Lễ hội ở tỉnh Bắc Ninh với việc tuyên truyền đường lối, chính

Một phần của tài liệu Vai trò của lễ hội trong tuyên truyền đường lối, chính sách của đảng và nhà nước ở tỉnh bắc ninh hiện nay (Trang 47 - 91)

sách của Đảng và Nhà nước

2.2.2.1. Thành công, nguyên nhân * Thành công

- Về nội dung

Như phần trên đã trình bày, những năm gần đây hoạt động lễ hội ở Bắc Ninh thường được lồng ghép với nội dung tuyên truyền, giáo dục về đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước. Đặc sau biệt mỗi kỳ Đại hội Đảng, hoặc bầu cử Quốc hội thì kết quả lại được Đảng uỷ, chính quyền các cấp lồng ghép với hoạt động lễ hội để tuyên truyền, đặc biệt là tuyên truyền các Văn kiện Đại hội. Trong thời gian qua ở Bắc Ninh việc sử dụng lễ hội trong công tác tuyên truyền đường lối, chính sách đạt được những thành công cơ bản sau:

Các hoạt động cũng như nội dung của lễ hội, một mặt, đáp ứng được nhu cầu văn hóa tín ngưỡng của quần chúng nhân dân, mặt khác thông qua các hoạt động lễ hội, Đảng uỷ, chính quyền các cấp thực hiện hoạt động tuyên truyền đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước và các chủ trương, kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội của Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh.

Nội dung tuyên truyền đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước được xây dựng trong lễ hội đã hướng nhân dân trở về với nội dung các Văn kiện của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước. Một trong các hoạt động tuyên truyền được quần chúng nhân dân hưởng ứng nhất là tuyên truyền đường lối, chính sách phát triển giáo dục đào tạo; chính sách phát triển kinh tế, hấp dẫn hơn cả vẫn là các chương trình tuyên truyền chính sách dân số, kế hoạch hoá gia đình, vừa sâu sắc về nội dung, vừa dễ chấp nhận về hình thức. Bên cạnh đó là những hoạt động tuyên truyền về cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Nét độc đáo trong tuyên truyền cuộc vận động này là Sở Văn hoá, Ban văn hoá đã lồng ghép với việc tuyên truyền những tấm gương người tốt việc tốt tiêu biểu trong đời sống; những tấm gương về lối sống văn hoá, “tình làng nghĩa xóm”… Thông qua đó đưa đường lối chính sách đi vào cuộc sống, đồng thời giúp cho quần chúng hiểu được ý nghĩa của lễ hội,làm cho quần chúng nhân dân tin tưởng hơn, quyết tâm hơn trong việc thực hiện đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước.

Nội dung tuyên truyền đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước thông qua các hoạt động lễ hội đa phần đã được nghiên cứu, xây dựng kế hoạch, chương trình gắn liền với nội dung và ý nghĩa của từng lễ hội cụ thể, phù hợp với nội dung các sự kiện lịch sử, nhằm thúc đẩy và cuốn hút sự quan tâm của mọi người vào từng nội dung, từng trò chơi diễn ra trong suốt những ngày tổ chức lễ hội, hướng người dân tham gia vào các hoạt động vui chơi, giải trí một cách thiết thực, lành mạnh.

Nội dung tuyên truyền được xây dựng hầu hết đã hướng được vào phục vụ các nhiệm vụ chính trị của đất nước cũng như của địa phương, địa bàn nơi diễn ra hoạt động lễ hội, phát huy được những thành tựu của Đảng, Nhà nước và của nhân dân trong việc thực hiện thắng lợi mọi chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước cũng như của địa phương. Phần lớn các lễ hội ở Bắc Ninh đã hướng được vào nhiệm vụ phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và phát triển nông thôn, phát triển mạnh du lịch và dịch vụ, xây dựng đời sống văn hóa cơ sở… Các nội dung tuyên truyền đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước thông qua các lễ hội đều hướng con người vào việc chăm lo phát triển sản xuất, cầu cho mưa thuận gió hòa, hướng vào cuộc sống yêu thương lẫn nhau, sống có lễ nghĩa, cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ, cho cuộc sống được yên ổn, giữ được hòa thuận góp phần giáo dục truyền thống cho các thế hệ hiện tại. Nội dung nghệ thuật phù hợp với yêu cầu trong việc tuyên truyền đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước.

- Về hình thức

Tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng gắn việc tuyên truyền đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước với việc tuyên truyền, giới thiệu lễ hội, thông qua các hệ thống thông tin đại chúng, đài phát thanh của xã, của ban quản lý di tích.

Tuyên truyền thông qua các hoạt động của lễ hội: Gắn việc tuyên truyền đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước với nội dung tế lễ của

từng lễ hội cụ thể; thông qua các hoạt động của phần hội, nhiều sinh hoạt văn hóa truyền thống như tín ngưỡng, trò diễn, mỹ thuật, âm nhạc, ẩm thực, văn nghệ dân gian... của các dân tộc đã được phục hồi làm phong phú đời sống tinh thần của nhân dân. Nét đặc sắc nhất trong việc lựa chọn hình thức lồng ghép lễ hội với tuyên truyền đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước là những nội dung, các quan điểm, chủ trương, đường lối, chính sách đã được lồng ghép vào các làn điệu dân ca quan họ, vào các tiểu phẩm văn nghệ nên việc tuyên truyền trở nên nhẹ nhàng, dễ vào lòng người, không phải là những sách giáo chính trị khô khan.

Tuyên truyền thông qua việc chọn ban lễ.

Lễ hội ở Bắc Ninh - như một truyền thống văn hoá, việc chọn Ban lễ được dân làng quan tâm đặc biệt, những người được chọn vào Ban lễ phải đầy đủ các tiêu chuẩn: là người phải khỏe mạnh, ngoại hình cân đối, dung mạo nghiêm trang, sáng sủa, không khuyết tật, dị tật; là người đứng tuổi, từng trải, có kinh nghiệm sống để có đủ chín chắn, suy nghĩ và hành động (thường là từ 60 tuổi trở lên); là người thuộc dòng họ sống lâu ở làng, có quyền thế nhưng sống đức độ. Riêng bản thân cai đám phải là người song toàn có đủ cả con gái và con trai, vợ chồng, con cái, anh em hòa thuận, êm ấm, sống hiền lành, đức độ, có uy tín với dân làng, thực hiện gương mẫu, sống có văn hóa; là người có mức sống khá giả, biết tính toán làm ăn, được dân làng thừa nhận; là người có chức vụ cao trong làng, có phẩm hàng, bằng sắc. Như vậy, việc lựa chọn những người có đức độ và được dân làng tín nhiệm cũng là điều kiện thuận lợi cho việc tuyên truyền đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, bởi những người có uy tín khi phát ngôn sẽ được dân tin và làm theo.

- Công tác tổ chức, phối kết hợp

Sự thành công trong công tác lồng ghép lễ hội với tuyên truyền là: Các cấp uỷ, chính quyền địa phương rất quan tâm đến hoạt động lễ hội và chấp

hành nghiêm việc quán triệt, giáo dục đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, từ Tỉnh uỷ, Ủy ban nhân dân tỉnh đến các sở ban nghành trong tỉnh và các cấp có sự phối hợp chặt chẽ trong chỉ đạo xây dựng nội dung tuyên truyền, kiểm duyệt nội dung, định hướng đúng đắn, kiểm tra giám sát và kịp thời uốn nắn những lệch lạc diễn ra trong các hoạt động lễ hội từ việc quy định mở hội, nội dung tế lễ, nội dung tuyên truyền về lễ hội cũng như nội dung tuyên truyền đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước trong lễ hội đã.

Về cơ bản, trong tổ chức triển khai, các cấp ủy đảng, Ban tuyên giáo các cấp ở tỉnh Bắc Ninh đã bám sát chỉ thị 27- CT/TW ra ngày 12/01/1998 của Bộ chính trị khóa VIII “Về thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang trong lễ hội ”; hướng dẫn của Ban tư tưởng văn hóa trung ương về việc tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII “Về xây dựng và phát triển nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc”; Thực hiện các nghị quyết, chỉ thị của Trung ương Đảng (khóa X); thực hiện Chỉ thị 17- CT/TW của Ban Bí thư (khóa IX), Chỉ thị 46-CT/TW, ngày 27/7/2010 của Ban Bí thư về chống sự xâm nhập của các sản phẩm văn hóa; thực hiện Nghị quyết số 41-NQ/TW của Bộ Chính trị; thực hiện Chỉ thị 55-CT/TW, ngày 28/6/2000 của Bộ Chính trị “Về tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng ở cơ sở đối với công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em”; thực hiện Chỉ thị 49-CT/TW, ngày 21/2/2005 của Ban Bí thư “Về xây dựng gia đình thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”; thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW, ngày 14/10/2006 của Bộ Chính trị "Về tăng cường lãnh đạo công tác bảo đảm an ninh trong tình hình mới". Chấp hành những nghị quyết, qui định của Đảng và Nhà nước, ngày 9/9/2002 tỉnh ủy Bắc Ninh đã ban hành hướng dẫn số 54/HD–UB về định hướng Nhà nước và định hướng nội dung quy ước thôn, làng, khu phố trên địa bàn tỉnh, Tỉnh ủy cũng đã có công văn hướng dẫn số 429-CT/TU ngày 13/11/2002 quy định rõ trách nhiệm của các cấp, các ngành

trong việc thực hiện, kiểm tra, đôn đốc, thực hiện và những chỉ thị, nghị quyết khác. Hàng năm, Phòng văn hóa, truyền thông, mặt trận tổ quốc các huyện, thị, thành phố của tỉnh đã có kế hoạch và nhiều văn bản hướng dẫn triển khai chỉ đạo. Nhiều Huyện ủy, nhất là các đơn vị có những lễ hội lớn như huyện Thuận Thành, Tiên Du, Từ Sơn, Gia Bình, Yên Phong… cũng đã có văn bản tiếp tục chỉ đạo, địa phương mình thực hiện tốt công tác lễ hội cũng như tuyên truyền đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước thông qua các hoạt động của lễ hội... Qua đó đã vận dụng một cách có hiệu quả, phù hợp với điều kiện kinh tế của địa phương.

Trên tinh thần định hướng của Đảng Bộ tỉnh và Uỷ ban nhân dân tỉnh, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã có hướng dẫn chỉ đạo, quản lý, tổ chức lễ hội tới các huyện, thị, thành phố nhằm đảm bảo việc tổ chức lễ hội khoa học, phù hợp với tình hình cụ thể của địa phương. Công tác quản lý lễ hội đã được triển khai và thực hiện nghiêm túc theo Quyết định số 95/2009/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc nghiêm cấm đốt và thả đèn trời, Chỉ thị số 406/TTg của Thủ tướng Chính phủ về cấm sản xuất, vận chuyển, buôn bán và đốt pháo nổ. Trước mùa lễ hội, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch yêu cầu Ban quản lý di tích tỉnh hướng dẫn các Ban quản lý di tích, Ban tổ chức lễ hội đăng ký chương trình và có cam kết với chính quyền các cấp về thực hiện những nội dung trong Nghị định 103/2009/NĐ-CP của Chính phủ về Quy chế hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa công cộng.

Đối với những lễ hội có diễn biến phức tạp, Sở yêu cầu phòng Văn hóa – Thông tin thành phố, các huyện, thị, báo cáo nhanh bằng văn bản để cùng phối hợp thực hiện. Những lễ hội có quy mô vùng miền, quốc gia, thu hút đông đảo du khách: hội Lim, hội chùa Phật Tích, hội Đền Đô, hội chùa Dâu... và hoạt động tại đền Bà Chúa Kho được đặc biệt lưu ý nhằm giảm thiểu tắc nghẽn giao thông.

Qua đó việc tổ chức các hoạt động tuyên truyền thông qua lễ hội ở Tỉnh Bắc Ninh đã tạo giúp người dân có được ý thức trong việc bảo tồn và phát huy các giá trị của di sản văn hóa dân tộc, phát huy tinh thần yêu nước, yêu quê hương, tính gắn kết cộng đồng, dân chủ làng xã, truyền thống đoàn kết các dân tộc, tưởng nhớ và tôn vinh những người có công với nước, có nghĩa với dân, năng lực sáng tạo văn hóa của nhân dân được phát huy tối đa trong các lễ hội truyền thống. Vai trò của lễ hội trong tuyên truyền đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, trong việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, đáp ứng nhu cầu hưởng thụ và sáng tạo văn hóa của các tầng lớp nhân dân, phát triển du lịch, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội của đất nước được khẳng định.

Cấp uỷ, chính quyền các địa phương thấy rõ hơn trách nhiệm của mình nên đã quan tâm đến tổ chức và quản lý lễ hội cũng như hoạt động tuyên truyền đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước thông qua hoạt động lễ hội. Việc cấp giấy phép mở lễ hội thực hiện nghiêm theo Quy chế tổ chức lễ hội đảm bảo lễ hội diễn ra phù hợp với truyền thống văn hoá và điều kiện kinh tế, xã hội của địa phương. Đối với các lễ hội lớn, thu hút đông đảo các tầng lớp nhân dân tới với mục đích tín ngưỡng tín ngưỡng và vui hội thì chính quyền địa phương đã chủ động thành lập Ban chỉ đạo, Ban tổ chức và xây dựng kế hoạch cụ thể tổ chức lễ hội, có phương án xử lý tình huống, đảm bảo an ninh trật tự, an toàn giao thông và vệ sinh môi trường. Nhiều cuộc hội thảo khoa học được tổ chức đưa ra căn cứ khoa học nhằm đánh giá đúng các giá trị “tự thân” của lễ hội. Những việc làm trên ghi nhận sự nỗ lực của Nhà nước và nhân dân trong công tác tổ chức và quản lý lễ hội, tạo điều kiện tối đa để lễ hội phát triển, đáp ứng nhu cầu tinh thần và thực sự trở thành “sân chơi” văn hoá bổ ích của các tầng lớp nhân dân.

Công tác phối hợp với các cấp, các ngành và chính quyền địa phương, các lực lượng vũ trang, an ninh đảm bảo trật tự, trị an trong quá trình tổ chức

các hoạt động lễ hội. Cũng như đã có sự phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan ban ngành trong công tác xây dựng nội dung lễ hội cũng như nội dung tuyên truyền thông qua hoạt động lễ hội, để đạt hiệu quả cao nhất.

Các phương tiện thông tin đại chúng, các phương tiện tuyên truyền đã tích cực phối hợp giới thiệu, quảng bá giá trị lịch sử, văn hoá của lễ hội và những kinh nghiệm hay trong tổ chức và quản lý lễ hội cũng như tích cực trong công tác tuyên truyền đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước ở các địa phương trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.

* Nguyên nhân

Ban tuyên giáo, ngành văn hóa, cơ quan thông tin và truyền thông, các cơ quan đoàn thể từ tỉnh đến các cơ sở đã và đang ngày càng nhận thức rõ vai trò của hoạt động lễ hội đối với đời sống xã hội nói chung và đặc biệt là đối với công tác tuyên truyền đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước. Qua đó đã có sự quan tâm chỉ đạo thường xuyên, kịp thời, đúng mức tới các hoạt động lễ hội nhằm thông qua hoạt động lễ hội góp phần vào việc thúc đẩy và phát huy hiệu quả của việc tuyên truyền đường lối, chính sách trong giai đoạn hiện nay ở địa phương.

Để đạt được hiệu quả, các cấp có liên quan đã kiên quyết chỉ đạo, hướng dẫn và có kế hoạch hướng dẫn cụ thể mục đích, yêu cầu của việc tổ chức lễ hội cũng như việc tuyên truyền đường lối, chính sách thông qua lễ hội. Các cấp ủy Đảng ở Bắc Ninh đã tập trung nghiên cứu, xác định rõ quy mô, tính chất của từng lễ hội, xác định rõ ý nghĩa của từng lễ hội, có công văn hướng dẫn, cấp giấy phép hoạt động đối với từng lễ hội. Qua đó xây dựng nội dung, chương trình, kịch bản phù hợp, có tác dụng tuyên truyền đường lối, chính sách một cách sâu sắc đối với người dân tham gia lễ hội. Vì vậy, các hoạt động tại lễ hội cũng như các hoạt động tuyên truyền, trong đó đặc biệt là hoạt động tuyên truyền đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước đã được

xây dựng với nội dung mang tính khoa học, phù hợp, đúng định hướng của ban chỉ đạo, ban tổ chức lễ hội.

Các cấp ủy Đảng và các cấp chính quyền đã nhận thức được rõ vai trò (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Vai trò của lễ hội trong tuyên truyền đường lối, chính sách của đảng và nhà nước ở tỉnh bắc ninh hiện nay (Trang 47 - 91)