Các yếu tố liên quan là chăm sóc mẹ trước sinh

Một phần của tài liệu Tỷ lệ và một số yếu tố liên quan đến suy dinh dưỡng thấp còi ở trẻ dưới 5 tuổi huyện kim động tỉnh hưng yên 2015 (Trang 48 - 50)

Nguyên nhân của suy dinh dưỡng nói chung và suy dinh dưỡng thấp còi nói riêng chủ yếu là do thiếu ăn. Tuy nhiên người ta đã tìm thấy có mối liên quan rất chặt chẽ giữa SDD với các yếu tố khác. Các yếu tố đó là bệnh tật của trẻ, kiến thức về nuôi dưỡng trẻ của bà mẹ, yếu tố về kinh tế-xã hội, về học vấn của bố mẹ hay người nuôi trẻ, thiếu các vi chất dinh dưỡng. Từ sự nhìn nhận tổng quan này chúng tôi tiến hành khảo sát mối liên quan giữa một số yếu tố mà chúng tôi cho là có ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ ở hai mức độ phân tích:

- Phân tích đơn biến giữa yếu tố liên quan và SDD thấp còi.

- Phân tích đa biến giữa yếu tố liên quan có ý nghĩa thống kê với SDD thấp còi. Sau khi phân tích đơn biến, chúng tôi lấy các yếu tố liên quan có ý nghĩa thống kê với SDD thấp còi để phân tích đa hồi qui theo phương pháp Backward Conditional.

Bảng 3.8 là kết quả phân tích đơn biến giữa số lần khám thai của mẹ trước sinh với SDD thấp còi. Kết quả cho thấy số lần khám thai trước sinh của mẹ dưới 3 lần không có liên quan với SDD thấp còi, OR là 1,15 và 95%CI từ 0,67 đến 1,97.

Trong khi có thai, người phụ nữ phải được khám thai ít nhất 3 lần theo qui định của Bộ Y tế. Việc thăm khám sẽ phát hiện các bệnh như thiếu máu, tiền sản giật, sản giật và các bất thường khác của thai nhi, từ đó có tư vấn can thiệp làm giảm nguy cơ cuộc đẻ không an toàn và hậu quả sau này cho trẻ trong đó có SDD thấp còi. Tuy nhiên trong nghiên cứu này, việc bà mẹ có được khám thai trên hay dưới 3 lần không có liên quan đến tình trạng SDD thấp còi của trẻ.

Theo Ahmed AM [46] ở Bangladesh lại thấy SDD thấp còi liên quan đến mẹ không được đi khám thai từ 3 lần trở lên trước khi sinh. Ngoài ra Zhang J [97] thấy phụ nữ nông thôn Trung Quốc nguy cơ sinh con SDD thấp còi nếu mẹ không được khám thai đầy đủ trước khi sinh. Khanal V [71] ở Australia thấy phụ nữ có thai không được đi khám thai từ 4 lần trở lên là yếu tố nguy cơ SDD thấp còi ở con họ.

Sau đây là kết quả chính mà chúng tôi thu được. Bảng 3.9 là mối liên quan giữa sự tăng cân của mẹ khi có thai với SDD thấp còi. Kết quả chúng tôi thu được OR là 1,95 và 95%CI từ 1,19 đến 3,2. Điều này có nghĩa là khi có thai mẹ tăng dưới 12 kg thì nguy cơ con của họ bị SDD thấp còi cao gấp 1,95 lần so với con của bà mẹ khi có thai tăng được từ 12 kg trở lên.

Theo Lê Nam Trà [32] khi có thai sự tăng cân của thai nhi phụ thuộc vào sự tăng cân của mẹ và sự dãn nở của tử cung. Sự tăng cân của mẹ như sau:

- Quý 1 của thai kỳ tăng 0-2 kg

- Quý 3 của thai kỳ tăng 5-6 kg

Như vậy cuối thai kỳ người phụ nữ phải tăng được 8-12 kg. Theo FAO nếu phụ nữ tăng được số cân như vậy thì trẻ sinh ra khoảng trên dưới 3 kg và ít bị SDD các loại.

Chúng tôi không khảo sát chiều cao của mẹ hay BMI của mẹ trước khi có thai có liên quan đến thấp còi hay không. Tuy nhiên một số nghiên cứu lại đi sâu khảo sát mối liên quan này.

Ahmed AM [46] nhận thấy bà mẹ có chỉ số BMI < 18,5 kg/m2 con của họ có nguy cơ mắc SDD thấp còi. Bove I [53] và CS cũng nhận thấy mẹ có chỉ số BMI thấp là yếu tố nguy cơ của SDD thấp còi của trẻ em dưới 5 tuổi ở Uruguay.

Mamiro PS [75] ở Tanzania nghiên cứu liên quan giữa BMI của mẹ với SDD thấp còi ở trẻ thì thấy có mối liên quan. Theo tác giả khi mẹ có thai tình trạng dinh dưỡng của mẹ (thể hiện qua chỉ số BMI) có tác dụng tốt cho sự phát triển của thai nhi. Nếu mẹ có BMI thấp thì con của họ có nguy cơ kém phát triển trong bào thai và sau này dễ bị thấp còi hơn trẻ khác.

Một phần của tài liệu Tỷ lệ và một số yếu tố liên quan đến suy dinh dưỡng thấp còi ở trẻ dưới 5 tuổi huyện kim động tỉnh hưng yên 2015 (Trang 48 - 50)