Lễ hội với việc tuyên truyền đường lối, chính sách của Đảng

Một phần của tài liệu Vai trò của lễ hội trong tuyên truyền đường lối, chính sách của đảng và nhà nước ở tỉnh bắc ninh hiện nay (Trang 25 - 30)

dung và nhiệm vụ của công tác tư tưởng nhằm truyền bá, phổ biến đường lối, chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước nhằm phát huy nhận thức, hình thành niềm tin, cổ vũ tính tích cực hành động của quần chúng nhân dân trong việc vận dụng và thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách.

Tuyên truyền đường lối, chủ trương, chính sách là quá trình tác động của các cấp chính quyền, cơ quan tuyên truyền đối với đông đảo quần chúng nhân dân nhằm phát huy nhận thức, củng cố niềm tin và thái độ đúng đắn, cổ vũ và hướng dẫn quần chúng nhân dân trong việc vận dụng, chấp hành và thức hiện đầy đủ, đúng, đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng đề ra.

1.2.2. Lễ hội với việc tuyên truyền đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước Nhà nước

Cùng với quá trình dựng nước và giữ nước nền văn hóa Việt Nam, trong đó có nền văn hóa truyền thống đã hình thành và phát triển. Bằng lao động sáng tạo, ý chí đấu trang bền bỉ, kiên cường. Nhân dân ta đã xây dựng một nền văn hóa kết tinh trí tuệ, sức mạnh và in đậm dấu ấn bản sắc của dân tộc, chứng minh sức sống mãnh liệt và sự trường tồn của dân tộc ta.

Nền văn hóa Việt Nam, trong đó có lễ hội truyền thống lấy đời sống sinh hoạt của các công đồng cư dân làm đối tượng phản ánh, lấy sự bình yên, phấn khởi, hạnh phúc của cư dân làm mục đích phục vụ.

Thực tế hoạt động của lễ hội, do điều kiện và lý do khác nhau, nên trong một thời gian dài tạm lắng xuống. Cùng với những thành công của sự nghiệp đổi mới, lễ hội đã được phục hồi và có những khởi sắc, nhất là từ khi có Nghị Quyết TW5 khóa VIII “Về xây dựng và phát triển nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc”, chỉ thị 27CT/TW của Bộ chính trị, Quy chế số 636/QC-VH của Bộ trưởng Bộ văn hóa thông tin nay là Bộ thông tin và truyền thông về quản lý xã hội.

Sự phát triển cả về số lượng, qui mô và chất lượng của các lễ hội đã tạo điều kiện cho sinh hoạt lễ hội góp phần to lớn trong việc tạo động lực, trực tiếp là động lực tinh thần cho công cuộc đổi mới theo định hướng xã hội chủ nghĩa, vì mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”

Nhận thức được vị trí, vai trò và tầm quan trọng của hoạt động lễ hội trong công cuộc đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, mở cửa hội nhập vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, Đảng và Nhà nước ta đã chủ trương mở hội để chấn hưng tinh thần và tạo “sân chơi” cho hoạt động vui chơi giải trí, và qua đó nhằm lồng ghép hoạt động tuyên truyền đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước.

Chính vì vậy những năm gần đây nhiều lễ hội truyền thống của các dân tộc ở khắp nơi, đặc biệt là ở tỉnh Bắc Ninh đã được phục dựng, một số lễ hội trước đây chỉ trong phạm vi làng xã, nay được mở rộng có quy mô vùng miền, một số lễ hội vùng miền được mở rộng có quy mô quốc gia. Số lượng lễ hội do Nhà nước tổ chức cũng gia tăng, trong đó nhiều lễ hội (festival) có tính quốc tế.

Bắc Ninh, là tỉnh có truyền thống văn hóa, có nhiều lễ hội. Phát huy vai trò của lễ hội trong công tác tuyên truyền đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước là vấn đề có ý nghĩa quan trọng, cấp bách; có tác dụng duy trì và

phát triển bản sắc dân tộc; thúc đẩy quần chúng nhân dân hăng hái, hưởng ứng thực hiện đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước đề ra. Qua đó giáo dục được lòng yêu nước, truyền thống lịch sử của dân tộc; bồi dưỡng và phát huy chủ nghĩa anh hùng cách mạng; góp phần củng cố và tăng cường niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước, đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế.

Kết hợp hoạt động tuyên truyền, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước với những việc làm thiết thực như: chăm lo, phát huy đời sống vật chất, đời sống tinh thần của nhân dân. Vai trò này được thể hiện:

Thứ nhất, hoạt động lễ hội góp phần nâng cao nhận thức của nhân dân

về đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước.

Được đánh giá là một trong những loại hình sinh hoạt văn hóa tinh thần không thể thiếu của quần chúng nhân dân, lễ hội đã và đang là công cụ truyền bá thông tin cơ bản và hiệu quả những đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước. Lễ hội, bằng hình thức tái hiện lại các hoạt động sinh hoạt hàng ngày của người dân đã cổ vũ, biểu dương các điển hình tiên tiến trong các phong trào thi đua yêu nước, góp phần động viên các tầng lớp nhân dân tích cực lao động sản xuất, xoá đói giảm nghèo, hăng hái tham gia các phong trào hành động cách mạng, thi đua yêu nước, tổ chức các hoạt động đền ơn đáp nghĩa, uống nước nhớ nguồn..., giúp cho các tầng lớp nhân dân nắm vững. Thông qua lễ hội lồng ghép các hoạt động tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, qua đó nâng cao nhận thức và quyết tâm thực hiện thắng lợi đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đề ra.

Có thể nói, hoạt động lễ hội đã và đang đảm trách ngày càng tốt hơn vai trò là cầu nối quan trọng giữa Đảng, chính quyền với nhân dân và đang là một kênh tuyên truyền hết sức hữu hiệu nhằm đưa đường lối, chính sách đến với nhân dân.

Thứ hai, thông qua các hoạt động lồng ghép tuyên truyền đường lối,

chính sách của Đảng và Nhà nước với sinh hoạt lễ hội, làm cho niềm tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước ngày càng được củng cố. Bởi lẽ, niềm tin khoa học dựa trên nhận thức đúng đắn. Tuy nhiên, một thực tế là để nhận thức đúng, đâu chỉ có thông qua các lớp học trong những giảng đường, mà đặc biệt đối với người dân vốn lam lũ trên những cánh đồng và với những lo toan trước cuộc sống quá nhiều vất vả, họ không có điều kiện và có khả năng tiếp thu qua các lớp học. Sau thời kỳ lao động vất vả, là lúc nông nhàn, không nhiều thời gian và chẳng quen với cách học “chính thống”- trường, lớp. Bởi vậy, thông qua lễ hội, thông qua những sinh hoạt văn hoá nghệ thuật, việc lồng ghép tuyên truyền về Đảng, Nhà nước chính là kênh thông tin hiệu quả để dân gần với Đảng, hiểu Đảng và tin yêu Đảng hơn. Thông qua lễ hội thực hiện tuyên truyền, giáo dục đường lối, chính sách, để công chúng nhận thức đúng, thực hành sáng tạo, có hiệu quả, từ đó tạo dựng niềm tin, cổ vũ quần chúng nhân thực hiện thành công những đường lối, chính sách đề ra, thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội mà Đảng và Nhà nước đề ra.

Thứ ba, lễ hội là phương thức thực hiện hiệu quả phong trào “Học tập

và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, chủ trương lớn của Đảng. Ai cũng cảm nhận được ý nghĩa và sự lan toả của phong trào “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, song đã có nhiều nơi không thành công trao việc thực hiện phong trào này, bởi cách làm khô cứng, máy móc. Thông qua lễ hội, qua những sinh hoạt văn nghệ, người dân có cơ hội hiểu sâu hơn về Bác, để rồi “Yêu Bác lòng ta trong sáng hơn”. Nhiều nơi, những thành công của việc hưởng ứng và thực hiện phong trào “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” trở nên thật bất ngờ qua sinh hoạt lễ hội.

Đúng thực, hoạt động lễ hội là kênh tuyên truyền, tạo lập dư luận, định hướng và hướng dẫn dư luận không thể thiếu trong tuyên truyền đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, hơn thế nữa lễ hội còn là công cụ hữu hiệu để cổ vũ, động viên quần chúng nhân dân tin tưởng và làm theo đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước.

Trong giai đoạn hiện nay, nhận thức được vai trò của lễ hội đối với đời sống xã hội cũng như đối với việc tuyên truyền, cổ vũ quần chúng thực hiện thắng lợi đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước là yêu cầu của công tác tư tưởng của Đảng. Bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế tạo ra nhiều thuận lợi cho sự phát triển của văn hóa xã hội Việt Nam, đồng thời cũng tạo ra nhiều thách thức đối với việc bảo tồn giá trị truyền thống và bản sắc văn hóa của dân tộc. Đó chính là lý do để lễ hội của thời đổi mới phải chú ý tới chức năng, nhiệm vụ mới vô cùng quan trọng: tuyên truyền, giáo dục đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước trong thời kỳ hiện nay.

Chương 2

VAI TRÒ CỦA LỄ HỘI TRONG TUYÊN TRUYỀN ĐƯỜNG LỐI, CHÍNH SÁCH CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC Ở TỈNH BẮC NINH-

THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA

Một phần của tài liệu Vai trò của lễ hội trong tuyên truyền đường lối, chính sách của đảng và nhà nước ở tỉnh bắc ninh hiện nay (Trang 25 - 30)