1. Ngạch lương
Ngạch lương là việc lập nhóm các công việc tương tự nhau nhằm đơn
giản hoá thủ tục ấn định lương.
Mối ngạch lương ứng với một ngạch công chức, viên chức phản ánh
nội dung công việc và trình độ công chức, người lao động theo tiêu chuẩn
chuyên môn nghiệp vụ, mỗi ngạch công chức viên chức chỉ xử dụng được
một tiêu chuẩn chuyên môn nghiệp vụ nhất định. Trong mỗi ngành có thể
có một hoặc nhiều ngạch công chức, viên chức tương ứng với những nội
2. Hệ số lương chuẩn
Hệ số lương chuẩn là hệ số mức lương khởi điểm (bậc 1) của ngạch.
Mỗi ngạch đều có một hệ số mức lương chuẩn lấy hệ số mức lương chuẩn
nhân với mức lương tối thiểu ta được mức lương chuẩn của ngạch.
Hệ số mức lương chuẩn được xác định trên cơ sở hệ số phức tạp lao động của ngạch nhân với hệ số tiêu hao lao động theo ngạch đó. Hệ số này không phụ thuộc vào con người cụ thể và quá trình công tác của họ để thực
hiện công việc đó.
Hệ số lương chuẩn của ngạch chịu sự cân đối trong nội bộ ngành và sự cân đối nói chung giữa các ngành.
3. Bậc lương thâm niên
Bậc lương thâm niên thể hiện thâm niên của người lao động đã làm việc trong ngạch được xác định hợp lý, nhằm mục đích động viên và khuyến khích người lao động yên tâm làm việc và tích luỹ kinh nghiệm, tân
tâm với công việc khi không có khả năng và điều kiện nâng ngạch lên cao
hơn.
Người lao động sau khi được tuyển dụng vào ngạch sẽ được xếp mức lương chuẩn của ngạch, sau đó sẽ được nâng bậc lương theo thâm niên
không cần qua thi cử, mà chỉ cần hoàn thành nhiệm vụ được giao.
4. Khoảng cách giữa các bậc lương thâm niên
Khoảng cách giữa các bậc lương thâm niên phải có tác dụng khuyến khích người lao động hoàn thành công việc để được nâng bậc lương thâm
niên.
Khoảng cách giữa các bậc lương thâm niên quy định trong chế độ
tiền lương mới được xác định từ 0,09 đến 0,43 so với mức lương tối thiểu.
5. Điều chỉnh mức lương
Khi đã xác định bậc lương hạng ngạch lương, cấp quản trị sẽ thấy
một số công việc trước đây được trả lương quá cao hay quá thấp. Các cấp