thủ số 2 (3) Thuỷ thủ số 3 (4) Thuỷ thủ số 4 (5) Thuỷ thủ số 5
Nhiệm vụ:
- Thuyền trưởng: Điều khiển tàu
- Thuỷ thủ (2): Chuyển lưới xuống đuôi tàu - Thuỷ thủ (3): Chuyển phao ganh
- Thuỷ thủ (4): Hỗ trợ các thuỷ thủ khác thả lưới
- Thuỷ thủ (5): Thả phao đầu lưới xuống biển 2.Tín hiệu, dấu hiệu khi thả lưới rê ba lớp tầng đáy
- Khi thả lưới vào ban ngày phải treo một dấu hiệu gồm hai hình nón châu đỉnh chóp vào nhau trên đường thẳng đứng.
Hình 3.3.2. Dấu hiệukhi thả lưới rê vào ban ngày 3.Thả lưới rê ba lớp tầng đáy
3.1.Xếp lại vàng lưới rê trước khi thả 3.1.1. Xếp giềng dắt
- Giềng dắt là dây giềng nối từ tàu đến lưới. Trước khi thả giềng dắt cần được xếp gọn gàng theo thứ tự thả lưới: phần nào thả trước xếp lên trên, phần nào thả sau gọn gàng theo thứ tự thả lưới: phần nào thả trước xếp lên trên, phần nào thả sau xếp xuống dưới.
- Khi xếp giềng dắt đầu dây giềng nối với tàu được xếp dưới cùng, đầu nối với lưới được xếp ở trên cùng, dây giềng được khoanh tròn gọn gàng để không bị xoắn trong quá trình thả lưới.
3.1.2. Xếp phao cờ
- Phao cờ có cấu tạo là một cây tre nhỏ có chiều dài từ 3 – 4m, đường kính từ 30 – 50mm. Đầu gốc có gắn vật nặng, thường là bê tông trọng lượng từ 1.5 – 2 kg. Đầu ngọn có gắn cờ đuôi nheo màu đỏ hoặc đen nhằm dễ phát hiện trên mặt biển.
Hình 3.3-5. Phao cờ Hình 3.3-6. Phao cờ trên tàu lưới rê -Phao cờ được xếp gọn ở bên mạn thả lưới, ở phần giữa cây tre có buộc sẵn dây để
có thể liên kết với lưới rê trong quá trình thả lưới. 3.1.3. Xếp phao ganh
3.4.3. Giềng chì bị đè trên giềng phao a. Nguyên nhân:
- Không cẩn thận khi xếp lưới - Chưa xác định đúng hướng nước - Chưa xác định đúng hướng nước - Chưa nắm vững quy trình thả lưới b. Biện pháp đề phòng sự cố:
- Xếp lưới cẩn thận
- Xác định đúng hướng dòng chảy- Nắm vững quy trình thả lưới - Nắm vững quy trình thả lưới c. Cách khắc phục sự cố:
Thuỷ thủ số (4) hoặc số (5) khi phát hiện sự cố nhanh chóng gỡ giềng chì ra khỏi giềng phao.
B. Câu hỏi và bài tập thực hành:
1. Các câu hỏi:
Câu hỏi 1:Trình bày các thao tác thả lưới của tàu lưới rê ba lớp tầng đáy?
- Cách thức: cho tất cả học viên
- Thời gian hoàn thành: 30 phút
- Hình thức trình bày: viết
- Phương pháp đánh giá: đánh giá trên cơ sở lý thuyết
- Kết quả cần đạt được: trình bày được các thao tác thả lưới của tàu lưới rê cá Hồng.
Câu hỏi 2: Trình bày các sự cố và cách xử lý sự cố xảy ra trong quá trình thả lưới đối với tàu lưới rê ba lớp tầng đáy?
- Cách thức: cho tất cả học viên
- Thời gian hoàn thành: 30 phút
- Hình thức trình bày: viết
- Phương pháp đánh giá: đánh giá trên cơ sở lý thuyết
- Kết quả cần đạt được: trình bày được các sự cố và cách xử lý sự cố trong quá trình thả lưới đối với tàu lưới rê ba lớp tầng đáy.
2.Các bài thực hành:
Bài thực hành 3.3.1: Thực hành thả lưới rê ba lớp tầng đáy ( Bài thực hành này nếu chưa thực hiện ngay có thể để lui lại khi nào học viên xuống tàu thực tập sẽ làm tiếp).
- Mục tiêu: Giúp cho học viên nắm được các thao tác thả lưới rê ba lớp tầng đáy.
- Nguồn lực: Cần có 01 tàu lưới rê trên đó có đầy đủ vàng lưới rê ba lớp tầng đáy và các trang thiết bị.
- Cách thức: chia lớp thành 2 đến 3 nhóm mỗi nhóm tương đương với một ca sản xuất
- Thời gian hoàn thành: 1 giờ/1 nhóm
- Hình thức: thực hành trên tàu,
- Phương pháp đánh giá: kỹ năng vận dụng lý thuyết vào thực hành của mỗi học viên trong nhóm và thái độ thực hành của học viên.
- Kết quả cần đạt được:
Thực hiện được các thao tác thả vàng lưới rê ba lớp tầng đáy .
Bài thực hành 3.3.2: Thực hành xử lý các sự cố xảy ra trong quá trình thả lưới rê ba lớp. ( Bài thực hành này nếu chưa thực hiện ngay có thể để lui lại khi nào học viên xuống tàu thực tập sẽ làm tiếp).
- Mục tiêu: Giúp cho học viên nắm được các thao tác xử lý các sự cố trong quá trình thả lưới rê cá Hồng.
- Nguồn lực: Cần có 01 tàu lưới rê trên đó có đầy đủ vàng lưới rê ba lớp tầng đáy và các trang thiết bị.
- Cách thức: chia lớp thành 2 đến 3 nhóm mỗi nhóm tương đương với một ca sản xuất
- Thời gian hoàn thành: 1 giờ/1 nhóm
- Hình thức: thực hành trên tàu
- Phương pháp đánh giá: kỹ năng vận dụng lý thuyết vào thực hành của mỗi học viên trong nhóm và thái độ thực hành của học viên.
- Kết quả cần đạt được:
Thực hiện được các thao tác xử lý các sự cố trong quá trình thả lưới rê ba lớp tầng đáy.
C. Ghi nhớ: Cần chú ý trọng tâm sau: - Công tác thả lưới rê cá Hồng
Bài 4: Trôi lưới rê ba lớp tầng đáy Mã bài: MĐ 03-04
Mục tiêu :
- Trình bày được công tác trôi lưới rê
- Thái độ: Nghiêm túc học tập, sáng tạo, tuân thủ quy định.
A. Nội dung:
1.Trực ca trong quá trình trôi lưới
Sau khi kết thúc thả lưới tàu được buộc vào cuối vàng lưới và phân công trực ca để giám sát tình trạng hoạt động của lưới. Thời gian trôi lưới thường dao động từ 8 đến 10 giờ.
Trong quá trình trôi lưới cần quan sát lưới xem có vuông góc hoặc gần vuông góc với dòng chảy hay không. Nếu thấy lưới không vuông góc với hướng của dòng chảy, thuỷ thủ trực ca cần báo cáo ngay cho thuyền trưởng biết để kịp thời xử lý bằng cách cho tàu chạy tới đến khi nào thấy lưới vuông góc hoặc gần vuông góc với dòng chảy thì thôi.
Trong thời gian này cũng cần theo dõi, để ý đến diễn biến tình hình các tàu bè đi lại hoặc các phương tiện, nghề khai thác khác xung quanh khu vực tàu ta đang hoạt động nhằm tránh gây sự cố va đụng tàu thuyền khác hoặc lưới rê của ta có thể bị các tàu thuyền khác chạy cắt ngang ...
Hình 3.4.1. Dùng ống nhòm để quan sát tình hình xung quanh tàu
Hình 3.4.2. Điều chỉnh lưới rê ba lớp vuông góc với dòng chảy Trong quá trình trôi lưới có thể dùng các máy vô tuyến điện như radar hàng hải, máy vô tuyến tầm phương để theo dõi lưới.
Trong thời gian trôi lưới các thuỷ thủ khác có thể nghỉ ngơi hoặc làm các công việc cần thiết để chuẩn bị cho việc thu lưới.
2.Thăm lưới
Trong quá trình trôi lưới cần tiến hành thăm lưới theo mệnh lệnh của thuyền trưởng. Tức là tiến hành thu lưới ở một số cheo lưới đã được xác định trước. Khi thăm lưới thuỷ thủ thu lưới nên quan sát tình trạng cá đóng lưới:
- Trường hợp cá đóng ở đầu và cuối vàng lưới
Hình 3.4.3. Cá đóng nhiều ở đầu và cuối vàng lưới
Trường hợp này nên điều chỉnh lại quãng đường trôi lưới, để cho đàn cá đi đúng vào trung tâm của vàng lưới. Thường cho tàu chạy tới để lưới vuông góc với dòng chảy lúc này đàn cá sẽ đi đúng vào trung tâm vàng lưới.
Hình 3.4.4. cá đóng ở gần giềng phao hoặc gần giềng chì
- Nếu cá đóng nhiều ở gần giềng phao thì điều chỉnh bằng cách tăng chiều dài dây phao ganh.
- Nếu cá đóng nhiều ở gần giềng chì thì điều chỉnh bằng cách giảm chiều dài dây phao ganh.
3.1. Đứt dây giềng dắt a. Nguyên nhân:
- Lưới bị mắc chướng ngại vật - Lưới bị tàu khác chạy cắt ngang b. Biện pháp đề phòng:
- Chọn đúng quãng đường trôi lưới
- Phát hiện và cảnh báo kịp thời khi phát hiện tàu khác di chuyển cắt ngang lưới của tàu.
c. Xử lý sự cố:
Dừng ngay tàu sau đó tiến đến phao đầu lưới thu đầu lưới lên và buộc lại dây giềng dắt.
3.2.Lưới bị mắc chướng ngại vật a. Nguyên nhân:
- Chưa chọn đúng quãng đường trôi lưới - Chưa cập nhật đầy đủ chướng ngại vật b. Biện pháp đề phòng:
- Chọn đúng quãng đường trôi lưới
- Luôn cập nhật kịp thời các chướng ngại vật tại khu vực khai thác c. Xử lý sự cố:
Khi phát hiện lưới bị mắc chướng ngại vật phải báo ngay cho thuyền trưởng biết để kịp thời dừng tàu sau đó thu lưới lên tàu gỡ lưới ra khỏi chướng ngại vật . Sau đó tiến hành thả lưới tiếp tục đánh bắt cá.
B. Câu hỏi và bài tập thực hành: 1. Các câu hỏi:
Câu hỏi 1:Trình bày các thao tác thăm lưới của tàu lưới rê cá Hồng?
- Cách thức: cho tất cả học viên
- Thời gian hoàn thành: 30 phút
- Hình thức trình bày: viết
- Phương pháp đánh giá: đánh giá trên cơ sở lý thuyết
- Kết quả cần đạt được: trình bày được các thao tác thăm lưới của tàu lưới rê cá Hồng.
Câu hỏi 2: Trình bày các sự cố và cách xử lý sự cố trong quá trình trôi lưới đối với tàu lưới rê cá Hồng ?
- Cách thức: cho tất cả học viên
- Thời gian hoàn thành: 30 phút
- Hình thức trình bày: viết
- Phương pháp đánh giá: đánh giá trên cơ sở lý thuyết
- Kết quả cần đạt được: trình bày được các sự cố và cách xử lý sự cố trong quá trình trôi lưới đối với tàu lưới rê ba lớp tầng đáy.
2. Bài tập thực hành:
Bài tập thực hành 3.4.1: Thực hành thăm lưới và xử lý các sự cố xảy ra trong quá trình trôi lưới rê ba lớp tầng đáy. ( Bài thực hành này nếu chưa thực hiện ngay có thể để lui lại khi nào học viên xuống tàu thực tập sẽ làm tiếp).
- Mục tiêu: Giúp cho học viên nắm được các thao tác khi thăm lưới và xử lý các sự cố xảy ra trong quá trình trôi lưới rê ba lớp tầng đáy.
- Nguồn lực: Cần có 01 tàu lưới rê trên đó có đầy đủ vàng lưới rê ba lớp tầng đáy và các trang thiết bị.
- Cách thức: chia lớp thành 2 đến 3 nhóm mỗi nhóm tương đương với một ca sản xuất
- Thời gian hoàn thành: 1 giờ/1 nhóm
- Hình thức: thực hành trên tàu
- Phương pháp đánh giá: kỹ năng vận dụng lý thuyết vào thực hành của mỗi học viên trong nhóm và thái độ thực hành của học viên.
- Kết quả cần đạt được:
Thực hiện được thao tác thăm lưới và xử lý các sự cố xảy ra trong quá trình trôi lưới rê cá Hồng .
C.Ghi nhớ:
Cần ghi nhớ trọng tâm sau:
- Công tác trực ca trong quá trình trôi lưới rê ba lớp tầng đáy. - Xử lý sự cố trong quá trình trôi lưới rê ba lớp tầng đáy.
Bài 5: Thu lưới, lấy cá của lưới rê ba lớp tầng đáy Mã bài: MĐ 03-05
Mục tiêu :
- Trình bày được công tác trôi lưới rê ba lớp tầng đáy - Thực hiện được công tác trôi lưới rê ba lớp tầng đáy - Thái độ: Nghiêm túc học tập, sáng tạo, tuân thủ quy định 1.Vị trí thao tác khi thu lưới
Hình 3.5.1. Vị trí thao tác khi thu lưới Chú thích:
(1) Thuyền trưởng (2) Thuỷ thủ số 2 (3) Thuỷ thủ số 3 (4) Thuỷ thủ số 4 (5) Thuỷ thủ số 5
Nhiệm vụ:
- Thuyền trưởng (1): Điều khiển tàu
- Thuỷ thủ (2): Điều khiển máy tời thu lưới
- Thuỷ thủ (3),(5): Xếp thịt lưới, giềng chì và gỡ cá - Thuỷ thủ (4): Thu và xếp phao ganh.
2.Tín hiệu, dấu hiệu khi thu lưới rê ba lớp tầng đáy
Theo Điều 26 phần c (i) của luật tránh va Quốc tế trên biển 1972: Tàu đang đánh cá bằng lưới rê ngoài đèn mạn và đèn lái còn phải mang: Hai đèn chiếu sáng khắp bốn phía đặt trên một đường thẳng đứng, đèn trên màu đỏ, đèn dưới màu trắng hoặc cái kia trên một đường thẳng đứng;
Hình 3.5.2. Tín hiệu, dấu hiệu khi thu lưới rê ba lớp tầng đáy