Phòng chống chuột bằng biện pháp cơ lý

Một phần của tài liệu Tiểu luận Các loài chuột phổ biến Động vật hại nông nghiệp (Trang 25 - 29)

2. Mục tiêu nghiên cứu

3.3.1Phòng chống chuột bằng biện pháp cơ lý

Phòng chống chuột bằng khí cụ

Sử dụng mồi để nhử chuột chui vào công cụ hoặc khí cụ chuyên dụng rồi bắt chúng. Các loại khí cụ như kẹp lò so, kẹp bằng dây thép, cung tre, bẫy lồng sập, hòm nhốt, ống tre, bẫy lật...

Hình 29: Các kiểu bẫy chuột Nguồn:

Nguồn: Nguyễn Văn Đĩnh, 2005

Hình: Đào hang bắt chuột Nguồn: Phan Triệu Anh, 2015

Địa điểm đặt bẫy: nơi cửa hang, cạnh đường đi, rắc thêm vật liệu tương tự nơi đặt bẫy chỉ để mồi ló ra để tránh sự phát hiện nhạy bén của chuột.

Xử lý khí cụ: Sau khi bắt được chuột, khí cụ cần được xử lý bằng nước sôi, phơi khô mới đùng lại vì chuột rất nhạy với mùi đồng loại bị mắc bẫy.

Phòng chống chuột bằng sức người

Đào hang: bắt và tiêu diệt cả ổ chuột, nhưng tốn công sức và gây hư bờ ruộng, chân đê, ngoài ra có khi còn đưa mầm bệnh trong hang chuột ra ngoài.

Hình: Dùng đèn bắt chuột ban đêm Nguồn:

Hình 30: Đổ nước bắt chuột Nguồn:

Soi đèn diệt chuột: Dùng đèn pin sáng rọi thẳng vào mặt chuột, chuột không chạy được dùng gậy hoặc xiên là diệt được.

Đổ cát vào hangchuột là vun cát lại thành đống trước cửa hang rồi bịt cửa hang lại, lấy 1 ngọn cây cắm trên đó khi ngọn cây đổ  Chuột đã ra khỏi hang thì lấy gậy đuổi đánh chuột sẽ được.

Đổ nước: Khoét rộng cửa hang tạo thành phễu lớn rồi đổ nước vào đầy và quan sát nếu thấy có bong bóng sủi lên thì ngừng đổ nước vì chuột đang bị sặc nước, chắc chắn chúng chui lên nếu không sẽ bị chết, diệt ngay chuột khi chúng lên đến miệng hang.

Hình 31: Chất chà diệt chuột Nguồn: Internet

Hun khói: Đặt vợt hoặc lồng hom đón lõng ngách phụ. Dùng rơm, rạ, giẻ đặt ở cửa hang rồi vừa đốt vừa quạt khói vào trong hang. Do bị ngạt không chịu được, chuột phải chạy ra ngoài qua ngách phụ.

Chất chà diệt chuột: Thực chất là “làm nhà” hoặc “mời khách” để dẫn dụ chuột đến ở. Chọn 1 bãi trống ở vùng có nhiều chuột, dùng cành cây khô xếp thành từng lớp, chất cao khoảng 2 - 3 m. Sau khi chà chất xong rải mồi như thóc, ốc, ngô để thu hút chuột. Sau khi chất chà chừng 1 tháng thì dỡ. Trước khi rỡ cần dọn sạch cỏ xung quanh, rồi lấy các tấm nilon cao 100 cm quây và chôn 1 mép xuống đất 5 - 10 cm xung quanh chà để chuột không chui xuống đất hoặc nhảy ra được.

Biện pháp dùng rào cản quanh ruộng: Dùng nilon quây xung quanh bờ ruộng lúa, rau, ngô có tác dụng ngăn cản chuột vào ruộng nhà mình, trong khi đó những ruộng không được quây nilon nên lại bị chuột tập trung phá mạnh.

Hình 32: Dùng nilon bao quanh ruộng nha-nong/du-bao-sau-benh-tuan-tu-14-20-7.html

Hình 33: Mô hình bẫy rào cản và bẫy cây trồng Nguồn: Nguyễn Văn Đĩnh, 2005

Hệ thống bẫy hàng rào cản (TBS) kết hợp với bẫy cây trồng (TC): ruộng cấy lúa hoặc các cây trồng khác với mục đích hấp dẫn chuột về mặt thức ăn, tạo cho chúng di cư đến ruộng bẫy cây trồng càng nhiều càng tốt. Thông thường có thể dùng lúa gieo thẳng hoặc lúa cấy nhưng cần trồng sớm hơn đại trà từ 35 - 40 ngày để tạo nên sự hấp dẫn thức ăn.

Một phần của tài liệu Tiểu luận Các loài chuột phổ biến Động vật hại nông nghiệp (Trang 25 - 29)