Phòng chống chuột bằng biện pháp sinh học

Một phần của tài liệu Tiểu luận Các loài chuột phổ biến Động vật hại nông nghiệp (Trang 32)

2. Mục tiêu nghiên cứu

3.3.3 Phòng chống chuột bằng biện pháp sinh học

Cần nhấn mạnh rằng thuốc hoá học có tác dụng tiêu diệt chuột nhanh khi số lượng của chúng tăng quá mức nhưng sau đó muốn có tác dụng lâu dài cần thực hiện các biện pháp ngăn ngừa như triệt thoái nguồn thức ăn, khích lệ thiên địch. Biện pháp sinh học bao gồm: nuôi mèo, nuôi chó săn chuột, bảo vệ khích lệ nhóm kẻ thù tự nhiên của chuột như rắn, chim cú, mèo hoang, cầy hương....

Mèo

Mèo là thiên địch quan trọng bậc nhất của chuột, tiêu diệt chuột trong nhà ở, các khu dân cư và các kho lương thực... Một con mèo giỏi một ngày có thể bắt được 10 - 30 con. Không chỉ bắt chuột, tiêng kêu của mèo cũng làm cho chuột sợ phải lánh xa. Kinh nghiêm dân gian cho thấy những con mèo có đặc điểm như đầu to, tai be, mông tròn, miệng rộng, râu dài, tiêng kêu vang, mắt to linh lợi, vuốt dài, cơ mềm, mũi son, râu mép trắng và lỗ đít không lồi là những con mèo bắt chuột giỏi.

Chó săn chuột: Chó có khứu giác rất nhạy cảm, nếu được huấn luyện tốt từ nhỏ, chó có thể bắt chuột ngoài đồng rất tốt, so với mèo chó có ưu thế về tốc độ, đánh hơi. Chó có thể phát hiện chính xác hang có chuột và hang không có chuột, khi chuột chạy khỏi hang chó có thể vỗ cắn chết.

Hình 38: Mèo bắt chuột nhà

Hình 42: Chim cắt bắt chuột Hình 41: Chim cú bắt chuột

Nguồn: Nguồn:

Rắn: Có khoảng hơn 2200 loài rắn, về cơ bản chúng là sinh vật có lợi cho con người, một số rất ít là rắn độc. Rắn độc có răng độc và tuyến độc, còn rắn không độc là rắn có răng dạng răng cưa. Thức ăn chủ yếu của rắn là chuột, các loài sâu bọ, chim thú nhỏ. Nhiều vùng người ta nuôi trong kho một vài con rắn không độc để trừ chuột.Rắn có thể chui vào hang, vào các khe kẽ mà chim và thú không tới được để săn tìm và ăn chuột.

Chim cú mèo, cú lợn, các loài chim…

Hoạt động thường vào ban đêm, đầu có lông dựng lên như song, mắt to tròn, mỏ ngắn, chân có móng vuốt rất cứng. Có thể săn bắt tới 1000 con chuột trong mùa hè. Đây là loại chim không gây ra bất kỳ một tai hoạ nào cho con người, không như những biệt hiệu gắn cho chúng từ xa xưa “chim báo tang”, “chim gọi hồn ma”.

Thuốc vi sinh vật (Samonella enteritidis): Tác dụng của thuốc chủ yếu làm xuất huyết hệ thống tiêu hoá chuột dẫn đến tử vong, nếu chuột ăn với liều lượng 2g thuốc, tương đương 4 tỷ vi khuẩn có thể gây chết trên 90% trong vòng 4 - 5 ngày. Thuốc dễ sử dụng, không tạo nên tính tránh bả. Thuốc an toàn với gia súc gia cầm và người.

Vi khuẩn Salmonella enteritidis Isachenko (SE) là vi khuẩn gây bệnh thương hàn ở chuột và một số loài gặm nhấm khác. Sau khi cho chuột ăn bả chuột sinh học từ 3 - 4 ngày, chuột bắt đầu biểu hiện các triệu chứng như ăn ít đi, hoạt động chậm chạp, chân run, đi loạng choạng, lông xù, đồng tử mắt căng ra và tiêu chảy. Nếu bị nặng có thể xuất huyết ở miệng và hậu môn, chuột sẽ chết sau khi ăn bả từ 5 - 8 ngày, tuỳ thuộc vào từng loài chuột hoặc lượng bả chuột ăn. Mổ và quan sát các nội quan của chuột bị bệnh và chết có những triệu chứng như: ruột sưng phồng có các đốm màu vàng, có những vùng bị hoại tử, ruột bị thủng. Triệu chứng này thường gặp ở ruột non; Lá lách to gấp 3ư4 lần so với chuột khoẻ; Dạ dày đôi khi gặp những vết hoại tử; Gan sưng to, sung huyết, đôi khi có vết hoạt tử rộng; Máu có màu vàng úa, hoặc tím ngắt. Như vậy vi khuẩn SE tồn tại và gây tổn thương hầu hết các cơ quan nội tạng của chuột. Bả sinh học SE có màu cà phê sữa, mùi đặc trưng của quá trình lên men Salmonella. Bả có thể tẩm cùng với hạt thóc. Hiệu lực của bả đối với hai loài chuột nhà, chuột cống là rất cao, đối với loài chuột cống tỉ lệ chuột chết là 100% thời gian gây chết trung bình là 4,5 - 5,0 ngày, chuột nhà tỉ lệ chết trung bình đạt được 86,7% thời gian gây chết trung bình là 4,8 - 5,2 ngày.

Bảng 1: Tỷ lệ mồi bả sinh học bị chuột ăn tại Văn Lâm - Hưng Yên vụ mùa năm 2003

Giai đoạn sinh trưởng cây lúa Tỉ lệ (%) mồi bả bị chuột ăn

Làm đất 98,5 ± 1,2

Lúa đẻ nhánh 87,4 ± 2,3

Lúa làm đòng 53,3 ± 1,2

Lúa trỗ 31,6 ± 3.2

Lúa chín 11,7 ± 2,6

Nguồn: Nguyễn Văn Đĩnh, 2005

Như vậy sự hấp dẫn của bả diệt chuột sinh học phụ thuộc vào từng giai đoạn sinh trưởng của cây lúa trên đồng ruộng. Ở giai đoạn làm đất, chuột di cư lên các vùng cao để tránh nước, nguồn thức ăn trên đồng ruộng khan hiếm, chuột bị đói nên tỉ lệ bả chuột ăn ngoài đồng ruộng rất cao gần 98,5%. Đến các giai đoạn sau do trên

Hình 43: Sản phẩm bã diệt chuột sinh học Nguồn:

đồng ruộng có nhiều thức ăn tính hấp dẫn đối với mồi bả giảm xuống nên tỉ lệ bả chuột ăn giảm xuống theo từng giai đoạn sinh trưởng của cây lúa.

Phòng chống chuột bằng thuốc thảo mộc: nhiều bộ phận của cây có độc tính trừ chuột như: hạt củ đậu (Pachyrhizus erosus), hạt mã tiền (Strychnos nuxvomica), hạt mác bát (Milletia ichthyoch) hạt ba đậu (Croton tiglium), vỏ cây sui (Antiaris toxicaria), nhựa xương rồng (Euphorbia antiquorum), lá han, lá ngón. Các loại cây thảo mộc được sử dụng trong phòng trừ chuột hại chủ yếu là từ kinh nghiệm của nhân dân. Dịch chiết của cây mắn trắng (Avicennia marina) ức chế rụng trứng, làm biến đổi màng tử cung, làm sẩy thai ở chuột, làm giảm tinh trùng ở chuột đực.

2.3.4. Biện pháp quản lý chuột dựa vào cộng đồng

Phát động cộng đồng phòng chống chuột và phòng trừ liên tục. Chú trọng tới các chiến dịch phòng trừ chuột trên qui mô lớn vào giai đoạn làm đất chuẩn bị gieo cấy vụ lúa tiếp theo.

Khuyến khích và hỗ trợ nông dân sử dụng các biện pháp và công cụ truyền thống săn bắt chuột như nuôi mèo, dùng chó săn để diệt chuột, các loại bẫy dân gian, khuyến khích sử dụng các món ăn từ thịt chuột.

Nghiêm cấm săn bắt các loại động vật là thiên địch của chuột như rắn, chim cú mèo,... ư Sử dụng bả diệt chuột sinh học. Tuyệt đối không dùng các loại thuốc diệt chuột ngoài danh mục, không sử dụng các biện pháp có thể gây nguy hiểm cho người như diệt chuột bằng dòng điện...

Cộng đồng chia sẻ trách nhiệm trong việc sử dụng bẫy hàng rào cản và bẫy cây trồng (TBS+TC).

Nguồn: Nguồn:

Hình 44: Thịt chuột làm món ăn

Sử dụng biện pháp hoá học trong trường hợp mật độ quần thể chuột cao. Song cần tuân thủ nghiêm ngặt qui trình an toàn như trước khi đặt bả phải thông báo cụ thể thời gian địa điểm sử dụng cho toàn dân trong vùng biết, đặt bả độc xa nguồn nước sinh hoạt, bãi chăn thả gia súc và gia cầm, không nên sử dụng trong khu vực dân cư, hàng ngày phải thu nhặt hết bả và xác chuột đem chôn xa nguồn nước, nơi sinh hoạt hoặc địa điểm chăn thả vật nuôi.

Nắm chắc các đặc điểm sinh học của chuột và nguyên vật liệu cũng như phát huy kỹ năng của cộng đồng trong phòng chống chuột: Đặt bẫy, bả ở những nơi có mật độ chuột cao, đường đi của chuột, những nơi chuột gây hại nặng. Xác định đúng thời điểm phòng chống có hiệu quả cao như thời kỳ đổ nước chuẩn bị gieo cấy cho vụ tiếp theo, khi chuột di cư lên các bờ mương lớn, bờ mương nhỏ các khu vực đất hoang vào mùa mưa nước ngập; Phòng trừ chuột trước các giai đoạn sinh sản mạnh.

Tổ chức nhóm diệt chuột chuyên trách tại các địa phương.

Nhiều vùng ở ĐB.SCL, ĐB.SH người dân có tập quán dùng thịt chuột như một loại đặc sản đã góp phần rất đáng kể làm giảm mật độ chuột hại.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ KẾT LUẬN

Chuột hại trên lúa có 14 loại chuột trong đó loài chuột đồng lớn và chuột đồng nhỏ chiếm 52% và 28%.

Là loài có tính gây hại rất cao bởi đặc tính gặm nhắm của chúng.

Sinh sản rất nhanh và chủ yếu vào tháng 4 – 5 và gây hại chủ yếu vào lúc lúa làm đồng – trổ.

Có rất nhiều chế phấm sinh học, hóa học diệt chuột nhưng biện pháp sinh học là một biện pháp an toàn và hiệu quả góp phần bảo vệ môi trường.

KIẾN NGHỊ

Cần nắm rõ các tập tính và phân biệt được các đặc điểm của các loài chuột hại chính, để có những biện pháp phòng và diệt trừ các loài chuột.

Phát động dọn dẹp và phát quang bụi rậm ở gần bờ để chuột không có nơi trú ẩn. Khuyến khích diệt chuột an toàn, nghiêm cấm dùng xiệt điện để bắt chuột tránh gây tai nạn ngoài ý muốn.

CÂU HỎI THẢO LUẬN

Câu 1. Cách để nhận biết chuột hại trên ruộng lúa. Trong các biện pháp thì biện pháp nào diệt chuột hiệu quả nhất? (Hồ Chí Thiện)

Cách nhận biết chuột hại trên ruộng lúa

Đứng từ xa quan sát ruộng: ta thấy một vùng lúa màu xanh bị chuyển sang vàng, và có cây bị đổ ngã tạo nên khoảng trống tại đó.Lại gần mảnh ruộng bị chuột hại: nếu nước vừa đủ độ ẩm cho đất ta có thể thấy được vết chân chuột, và trên các cây bị ngã có dấu vết bị chuột cắn.

Biện pháp hiệu quả diệt chuột hiệu quả nhất

Biện pháp hóa học là biện pháp hiệu quả nhất. Bởi ít tốn kém, có thể diệt chuột với diện rộng trong thời gian ngắn nhưng bên cạnh đó cũng có nhiều tiêu cực: gây ô nhiễm môi trường, làm chuột có tính kháng thuốc. Nên nếu không cần thiết sử dụng thì không nên dùng biện pháp hóa học.

Câu 2. Nguyên nhân nào dẫn đến việc chuột lại cắn phá nhiều? (Trần Thị Kiều Diễm)

Ở chuột răng cửa có đặc điểm uống cong hình lưỡi liềm và cắm sâu vào trong hàm răng dùng để cắn thức ăn và chúng luôn phát triển. Vì vậy nếu răng cửa đối diện bị hỏng nó sẽ phát triển và tạ thành vòng răng k thể cắn thức ăn tạo dinh dưỡng làm chuột chết nên chúng ngoài việc cắn thức ăn để ăn thì phần lớn là cắn để mài răng.

Câu 3. Bạn hãy cho biết chuột nhắt hoẵng có thể truyền những bệnh nào cho con người? (Chau Riêne)

Những loại bệnh mà chuột nhắt hoẵng có thể truyền cho người đó là bệnh sốt phát ban, hội chứng phổi HPS, Leptospirosis, Lungworn.

Câu 4. Chuột gây hại ở giai đoạn nào của của lúa là nặng nhất? Tại sao?

Chuột gây hại ở giai đoạn mạ non và giai đoạn lúa đồng - trổ, vì giai đoạn mạ non chồi của lúa tươi ngon và mềm thu hút chuột ăn, giai đoạn đòng trổ có nhiều thức ăn để cho chúng phát triển và thuận lợi cho việc sinh sản của chúng, ngoài ra thì chúng còn cắn phá.

Câu 5. Bạn hãy nêu một số đặc điểm sinh học chính ở chuột đồng hại trên lúa?

Chuột sinh sản rất nhanh: 1 năm chuột đồng sinh sản từ 2 đến 3 lứa, mỗi lứa từ 2 đến 20 con

Chuột rất đa nghi, hay nhát bả, sợ mồi: Do thính giác, xúc giác, khứu giác và vị giác rất phát triển.

Chuột di chuyển xa, di chuyển nhiều trong sinh hoạt hằng ngày. Bình thường chuột di chuyển vài trăm mét xa nơi trú ngụ, nhưng khi gặp khó khăn về điều kiện

sống hoặc có thể vì lý do nào khác chuột có thể di cư xa nhiều kilômét. Chúng có khả năng leo trèo, bơi giỏi.

u 6: Chuột cũng là một số món ăn đặc sản ở miền Tây vậy nhóm cho hỏi trong 14 loài chuột nhóm giới thiệu loài chuột nào ăn được và những loài khác lại không ăn được? (Mai Hữu Lộc)

Các loài chuột ăn được là chuột đồng, chuột cống vì các loài này chỉ ăn thực vật ăn ở những ruộng lúa, những nơi sạch chứ không ăn ở những nơi dơ bẩn.

Câu 7: Ngoài lúa ra thì kể thêm 1 số loại cây nông nghiệp bị chuột phá hại nặng? (Huỳnh Ngọc Trường)

Ngoài lúa ra thì chuột phá hại nặng trên các cây ngô, sắn, khoai, cà chua, đậu, hoa màu.

Câu 8: Theo như được biết thì chuột có sự cảnh giác rất cao với thức ăn lạ vậy tại sao chuột lại dễ dàng ăn những bã mồi được?

Vì do chuột đói quá không phân biệt được đó là bã mồi để tiêu diệt mình và chúng đã ăn như thức ăn thường ngày của chúng.

Câu 9: Tại sao phương pháp xác định số lượng chuột bằng mồi hay nước thì độ chính xác không cao?

Vì một con chuột có thể ăn hay uống nhiều lần trong một đêm, khi ăn xong rồi nó có thể trở lại ăn nữa nên lượng mồi hay nước đó không phỉa do chuột ăn, uống một lần mà là nhiều lần từ đó lượng mồi sẽ không được tính toán chính xác nữa. Vì vậy phương pháp này có độ chính xác không cao.

Câu 10: Chuột có tính đa nghi vậy nên xử lí bã chuột như thế nào để thu hút chuột ăn?

Ta có thể dùng lúa mộng và sáp trộn thức ăn gia súc làm mồi sẽ hấp dẫn chuột nhiều nhất. Ngoài ra, để hạn chế tác hại đến môi trường có thể dùng bã dưới dạng sáp trộn phosphuz Zn 2% sẽ có hiệu lực.

Câu 11: Bạn hãy nêu tình hình chuột gây hại ở Việt Nam và trên thế giới?

Thế giới:

Hàng năm, trên thế giới chuột làm tổn thất khoảng 33 triệu tấn ngũ cốc, đủ nuôi sống 130 triệu người.

+ Thiệt hại riêng lúa trước thu hoạch ước tinh khoảng 230 triệu USD ở Thái Lan + Thiệt hại khoảng 1 tỉ USD ở Indonexia

Việt Nam

Việt Nam diện tích các loại cây trồng bị chuột hại trên 20,3 nghìn ha. Sóc Trăng có khoảng 85.000 ha lúa đang làm đòng đến trổ, huyện Châu Thành diện tích bị chuột cắn phá chưa nhiều nhưng mật số xuất hiện cao và sinh sôi rất nhanh (năm 2013). Hằng năm chuột hại trung bình khoảng 150.000 ha.

Câu 12: Tại sao chuột nhắt có khả năng sống mà không cần có nguồn nước?

Chuột nhắt cần một lượng thức ăn và nước uống rất nhỏ để tồn tại. Khi chúng gặp nguồn nước nhiều, chúng sẽ uống một cách nhiệt tình khoảng 3 đến 9 mm mỗi ngày. Chuột nhắt có thể sống mà không cần có nguồn nước bởi vì chúng có thể lấy đủ nguồn nước cần thiết từ nguồn thức ăn của chúng. Hơn nữa, chuột nhắt có chức năng cơ thể đặc biệt giúp chúng có khả năng giữ nước và/hoặc sản sinh ra nước khi nguồn nước hiếm hoặc khi hạn hán.

Câu 13: Chuột là loài có các giác quan rất phát triển trừ thị giác. Hãy nêu vai trò của các giác quan ấy?

Bộ lông chuột có những lông “cảnh giác” dài, rất nhạy cảm và có vai trò trong thăm dò, tìm kiếm thức ăn.

Những râu mép trên mặt chuột có thể là cơ quan rất nhạy cảm, nhờ râu mà chuột có thể phán đoán kích thước các lỗ hổng cũng như kích thước của hang. Xúc giác của chuột đóng vai trò trong việc tìm kiếm, xác định đường đi. Khứu giác của chuột rất nhạy bén và có vai trò quan trọng. Khi kiếm ăn, chuột chủ yếu sử dụng bộ phận khứu giác nhạy cảm để phân biệt thức ăn và những cá thể khác, chuột thường thông qua mùi có thể phân biệt được các thành viên trong bầy với những kẻ lạ mặt và có thể phát hiện hoặc né tránh các đồ vật, bẫy có mùi

của con người.

Trong lúc vận động, thính giác nhạy cảm và các bộ phận giác quan là lông mao phủ trên toàn bộ cơ thể chuột, râu sẽ giúp cho chuột hoạt động trong đêm tối dễ dàng và phát hiện rất nhanh hướng của kẻ thù.

Câu 14: Tại sao loài chuột có thể di chuyển rất nhanh và có thể leo trèo ở các cây rất giỏi ?

Vì chuột là loài có kích thước nhỏ, di chuyển 4 chân, ngoài ra còn có chiếc

Một phần của tài liệu Tiểu luận Các loài chuột phổ biến Động vật hại nông nghiệp (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(42 trang)
w