Bản đồ địa chính được phân mảnh theo nguyên tắc 1 mảnh bản đồ địa chính gốc thành lập 1 mảnh bản đồ địa chính, hình thể thửa đất lấy trọn thửa, kích thước khung bản đồ địa chính là: 60cm x70cm.
Nội dung biểu thị trên bản đồ tuân theo quy định tại khoản 3.1 đến 3.10 của Quy phạm Thành lập Bản đồđịa chính năm 2008, cụ thể như sau:
- Điểm tọa độ các cấp gồm tọa độ hạng cao Nhà nước, điểm địa chính cơ sở,
điểm địa chính.
- Địa giới hành chính, mốc địa giới hành chính.
- Hệ thống giao thông gồm; Đường quốc lộ, tỉnh lộ, đường đá, đường đất lớn,
đường đất nhỏ. Biểu thị tên đường, chất liệu rải mặt.
- Hệ thống thủy văn: Biểu thị sông, kênh, rạch, ao, hồ. Nếu sông, kênh rạch lớn hơn 0.5 mm trên bản đồ thì phải vẽ 2 nét.
- Ranh giới các thửa đất.
- Các công trình, nhà ở gắn liền với thửa đất. Các công trình xây dựng tạm thời hoặc công trình phụ trợ như: lán trại, tường rào, nhà để xe, sân, giếng nước, bể
nước, cột điện... không gắn liền với nhà (công trình) chính thì không biểu thị. - Biểu thị các địa vật quan trọng chiếm diện tích cần trừ vào diện tích thửa đất như tháp nước, trạm biến thế, cột điện cao thế, nghĩa địa...
- Không biểu thị mộ nhỏ nằm rải rác, cột điện đơn, cột điện thoại, cột Km, cống, đập nước.... mà diện tích ≤ 4mm2 trên bản đồ (chỉ biểu thị cột điện 4 chân có chiếm nhiều diện tích đất)...
- Không biểu thị ký hiệu đắp cao, xẻ sâu (nhưng phải vẽđúng diện tích của đối tượng), cầu một người đi, đường máng dẫn nước trong các thửa đất.
- Dáng đất được biểu thị trên bản đồ địa chính bằng ghi chú điểm độ cao đối với vùng đồng bằng, đường bình độ đối với vùng đồi núi hoặc bằng ký hiệu kết hợp với ghi chú độ cao, mật độ ghi chú độ cao không ít hơn 5 điểm trên 1dm2 .
Trong các yếu tố trên ranh giới thửa đất là yếu tố quan trọng nhất, do đó phải
ưu tiên biểu thị chính xác ranh giới của từng thửa đất. Nội dung thửa đất trên bản đồ địa chính được quy định như sau:
- Trên bản đồ địa chính gốc: ghi số thửa, diện tích. Trên bản đồ địa chính: ghi số thửa, diện tích, ký hiệu mục đích sử dụng đất (ký hiệu mục đích sử dụng đất ghi
đúng theo quy định tại Bảng phân loại đất theo mục đích sử dụng của Phụ lục 8, Quy phạm thành lập bản đồ địa chính năm 2008).
- Việc đo vẽ chỉ giới công trình (giao thông, thủy lợi) căn cứ vào mốc dẫn
được chôn tại thực địa.
- Các yếu tố dạng tuyến có độ rộng ≥ 0.2 mm trên bản đồ phải vẽ theo 2 mép bờ của địa vật, nếu ≤ 0.2mm thì đo vẽ 1 nét vào trục chính của địa vật và phải ghi chú độ rộng trên bản đồđịa chính.
- Với các thửa đất đang có tranh chấp thì được phép vẽ nét đứt để kết thúc quá trình đo ngoại nghiệp. Nếu trong thời gian thực hiện hợp đồng mà đã giải quyết xong tranh chấp thì phải có trách nhiệm vẽ lại theo kết quả đã xử lý.
- Khu vực đất dân cư nông thôn có đặc điểm là nhà ở và các công trình phụ,
sân, .... bố trí rải rác trong toàn bộ thửa đất, phần đất còn lại trồng cây các loại, thì chỉ thể hiện mục đích sử dụng chính là: ONT (đất ở nông thôn). Đối với thửa đất khi xây dựng đã có quy hoạch tách đất ở ra (hoặc chủ nhà tự xác định bằng cọc ranh rõ ràng) thì phải vẽ tách thửa và ghi tính chất riêng cho từng thửa.
- Mương đào trong các vườn cây chỉ mang tính nội bộ lấy đất để tạo liếp trồng và giữ nước tưới cây nên không hiển thị.
Khi chú thích, thuyết minh dùng chữ Việt phổ thông, không dùng tiếng địa phương, các quy định biểu thị tuân theo quy định trong tài liệu Ký hiệu bản đồ địa chính tỷ lệ 1:200, 1:500, 1:1.000 và 1:2.000, 1/5.000 và 1/10.000 của Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành...
∗ Chia mảnh bản đồ: Sau khi sửa hết các lỗi trên bản đồ, ta tiến hành tạo bảng chắp và chia mảnh bản đồ
- Từ cửa sổ Cơ sở dữ liệu bản đồ → Bản đồ địa chính → Tạo Bản đồ địa chính. Tại đây ta chọn tỷ lệ, loại bản đồ, vị trí mảnh và phương pháp chia mảnh.
Hình 4.17: Tạo khung bản đồ địa chính