- Vị trí chọn điểm kinh vĩ phải thông thoáng, nền đất chắc chắn ổn định, các điểm khống chế phải tồn tại lâu dài đảm bảo cho công tác đo ngắm và kiểm tra tiếp theo.
- Sau khi chọn điểm xong dùng cọc gỗ có kích thước 4*4 cm, dài 30 – 50 cm đóng tại vị trí đã chọn, đóng đinh ởđầu cọc làm tâm, dùng sơn đỏđánh dấu cho dễ nhận biết.
- Kích thước cọc và chỉ tiêu kĩ thuật phải tuân theo quy phạm thành lập bản đồ địa chính của Bộ TN – MT
-Trong quá trình chọn điểm kinh vĩđã thu được kết quả như sau.
Tổng số điểm địa chính: 4 Tổng số điểm lưới kinh vĩ: 115 điểm 4.2.1.3. Đo các yếu tố cơ bản của lưới
Lưới kinh vĩ khu đo xã Vô Tranh, huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ được thực hiện bằng công nghệ GPS theo đồ hình chuỗi tam giác, tứ giác dày đặc được đo nối với 4 điểm địa chính cơ sở hạng cao. Mật độ điểm, độ chính xác mạng lưới tuân thủ
theo thiết kế kỹ thuật xây dựng lưới kinh vĩ khu đo và đảm bảo yêu cầu việc phát triển lưới khống chếđo vẽ cấp thấp hơn, phục vụ công tác đo vẽ chi tiết bản đồđịa chính.
- Số lượng điểm kinh vĩ mới lập là 115 điểm được thiết kế thành 57 cặp GPS thông nhau đúng theo thiết kế.
- Đặc điểm của lưới: lưới kinh vĩ được xây dựng theo Hệ toạ độ quốc gia VN-2000, Elipsoid WGS-84, lưới chiếu UTM, múi chiếu 3°, kinh tuyến trục 104°45’ (theo kinh tuyến trục của tỉnh Phú Thọ) và được thiết kế thành một mạng lưới chung cho toàn khu đo.
4.2.2. Công tác nội nghiệp
4.2.2.1. Nhập số liệu đo được từ thực địa vào máy tính
Từ số liệu đo được lưu trong bộ nhớ trong của máy toàn đạc điện tử và được trút vào máy tính bằng phần mềm TOP2ASC.
4.2.2.2. Bình sai lưới kinh vĩ
Công tác tính toán bình sai lưới được thực hiện bằng phần mềm GPSPro của hãng South. Về tọa độ và độ cao đều lấy tọa độ và độ cao các điểm địa chính cơ sở
làm cơ sở để tính bình sai cho lưới.
+ Tính toạ độ vuông góc không gian theo Ellipsoid WGS - 84 của tất cả các
điểm khởi tính tọa độ và độ cao.
+ Bình sai lưới toàn khu đo theo hệ tọa độ quốc gia VN-2000.
+ Bình sai theo lưới kinh vĩ trên hệ tọa độ quốc gia VN-2000, kinh tuyến trục 1040 45’ 00”, múi chiếu 30 của tỉnh Phú Thọ.
Kết quả bình sai được thể hiện qua bảng sau. Trong bảng chỉ là trích dẫn một số điểm tọa độ sau khi bình sai. Số liệu cụ thểđược thể hiện ở phần phụ lục.
Bảng 4.4 Số liệu điểm gốc STT Tên điểm Tọa độ X(m) Y(m) 1 TR 090412 2382394,563 514882,174 2 TR 090415 2383597,260 520208,686 3 TR 090417 2381886,156 524625,684 4 TR 090418 2376099,762 520078,109
Thành quả tọa độ sau khi bình sai
Bảng 4.5: Bảng kết quả tọa độ phẳng và độ cao sau bình sai
HỆ TỌA ĐỘ PHẲNG VN-2000 KINH TUYẾN TRỤC : 104°45' ELLIPSOID : WGS-84 Số TT Tên điểm Tọa độ Độ cao Sai số vị trí điểm X(m) Y(m) h(m) (mx) (my) (mh) (mp) 1 090412 2382394,563 514882,174 72,589 --- --- --- --- 2 090415 2383597,260 520208,686 45,081 --- --- --- --- 3 090417 2381886,156 524625,684 22,662 --- --- --- --- 4 090418 2376099,762 520078,109 61,783 --- --- --- --- 5 KV1-01 2382220,071 522448,880 31,766 0,002 0,001 0,003 0,002 6 KV1-02 2382188,782 522618,781 44,479 0,000 0,000 0,000 0,000 7 KV1-03 2381945,874 522419,565 27,007 0,002 0,001 0,003 0,002 … … … … … … … … …
Tổng số điểm địa chính, điểm lưới kinh vĩ của toàn bộ khu đo:
- Tổng số điểm địa chính: 4 điểm
- Tổng số điểm lưới kinh vĩ: 115 điểm
4.3. Đo vẽ chi tiết và biên tập bản đồ bằng phần mềm Microstation, Famis
4.3.1. Đo vẽ chi tiết
Sau khi có kết quả bình sai lưới ta có được tọa độ chính xác của các điểm lưới, tiến hành đo chi tiết.
- Đánh mốc sơn xác định ranh giới giữa các thửa đất để công việc đo vẽ được tiến hành thuận lợi, nhanh chóng và chính xác.
- Từ các mốc địa chính, điểm lưới kinh vĩ vừa xây dựng được, tiến hành đặt máy đo các điểm chi tiết.
- Trong quá trình đo chi tiết, kết hợp công việc ghi kết quả đo được vào sổđo vẽ chi tiết, vẽ sơ họa và ghi chú ngoài thực địa để tránh nhầm lẫn trong quá trình biên tập bản đồ.
Sau khi xác định ranh giới hành chính, các ranh giới các thửa đất ta tiến hành dùng máy SOUTH NTS 312B để đo vẽ chi tiết ranh giới các thửa đất, các công trình xây dựng trên đất.
+ Đo vẽ thửa đất, các công trình trên đất như nhà ở.
+ Đo vẽ thể hiện hệ thống giao thông: Đo vẽ lòng mép đường, hành lang đường + Đo vẽ thể hiện hệ thống thủy văn. Đo thể hiện lòng mương, mép nước, ghi chú hướng dòng chảy của hệ thống.
+ Đo vẽ thể hiện hệ thống đường điện: thể hiện các cột điện, hướng đường dây. + Đo vẽ các vật cốđịnh: cầu, cống...
+ Kết hợp với quá trình đo vẽ, ta kết hợp lấy thông tin của thửa đất, tên địa danh, tên riêng của địa vật . . . và được ghi trực tiếp lên bản sơ họa.
4.3.2. Thành lập bản đồđịa chính bằng phần mềm Microstation SE và modul Famis.
Sau khi đã hoàn thành công tác ngoại nghiệp,tiến hành hoàn chỉnh sổ đo vẽ chi tiết và vẽ sơ họa. Bước tiếp theo là nhập số liệu vào máy tính và sử dụng phần mềm Microstation và Famis để thành lập bản đồ địa chính.
Quá trình được tiến hành như sau.
Quá trình trút máy
- Máy toàn đạc được kết nối với máy tính thông qua cổng trút USB: Khởi
động phần mềm trút TOP2ASC.EXE →Chọn Recevied and convert FC5 data to ASC format → Nhập tên file (tên file là ngày đo) → Nhập tốc độ trút F2 (1200,2400,4800,...) → Nhập độ dài ký tự F4 (8,16,32,...).
Hình 4.1: Màn hình lam việc của TOP2ASC
- Khởi động máy toàn đạc → Vào menu → F3(Memory MGR) →Xuống trang 3/3→F1(Data transfer) →F1(Send data) →F1(Measure data) →Chọn ngày trút→Enter→Yes.
Hình 4.2: Quá trình trút số liệu
- Cấu trúc File dữ liệu từ máy đo điện tử
Trong quá trình đo vẽ chi tiết đã sử dụng máy toàn đạc điện tử SOUTH NTS- 312B. Sau đây là cấu trúc của file dữ liệu.
Trong file số liệu này thì các số liệu đo cũng là khoảng cách từ điểm chi tiết
đến máy, giá trị góc đứng và giá trị góc bằng. Trong khi đo mã của các điểm đo ta phải ghi vào sổđo. Cấu trúc của file có dạng như sau:
Hình 4.3: Cấu trúc file dữ liệu từ máy đo điện tử
- Xử lý số liệu
Sau khi số liệu được trút từ sổ đo điện tử sang máy vi tính file số liệu có tên (16-4.top) như ví dụ trên là file số liệu có tên là 16-4 ( có nghĩa là ngày 16-4).
Để xuất được ra bản vẽ ta phải khởi động CVF.EXE và chọn file theo đường dẫn D:\TOP2ASC\16-4.TOP để chuyển từ file 16-4.top sang file 16-4.asc.
Hình 4.4: Màn hình làm việc của phần mềm CVF
Sau khi xử lý file số liệu có cấu trúc sau :
Hình 4.5: File số liệu sau khi được sử lý
4.3.2.1. Tạo 1 file thiết kế ( Design File) mới trên phần mềm Microstation SE
Khởi động Microstation SE từ biểu tượng Microstation SE trên Desktop. Từ
cửa sổ MicroStation Manager ta tiến hành chọn File → New.
- Files: tên của file thiết kế mới.
- Drivers chọn đường dẫn để lưu file thiết kế mới. - Chọn Select… để chọn seed file.
- Ân Ok để hoàn thành bước tạo file thiết kế mới.
Từ cửa sổ MicroStation Manager ta chọn file thiết kế mới tạo để làm việc trên MicroStation SE.
4.3.2.2. Nhập số liệu đo
- Mở file thiết kế đã tạo:
Ta nhập dòng lệnh sau vào cửa sổ Key-in: “ Mdl Load C:\Famis\Famis.ma ”
Hình 4.6: Khởi động FAMIS
( Trong đó C:\Famis\Famis.ma là đường dẫn lúc bạn cài đặt modul Famis) Sau đó ấn phím Enter để thực hiện lệnh đã đánh vào cửa sổ Key-in - Hiển thị điểm đo chi tiết :
Các bước tiến hành hiện thị điểm lưới, điểm trạm phụ, điểm đo chi tiết lên trên bản đổ số ta tiến hành thực hiện các thao tác sau :
+ Click chuột trái vào Cơ sở dữ liệu trị đo → Nạp phần xử lý trị đo
+ Tiếp theo ta chọn Cơ sở dữ liệu trị đo → Nhập số liệu → Import Tìm
Hình 4.7 : Nhập số liệu bằng FAMIS
Chọn đúng đường dẫn chứa file số liệu chi tiết có đuôi .asc ta được một file bản vẽ chứa các tâm điểm chi tiết, đây chính là vị trí các điểm cần xác định ở ngoài thực địa và đã được tính toạđộ và độ cao theo hệ thống toạđộ VN2000.
Hình 4.8: Triển điểm chi tiết lên bản vẽ
- Hiển thị số hiệu điểm lưới, điểm trạm phụ, điểm đo chi tiết
+ Vào Cơ sở dữ liệu trị đo → Hiển thị → Tạo mô tả trị đo
Hình 4.9: Khởi động tạo mô tả trịđo
+ Cửa sổ Tạo nhãn trạm đo hiện ra
Hình 4.10 : Tạo nhãn trị đo
DY = 0 ( Tức tâm số thứ tự cách tâm điểm chi tiết theo trục Y = 0
Chọn kích thước chữ = 0.5 hoặc lớn hơn tuỳ theo để thuận tiện cho việc nối các điểm chi tiết với nhau cho rõ nét rễ nhìn các số thứ tựđiểm
Chọn màu chữ số thứ tựđiểm sao cho chữ số nổi so với màu nền Microstation, ví dụ như trên màu nền của Microstation là màu đen ta lên chọn màu chữ số thứ tự điểm chi tiêt là màu trắng chọn xong ta ấn chấp nhận.
Vậy ta được một file thứ tựđiểm chi tiết gồm có tâm điểm và số thứ tựđiểm như sau:
Hình 4.11: Một sốđiểm đo chi tiết
4.3.2.3. Thành lập bản vẽ
Từ các điểm chi tiết và bản vẽ sơ hoạ ngoài thực địa ta sử dụng thanh công cụ
vẽ đường thẳng Place Smartline và chọn lớp cho từng đối tượng của chương trình Micorstation để nối các điểm đo chi tiết.
Lần lượt thực hiện các công việc nối điểm theo bản vẽ sơ hoạ của tờ bản đồ
khu vực xã Vô Tranh, ta thu được bản vẽ của khu vực đo vẽ như hình minh hoạ
dưới đây. Lúc này các thửa đất trên bản vẽ thể hiện rõ vị trí hình dạng và một sốđịa vật đặc trưng của khu đo.
Hình 4.12: Một góc tờ bản đồ trong quá trình nối thửa
Hình 4.13: Các thửa đất sau khi được nối
4.3.2.4. Kết nối với cơ sở dữ liệu bản đồ
Từ menu chọn Cơ sở dữ liệu bản đồ → Quản lý bản đồ →Kết nối với cơ sở dữ liệu.
Để có thể thực hiện các nhóm chức năng của phần mềm cơ sở dữ liệu bản đồ
như sửa lỗi, đánh số thửa, tính diện tích tự động ta phải tạo được tâm thửa (topology). Công việc chuyển sang bước tiếp theo.
4.3.2.5. Sửa lỗi
Topology là mô hình lưu trữ dữ liệu bản đồ ( không gian ) đã được chuẩn hóa. Nó không chỉ lưu trữ các thông tin địa lý, mô tả vị trí, kích thước, hình dạng của từng đối tượng bản đồ riêng rẽ mà còn còn mô tả quan hệ không gian giữa chúng với nhau như nối nhau, kề nhau.
Chức năng này rất quan trọng trong công việc xây dựng bản đồ. Sau khi đóng vùng, sửa lỗi, topology là mô hình đảm bảo việc tựđộng tính diên tích, là đầu vào của các chức năng tạo bản đồđịa chính, tạo hồ sơ thửa đất, tạo bản đồ chủđề, vẽ nhãn thửa.
* Sửa lỗi cho mảnh bản đồ vừa tạo
- Tựđộng tìm sửa lỗi ( MRFCLEAN )
Từ giao diện của Famis chọn Cơ sở dữ liệu bản đồ → Tạo Topology → Tự động tìm, sửa lỗi ( CLEAN)
Hình 4.14: Khởi động tìm và sửa lỗi
Vào Parameters đặt thông số cần thiết cho chức năng MRFClean để tự sửa lỗi. Chức năng này chỉ sửa được lỗi thông thường ta vào tiếp MRFFlag Editor để
tìm và sửa một số lỗi còn lại. Các lỗi này thể hiện cụ thể như các hình minh hoạ
Hình 4.15: Một số lỗi thường gặp
- Sửa lỗi ( FLAG)
Từ giao diện của Famis chọn Cơ sở dữ liệu bản đồ → Tạo Topology →
Sửa lỗi ( FLAG)
Hình 4.16: Sửa lỗi trong FAMIS
Chức năng hiển thị vị trí các lỗi mà MRF FLAG không tựđộng sửa được và
để người dùng tự sửa
Chỗ nào xuất hiện chữ D trên màn hình là ở đó có lỗi do thửa (bắt quá, bắt chưa tới, trùng) và cần tự sửa bằng tay sử dụng thanh công cụ modifi của Microstaion với các chức năng như vươn dài đối tượng, cắt đối tượng. . .. Khi hết lỗi phím Next mờđi, sửa xong ta kích chuột vào phím Delete all.
4.3.2.6. Chia mảnh bản đồ
Bản đồ địa chính được phân mảnh theo nguyên tắc 1 mảnh bản đồ địa chính gốc thành lập 1 mảnh bản đồ địa chính, hình thể thửa đất lấy trọn thửa, kích thước khung bản đồ địa chính là: 60cm x70cm.
Nội dung biểu thị trên bản đồ tuân theo quy định tại khoản 3.1 đến 3.10 của Quy phạm Thành lập Bản đồđịa chính năm 2008, cụ thể như sau:
- Điểm tọa độ các cấp gồm tọa độ hạng cao Nhà nước, điểm địa chính cơ sở,
điểm địa chính.
- Địa giới hành chính, mốc địa giới hành chính.
- Hệ thống giao thông gồm; Đường quốc lộ, tỉnh lộ, đường đá, đường đất lớn,
đường đất nhỏ. Biểu thị tên đường, chất liệu rải mặt.
- Hệ thống thủy văn: Biểu thị sông, kênh, rạch, ao, hồ. Nếu sông, kênh rạch lớn hơn 0.5 mm trên bản đồ thì phải vẽ 2 nét.
- Ranh giới các thửa đất.
- Các công trình, nhà ở gắn liền với thửa đất. Các công trình xây dựng tạm thời hoặc công trình phụ trợ như: lán trại, tường rào, nhà để xe, sân, giếng nước, bể
nước, cột điện... không gắn liền với nhà (công trình) chính thì không biểu thị. - Biểu thị các địa vật quan trọng chiếm diện tích cần trừ vào diện tích thửa đất như tháp nước, trạm biến thế, cột điện cao thế, nghĩa địa...
- Không biểu thị mộ nhỏ nằm rải rác, cột điện đơn, cột điện thoại, cột Km, cống, đập nước.... mà diện tích ≤ 4mm2 trên bản đồ (chỉ biểu thị cột điện 4 chân có chiếm nhiều diện tích đất)...
- Không biểu thị ký hiệu đắp cao, xẻ sâu (nhưng phải vẽđúng diện tích của đối tượng), cầu một người đi, đường máng dẫn nước trong các thửa đất.
- Dáng đất được biểu thị trên bản đồ địa chính bằng ghi chú điểm độ cao đối với vùng đồng bằng, đường bình độ đối với vùng đồi núi hoặc bằng ký hiệu kết hợp với ghi chú độ cao, mật độ ghi chú độ cao không ít hơn 5 điểm trên 1dm2 .
Trong các yếu tố trên ranh giới thửa đất là yếu tố quan trọng nhất, do đó phải
ưu tiên biểu thị chính xác ranh giới của từng thửa đất. Nội dung thửa đất trên bản đồ địa chính được quy định như sau:
- Trên bản đồ địa chính gốc: ghi số thửa, diện tích. Trên bản đồ địa chính: ghi số thửa, diện tích, ký hiệu mục đích sử dụng đất (ký hiệu mục đích sử dụng đất ghi