Rơle thời gian được dùng nhiều trong các mạch tự động điều khiển Nó có tác dụng làm trễ quá trình đóng, mở các tiếp điểm sau một khoảng thời gian chỉ định nào đó.

Một phần của tài liệu Tính toán thiết kế kho lạnh bảo quản sản phẩm đông đặt tại Hà Nội, nhiệt độ 25 oC, chia 05 buồng. Kích thước phủ bì: L 27.000 xW 10.000xH 6.000 (có bản cad) (Trang 90 - 93)

- Rơ le thời gian không tác động trực tiếp lên mạch động lực mà nó tác động gián tiếp qua mạch điều khiển, vì vậy dòng định mức của rơ le thời gian không lớn. Bộ phận chính của rơ le thời gian là cơ cấu tác động trễ và hệ thống tiếp điểm.

Hình 3-22: các chân đấu điện của timer.

+ Cực cực 8-6 là tiếp điểm thường mở, đóng chậm. + Cặp cực 8-5 là tiếp điểm thường đóng, mở chậm. + Cặp cực 1-3 là tiếp điểm thường mở.

+ Cặp cực 1-4 là tiếp điểm thường đóng. + Cặp cực 2-7 là cuộn dây nối với nguồn.

CHƯƠNG 4: KẾ HOẠCH THI CÔNG LẮP ĐẶT KHO LẠNH4.1 LẮP ĐẶT KHO LẠNH 4.1 LẮP ĐẶT KHO LẠNH

4.1.1 Công tác chuẩn bị

+ Trước khi lắp kho lạnh thì phải chuẩn bị dụng cụ lắp đặt cho đầy đủ như: panel, thanh nhôm V và thanh thép chữ U, tán rive, khoan, máy cắt, đinh vít, keo xilycol, keo Dog,và các dụng cụ như kìm, kéo,…

+ Đọc kỹ bản vẽ và hướng dẫn trước khi thi công.

4.1.2. Thi công lắp đặt

a. Gia cố và xây dựng nền móng kho

Đây là công đoạn quan trọng nhất của quá trình xây dựng kho, nó quyết định tính vững chắc và an toàn của kho lạnh. Xung quanh móng được đào xuống sâu 200mm. Sau đó xây bệ móng bằng đá chẻ, tiếp theo đổ cát bên trong dày 100mm và đầm chặt. Sau đó đổ một lớp bê tông lót dày 100mm với đá 4x6, rồi tiếp theo đổ thêm một lớp bê tông chịu lực dày 200mm với đá 1x2 và xây con lươn thông gió cao 300mm bằng gạch thẻ, khoảng cách giữa các con lươn 200mm. Chú ý là các con lươn phải dốc về hai phía để tránh đọng sương, độ dốc khoảng 2%.

b. Xây dựng kết cấu bao che cho kho

Sau khi xây dựng nền móng xong, tiến hành xây dựng kết cấu trụ đỡ, khung và lợp mái tôn. Sau khi công việc hoàn tất thì ta bắt đầu xây dựng phần quan trọng nhất là lắp ghép các tấm panel.

c. Lắp đặt các tấm panel

Các tấm panel sau khi sản xuất đều có bọc lớp nilong bảo vệ tránh xây xước bề mặt trong quá trình vận chuyển, lắp đặt. Lớp nilong đó chỉ nên dỡ ra sau khi lắp đặt hoàn thiện và chạy thử kho để đảm bảo thẩm mĩ cho vỏ kho.

Nguyên tắc chung: Kho lạnh được lắp ghép từ các tấm panel tiêu chuẩn chế tạo sẵn. Việc

lắp ghép hai tấm panel lại với nhau đòi hỏi độ chính xác cao. Đảm bảo độ kín để tránh gây ra hiện tượng cầu nhiệt kho lạnh, chất lượng công trình tăng và giảm chi phí vận hành.

Cách ghép hai tấm panel lại với nhau: Khi ghép hai tấm panel lại với nhau, ta cần xác

chặt hai tấm lại với nhau rồi dùng lục giác xoay khóa cam-locking lại để mộng dương móc vào mộng âm. Sau đó dùng đinh rivê để cố định các tấm lại rồi phun silicon hoặc sealant vào khe ghép để cách ẩm.

Hình 4-1. Nguyên tắc cấu tạo và hoạt động của khóa Cam – Blocking. e. Lắp ghép các tấm panel

Một phần của tài liệu Tính toán thiết kế kho lạnh bảo quản sản phẩm đông đặt tại Hà Nội, nhiệt độ 25 oC, chia 05 buồng. Kích thước phủ bì: L 27.000 xW 10.000xH 6.000 (có bản cad) (Trang 90 - 93)