Yếu tố liên quan là điều kiện kinh tế-xã hội của mẹ

Một phần của tài liệu Tỷ lệ và một số yếu tố liên quan đến suy dinh dưỡng thấp còi ở trẻ dưới 5 tuổi huyện kim động tỉnh hưng yên 2015 (Trang 56 - 60)

Kết quả nghiên cứu ở bảng 3.19-25 là kết quả khảo sát mối liên quan giữa một số yếu tố liên quan của mẹ như là học vấn mẹ thấp, tuổi mẹ dưới 25, chiều cao mẹ dưới 150 cm, gia đình đông con, gia đình nghèo, nhà vệ sinh không hợp tiêu chuẩn và nguồn nước sinh hoạt chưa đạt tiêu chuẩn vệ sinhy.

Khi mẹ có học vấn THCS và dưới thì nguy cơ con của họ mắc SDD thấp còi tăng lên gấp 2,41 lần so với mẹ có học vấn cao hơn. Kết quả của chúng tôi phù hợp với kết quả nghiên cứu của Đỗ Thị Quyên [26], El Taguri A [63], Phengxay M [83], Rivera Domarco J [85], Zottarelli LK [99] thì học vấn mẹ thấp, mẹ trẻ và gia đình đông con có liên quan có ý nghĩa thông kê với SDD thấp còi.

Ngoài ra Khanal V [71], Ogunlesi TA [82] (OR=2,1), Ahmed AM [46], Mukatay AW [79] (mẹ học vấn dưới lớp 7), Zhang J [96] (mẹ mù chữ), De Souza [61] thấy bố mù chữ hay bố dượng (OR=1,82) khi khảo sát liên quan học vấn bố/mẹ thấp với SDD thấp còi đều thấy có liên quan có ý nghĩa thống kê.

Tuổi mẹ dưới 25 trong nghiên cứu này không có liên quan với SDD thấp còi tuy nhiên theo Khanal V [71] mẹ trên 35 tuổi, Ahmed AM [46] mẹ trên 30 tuổi, Darteh EK [59] tuổi mẹ 35-40 là yếu tố liên quan đến SDD thấp còi ở trẻ em dưới 5 tuổi.

Bảng 3.21 là mối liên quan giữa chiều cao của mẹ với SDD thấp còi. Kết quả cho thấy nếu chiều cao mẹ dưới 150 cm thì nguy cơ con họ mắc SDD thấp còi tăng lên 4,27 lần so với bà mẹ có chiều cao tốt hơn.

Bove I [53] ở Uruguay thấy mẹ có chiều cao dưới 160 cm và Zottarelli LK [99] thấy chiều cao của mẹ dưới 150 cm có liên với SDD thấp còi ở con họ. Theo tác giả mẹ thấp là hậu quả của SDD thấp còi trong quá khứ hoặc có thể là do di truyền nên con của họ sẽ thấp còi. Ngoài ra Ahmed AM [46] thấy

mẹ thấp dưới 145 cm cũng có liên quan chặt chẽ với SDD thấp còi, Fikadu T [65] lại nhận thấy trong gia đình có người thấp còi thì trẻ dưới 5 tuổi có nguy cơ SDD thấp còi cao.

Ở bảng 3.22, chúng tôi trình bày kết quả khảo sát giữa số con trong gia đình từ 2 con và dưới với gia đình có trên 2 con với SDD thấp còi ở con họ. Kết quả cho thấy nếu gia đình đông con thì nguy cơ con họ mắc SDD thấp còi tăng lên 1,72 lần so với gia đình có từ 2 con và dưới. Nhận xét của chúng tôi phù hợp với nhận xét của Darateh EK [59] (gia đình có 5-8 con), De Novaes Oliveira M [60], Fikadu T [65] (gia đình có 8-10 người với OR 2,97), Mduma ER [77] (gia đình đông con), Shinsugi C [89] (gia đình có trên 5 con với OR là 2,31), Zhang j [96] (gia đình có trên 2 con) có liên quan chặt chẽ có ý nghĩa thống kê với SDD nhẹ cân ở con họ.

Bảng 3.23 là mối liên quan giữa thu nhập gia đình với SDD thấp còi. Trong nghiên cứu này nếu gia đình thu nhập từ 400.000 đồng/người/tháng được coi là gia đình nghèo. Theo kết quả nếu gia đình nghèo thì nguy cơ SDD thấp còi sẽ tăng lên 1,78 lần so với gia đình không nghèo.

Nếu gia đình nghèo thì trẻ dễ bị SDD thấp còi vì: - Khó tiếp cận dịch vụ y tế vì thu nhập thấp.

- Bố/mẹ phải làm việc nhiều để nuôi sống gia đình nên ít có thời gian chăm trẻ nên trẻ dễ SDD thấp còi. Theo El Taguri A [63] nếu trẻ ít tiếp xúc xã hội, bố mẹ không có thời gian chơi với con cái thì nguy trẻ này bị thấp còi tăng lên 1,52 và 2,24 lần theo thứ tự. Mduma ER [77] thấy gia đình nghèo gồm các tiêu chí như không có điện, không có nước máy, không có công trình vệ sinh có liên quan đến SDD thấp còi ở Tanzania. Bove I [53], De Novaes Oliveira M [60], De Souza OF [61] dùng đánh giá hộ nghèo bằng chỉ số tài sản thấp (OR=1,74), Tawari R [91], Zhang J [], [96] thấy thu nhập địa phương

và gia đình thấp là yếu tố liên quan đến SDD thấp còi ở trong các nghiên cứu của họ.

- Không có điều kiện để tiếp cận kiến thức về chăm sóc con cái khi bệnh tật, kiến thức về nuôi dưỡng trẻ... nên trẻ dễ bị SDD thấp còi.

Nguồn nước sinh hoạt là một yếu tố có liên quan đến các loại SDD nói chung trong đó có SDD thấp còi (bảng 3.24). Kết quả khảo sát của chúng tôi cho thấy nếu gia đình sử dụng nguồn nước chưa đảm bảo an toàn thì con của gia đình có nguy cơ SDD thấp còi tăng lên 1,89 lần với 95%CI từ 1,06 đến 3,37. Nguồn nước sinh hoạt không đạt tiêu chuẩn sẽ là tạo điều kiện lây truyền các bệnh truyền nhiễm đường tiêu hóa cho các thành viên trong gia đình. Khi mắc bệnh này trẻ thường không hấp thu được dinh dưỡng, vi chất dinh dưỡng nên dễ dẫn đến hậu quả SDD thấp còi. Mặt khác nguồn nước bị ô nhiễm các chất hóa học có thể là nguyên nhân dẫn đến các bệnh chuyển hóa, ung thư đe dọa tính mạng của người sử dụng.

Theo El Taguri A [63] nếu nguồn nước gia đình không đảm bảo thì nguy cơ SDD thấp còi tăng lên 8,45 lần (95%CI: 2,31-30,95). Mukatay AW [79] ở Congo (gia đình không có nước máy), Yu D [95] (nước không hợp vệ sinh (OR=1,28) là những yếu tố liên quan đến tình trạng SDD thấp còn ở con họ.

Bảng 3.25 là mô tả mối liên quan giữa nhà vệ sinh không đảm bảo với SDD thấp còi. Nhà vệ sinh của gia đình không đảm bảo vệ sinh nguy cơ con của gia đình này bị SDD thấp còi tăng lên 2,35 lần so với trẻ ở gia đình có nhà vệ sinh đảm bảo vệ sinh. Chúng tôi quan niệm nhà vệ sinh không đảm bảo là hố xí xây không đúng qui cách, gần nguồn nước, một ngăn, hố xí cầu, thùng...

Hố xí không hợp vệ sinh là nơi truyền các bệnh lây truyền qua đường tiêu hoá như tả, lỵ, thương hàn...Khi mắc các bệnh này các thành viên trong gia đình bị ảnh hưởng đến sức khoẻ, không lao động được như bình thường

ảnh hưởng đến thu nhập, làm cho gia đình nghèo, lại càng dễ mắc bệnh và nghèo thêm.

Nhận xét của chúng tôi phù hợp với nhận xét của Ahmed AM [46], Mduma ER [77], Shinsugi C [89] (thả dông xúc vật OR=3,24). Các tác giả này đều nhận thấy liên quan giữa không có hay nhà vệ sinh không đạt tiêu chuẩn chặt chẽ với SDD thấp còi.

4.3. Kết quả phân tích đa biến

Bảng 3.26 là kết quả phân tích đa biến của chúng tôi. Như đã trình bày ở phần đối tượng và phương pháp nghiên cứu các yếu tố liên quan có ý nghĩa thông kê khi phân tích đơn biến sẽ được chúng tôi sử dụng để tiến hành phân tích đa biến. Từ bảng 3.26 ta dễ dàng nhận thấy yếu tố liên quan là “trẻ không được cung cấp đầy đủ vi chất dinh dưỡng”, “”cân nặng lúc sinh của trẻ dưới 2500 g”, “trẻ phải ăn sam trước 4-6 tháng”, “mẹ có chiều cao dưới 150 cm”, “mẹ tăng dưới 12 kg khi có thái”, “nhà tiêu của gia đình không hợp vệ sinh” là những yếu tố liên quan có ý nghĩa thống kê với SDD thấp còi khi phân tích đa biến. Trong số các yếu tố này, trẻ không được bổ sung vi chất đầy đủ có OR tăng tử 12,35 lên 16,37 lần, chiều cao mẹ dưới 150 cm có OR tăng từ 3,14 lên 4,27 lần.

Nếu ta xem lại tất cả các yếu tố còn lại khi phân tích đa biến ta thấy SDD thấp còi là kết quả của quan hệ giữa các yếu tố của bản thân trẻ như đẻ nhẹ cân, không được cung cấp đầy đủ vi chất dinh dưỡng, ăn sam không hợp lý với yếu tố của mẹ như sự tăng cân thấp khi có thai, chiều cao mẹ thấp và nhà vệ sinh không hợp vệ sinh.

KẾT LUẬN

Từ kết quả và bàn luận ở trên chúng tôi có một số kết luận sau đây về:

Một phần của tài liệu Tỷ lệ và một số yếu tố liên quan đến suy dinh dưỡng thấp còi ở trẻ dưới 5 tuổi huyện kim động tỉnh hưng yên 2015 (Trang 56 - 60)