Bảng 4.6: Kết quả theo dõi khối lượng của lợn con
Ngày tuổi Lợn khỏe (kg) Lợn nhiễm bệnh (kg) n X ± mx − CV% n X ± mx − CV% 28 ngày 30 6,35±0,14 11,65 5 6,04±0,31 1,27 35 ngày 30 7,92±0,25 16,79 30 7,10±0,12 9,44 42 ngày 30 9,82±0,24 13,14 30 9,20±0,19 10,98 49 ngày 30 12,27±0,26 11,25 30 11,53±0,18 8,50 60 ngày 30 16,45±0,38 12,46 30 15,84±0,31 10,35
Qua bảng 4.6 chúng ta thấy rằng khối lượng của lợn bị bệnh tiêu chảy thấp hơn so với lợn khỏe, ở giai đoạn 28 ngày lợn khỏe là 6,35kg nhưng lợn mắc bệnh chỉ có 6,04kg, giai đoạn 35 ngày lợn khỏe là 7,92kg còn lợn mắc bệnh là 7,10kg, cũng như vậy ở giai đoạn 42 ngày lợn khỏe là 9,82kg lợn mắc bệnh chỉ có 9,20kg, giai đoạn 49 ngày lợn khỏe là 12,27kg lợn mắc bệnh là 11,53kg và giai đoạn 60 ngày tuổi lợn khỏe là 16,45kg còn lợn bệnh khối lượng là 15,84kg.
Nguyên nhân là do khi mắc bệnh tiêu chảy khả năng hấp thụ thức ăn ở lợn con thấp trong khi đó lại đào thải nước và các chất muối khoáng theo phân ra ngoài dẫn đến lợn gầy còm sút cân.
Bảng 4.7: Tiêu tốn thức ăn cho 1kg tăng trọng đến 10 tuần tuổi Giai đoạn Trong kỳ(kg) Cộng dồn(kg)
28-35 ngày 0,87 0,87
36-42 ngày 1,32 1,12
43-49 ngày 1,59 1,31
50-60 ngày 2,21 1,87
Từ bảng 4.7 chúng ta thấy trong mỗi gian đoạn tiêu tốn thức ăn của lợn là khác nhau và tăng dần theo tuần tuổi. Giai đoạn 28-35 ngày, khi lợn mới nhập về lợn chưa ăn nhiều do vận chuyển đường xa thời tiết nắng nóng lợn bị strees, lợn vẫn còn non thời gian tập ăn sau cai sữa ngắn, cũng trong giai đoạn này lợn thường bị bệnh tiêu chảy, hạn chế số lượng thức ăn cho lợn, cũng với việc tăng trọng trong giai đoạn này của lợn còn thấp nên tiêu tốn thức ăn cho 1kg tăng trọng trong kỳ chỉ là 0,87kg, tiêu tốn thức ăn cộng dồn là 0,87kg. Khi lợn bước sang giai đoạn 36-42 ngày tuổi lợn bắt đầu lớn hơn, quen với khí hậu chuồng nuôi, quen với thức ăn và được bổ sung men tiêu hóa lượng tiêu tốn thức ăn của đàn lợn bắt đầu tăng, khối lượng tăng trọng cũng tăng lên nên tiêu tốn thức ăn cho 1kg tăng trọng trong kỳ cao hơn đạt 1,32kg và tiêu tốn thức ăn cộng dồn là
1,12kg. Sang đến giai đoạn 43-49 ngày tuổi và đặc biệt giai đoạn 50-60 ngày tuổi lợn bắt đầu giai đoạn phát triển, lợn có khối lượng và kích cỡ lớn hơn và trong giai đoạn này lợn được ăn tự do ăn rất khỏe nên tiêu tốn thức ăn cho 1kg tăng trọng trong kỳ cao tăng lên đạt 1,59kg giai đoạn 43-49 ngày tuổi, tiêu tốn thức ăn cộng dồn là 1,31kg và giai đoạn 50-60 ngày tuổi tiêu tốn thức ăn cho 1kg tăng trọng trong kỳ là 2,21kg, tiêu tốn thức ăn cộng dồn là 1,87kg.
Phần 5
KẾT LUẬN ĐỂ NGHỊ 5.1. Kết luận
Từ những kết quả nghiên cứu được tôi rút ra một số kết luận sau:
- Các tháng hè 7, 8, 9 có tỷ lệ mắc bệnh và chết thấp còn tháng 10, 11 có tỷ lệ mắc và chết cao.
- Tuần tuổi 4-5 tỷ lệ mắc bệnh và chết cao nhất 11,45% và 0,55%, tuần tuổi 8-10 có tỷ lệ mắc và chết thấp nhất 4,03% và 0,18%.
- Lợn con mắc bệnh tiêu chảy có nhiều triệu chứng khác nhau: thân nhiệt bình thường 87,31%, phân loãng tanh khắm 100,00%, ủ rũ mệt mỏi chậm chạp 86.57%, sụt cân 75,37%, niêm mặc nhợt nhạt da khô 67,16%, lông xù 64,93%, thở nhanh yếu 50,75%, sốt 17,91%. - Lợn mắc bệnh có khối lượng thấp hơn lợn khỏe mạnh: ở 28 ngày tuổi lợn khỏe mạnh là 6,35kg còn lợn bị bệnh là 6,04kg, lợn 35 ngày tuổi khỏe mạnh có khối lượng là 7,92kg còn lợn mắc bệnh là 7,10kg, 42 ngày tuổi lợn khỏe mạnh là 9,82kg còn lợn mắc bệnh là 9,20kg, 49 ngày tuổi lợn khỏe mạnh là 12,27kg còn lợn mắc bệnh là 11,53kg và lợn 60 ngày tuổi khỏe mạnh có khối lượng là 16,45kg còn lợn mắc bệnh là 15,84kg.
- Tiêu tốn thức ăn cho 1kg tăng trọng: giai đoạn lợn 28-35 ngày tuổi tiêu tốn thức ăn cho 1kg tăng trọng trong kỳ là 0,87kg, tiêu tốn thức ăn cộng dồn là 0,87kg, sang đến giai đoạn lợn 36-42 ngày tuổi tiêu tốn thức ăn cho 1kg tăng trọng trong kỳ là 1,32kg và tiêu tốn thức ăn cộng dồn là 1,12kg, giai đoạn 43-49 ngày tuổi lượng thức ăn tiêu tốn cho 1kg tăng trọng trong kỳ là 1,59kg và tiêu tốn thức ăn cộng dồn là 1,31kg, giai đoạn 50-60 ngày tuổi lượng thức ăn tiêu tốn cho 1kg tăng trọng trong kỳ là 2,21kg và tiêu tốn thức ăn cộng dồn là 1,87kg.
Do thời gian và điều kiện thực tập có hạn nên tôi mới chỉ tiến hành khảo sát tỷ lệ mắc bệnh tiêu chảy ở lợn con sau cai sữa. Đồng thời tôi cũng chưa có điều kiện nghiên cứu chẩn đoán xem nguyên nhân nào là nguyên nhân chính gây nên bệnh tiêu chảy ở lợn con trong số rất nhiều nguyên nhân như virus, vi khuẩn, ký sinh trùng, dinh dưỡng…. Vì vậy tôi xin đề nghị nên có những nghiên cứu chuyên sâu tìm hiểu chính xác căn nguyên gây bệnh tiêu chảy ở lợn, nghiên cứu các biện pháp phòng bệnh tiêu chảy ở lợn con có hiệu quả…
TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. TIẾNG VIỆT
1. Lê Minh Chí (1995), Bệnh tiêu chảy gia súc, Nxb Hà Nội, Trang 16-18. 2. Phùng Quốc Chướng (1995), Tình hình nhiễm Salmonella ở lợn vùng Tây Nguyên và khả năng phòng trị, Luận án PTS khoa học NN, Hà Nội.
3. Đoàn Thị Kim Dung (2004), Sự biến động của một số vi khuẩn hiếu khí đường ruột, vai trò của E.coli trong hội chứng tiêu chảy của lợn con, các phác đồđiều trị, Luận án tiến sỹ nông nghiệp, Hà Nội.
4. Đào Trọng Đạt, Phan Thanh Phượng (1986), Bệnh lợn con ỉa phân trắng,
Nxb Nông thôn, Hà Nội.
5. Đào Trọng Đạt, Phan Thanh Phượng, Lê Ngọc Mỹ (1995), Bệnh đường tiêu hóa ở lợn, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
6. Đào Trọng Đạt, Phan Thanh Phượng, Lê Ngọc Mỹ, Huỳnh Văn Kháng
(1996), Bệnh ở lợn nái và lợn con, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
7. Trần Thị Hạnh, Đặng Xuân Bình (2002),“Chế tạo, thử nghiệm một số chế phẩm sinh học phòng trị bệnh tiêu chảy phân trắng lợn con do E.coli và
Cl.perfringens” , Tạp chí KHKT Thú y,(số 1).
8. Nguyễn Bá Hiên, Trần Thị Lan Hương (2001), Khả năng mẫn cảm của Salmonella, E.coli phân lập từ gia súc tiêu chảy tại ngoại thành Hà Nội với một số loại kháng sinh, hoá dược và ứng dụng kết quả để điều trị hội chứng tiêu chảy, Kết quả nghiên cứu KHKT, Khoa Chăn nuôi Thú y 1999 – 2001, Trường Đại học Nông Nghiệp I, Nxb Nông Nghiệp, Hà Nội, Trang 156-161.
9. Nguyễn Bá Hiên (2001), Một số vi khuẩn đường ruột thường gặp và biến động của chúng ở gia súc khỏe mạnh và bị tiêu chảy nuôi tại vùng ngoại thành Hà Nội, điều trị thử nghiệm, Luận án Tiến sỹ Nông nghiệp, Hà Nội.
10. Phạm Khắc Hiếu, Bùi Thị Tho (1996),“Kết quả kiểm tra tính kháng kháng sinh của E.coli phân lập từ lợn con bị phân trắng tại các tỉnh phía Bắc trong 20 năm qua (1975 – 1995)”, Tạp chí KHKT Thú y, tập 3(số 4).
11. Phạm Khắc Hiếu, Lê Thị Ngọc Diệp, Trần Thị Lộc (1998), Stress trong đời sống con người và vật nuôi, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
12. Khoon Teng Hout (1995), Những bệnh đường tiêu hóa và hô hấp của lợn,
Hội thảo khoa học thú y, Cục thú y, Hà Nội.
13. Phạm Văn Khuê, Phan Văn Lục (1996), Giáo trình ký sinh trùng thú y,
Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
14. Nguyễn Thị Kim Lan (2006), Nghiên cứu hội chứng tiêu chảy, xác định một số vi khuẩn và ký sinh trùng đường tiêu hoá trong hội chứng tiêu chảy ở lợn từ sau cai sữa tại tỉnh Thái Nguyên và biện pháp phòng trị, Đề tài nghiên cứu khoa học, Thái Nguyên.
15. Laval A (1997), Incidence des Enterites du porc. Báo cáo tại hội thảo thú y về bệnh lợn do Cục thú y tổ chức, Hà Nội, 14/11.
16. Phan Địch Lân, Phạm Sỹ Lăng (1995), Cẩm nang chăn nuôi lợn, Nxb
Nông nghiệp, Hà Nội.
17. Phạm Sỹ Lăng, Phan Địch Lân (1997), Cẩm nang bệnh lợn, Nxb Nông
nghiệp, Hà Nội.
18. Phạm Sỹ Lăng, Phan Địch Lân, Trương Văn Dung (1997), Bệnh phổ biến ở lợn và biện pháp phòng trị, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
19. Hồ Văn Nam, Nguyễn Thị Đào Nguyên, Phạm Ngọc Thạch (1997), Giáo trình bệnh nội khoa gia súc, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
20. Hồ Văn Nam, Nguyễn Thị Đào Nguyên, Trương Quang, Phùng Quốc Chướng, Chu Đức Thắng, Phạm Ngọc Thạch (1997),“Hệ vi khuẩn gây bệnh viêm ruột ỉa chảy ở lợn”, Tạp chí KHKT Thú y, tập 4(số 1), Tr 15-22.
21. Sử An Ninh, Dương Quang Hưng, Nguyễn Đức Tâm (1981), “Tìm hiểu hội chứng Stress trong bệnh phân trắng lợn con”, Tạp chí nông nghiệp và công nghiệp thực phẩm.
22. Sử An Ninh (1993), Kết quả bước đầu tìm hiểu nhiệt độ, độẩm thích hợp phòng bệnh lợn con phân trắng, Kết quả nghiên cứu khoa học, Khoa Chăn nuôi thú y, Đại học Nông nghiệp I (1991-1993), Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, Tr 48.
23. Niconxki.V.V (1986), Bệnh lợn con (Phạm Quân, Nguyễn Đình Trí dịch), Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
24. Nguyễn Thị Nội (1985), Tìm hiểu vai trò của E.coli trong bệnh phân trắng lợn con và vacxin dự phòng, Luận án PTS Khoa học Nông nghiệp, Hà Nội.
25. Nguyễn Thị Ngữ (2005), Nghiên cứu tình hình hội chứng tiêu chảy ở lợn tại huyện Chương Mỹ-Hà Tây, xác định một số yếu tố gây bệnh của vi khuẩn E.coli và Samonella, biện pháp phòng trị, Luận văn Thạc sỹ Nông nghiệp, Hà Nội. 26. Vũ Văn Ngữ (1979), Loạn khuẩn đường ruột và tác dụng điều trị của Colisuptyil, Nxb Y học, Hà Nội.
27. Nguyễn Vĩnh Phước (1978), Giáo trình bệnh truyền nhiễm gia súc, Nxb
Nông nghiệp, Hà Nội.
28. Phan Thanh Phượng, Nguyễn Thị Khanh, Thái Kim Thanh (1981), “ Hiệu lực phòng bệnh đường ruột lợn của chế phẩm Biolactyl đông khô phòng trị bệnh ỉa chảy ở lợn”. Tạp chí Khoa học kỹ thuật Nông nghiệp, (số 2), Tr.159 – 160.
29. Phan Thanh Phượng (1988), Phòng và chống bệnh phó thương hàn lợn,
Nxb Nông nghiệp, Hà Nội
30. Tô Thị Phượng (2006), Nghiên cứu tình hình hội chứng tiêu chảy ở lợn ngoại hướng nạc tại Thanh Hoá và biện pháp phòng trị, Luận văn Thạc sỹ Nông nghiệp, Hà Nội.
31. Trương Quang (2005), “Kết quả nghiên cứu vai trò gây bệnh của E.coli trong hội chứng tiêu chảy lợn 3 tháng tuổi và lợn nái”, Tạp chí KHKT Nông nghiệp , Tập II (số 1), Hội Thú y Việt Nam, Tr. 255-260.
32. Lê Thị Tài (1997), “Sản xuất viên Subtilis để phòng và điều trị chứng nhiễm trùng đường ruột”. Tạp chí KHKT Nông nghiệp, Tr. 453-458.
33. Lê Văn Tạo (1993),“Nghiên cứu chế tạo vacxin E.coli uống phòng bệnh phân trắng lợn con”, Tạp chí Nông nghiệp Công nghiệp thực phẩm, Nxb Hà
Nội.
34. Phạm Ngọc Thạch (2005), Hội chứng tiêu chảy ở gia súc, Trường Đại học Nông Nghiệp I – Hà Nội – Khoa Chăn nuôi Thú y, Hà Nội.
35. Nguyễn Như Thanh, Nguyễn Bá Hiên, Trần Lan Hương (2001), Vi sinh vật thú y, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
36. Nguyễn Kim Thành (1999), Bệnh giun tròn ký sinh, Nxb Giáo dục Hà Nội. 37. Trịnh Văn Thịnh (1964), Giáo trình bệnh nội khoa và bệnh ký sinh trùng thú y, Nxb Nông thôn, Hà Nội.
38. Chu Thị Thơm, Phan Thị Lài, Nguyễn Văn Tó (2006), Hướng dẫn vệ sinh chăm sóc gia súc, Nxb Lao động Hà Nội.
2. TIẾNG ANH
39. Bergeland H.U., Fairbrother J.N., Nielsen N.O., Pohlenz J.F. (1992),
Escherichia coli infection Diseases of swine, Iowa stale University
press/AMES, IOWA U.S.A.7th Edition, pp. 487-488.
40. Faibrother J.M. (1992), Enteric Colibacillosos Diseases of Swine. IOWA.
State University press/amess. IOWA. USA.7 th edition, pp. 489-497.
41. Lecce J.G., Kinh M.W, Mock R. (1976), Rotavirus-like agent asociated
42. Nagy, B., Casay, T.A., and Moon, H.W, (1990), Phenotype and genotyp of Escherichia coli iso lated from pigs with post – weaning diarrhea in Hungar, J Clin. Microbio., 28,pp. 651 – 653.
43. Nilson O. et al (1984), Epidemilogy of porcine Neonatal Steatorrhoea in Swedwen. I. prevalence and clinical significance of coccidal and rotaviral infection. Scan. J. of Vet Sciende, pp 103-110.
44. Radostits O.M., Blood D.C. and Gay C.C. (1994), “Veterinary medicine”,
A textbook of the Diseases of cattle,Sheep, Pigs, Goats and Horses. Set by paston press L.t.d London, norfolk, Eighthev edition.
45. Smith H.W. Halles Salmonella (1967), The transmissinble nature of genetic factor in E.coli that control hemolyson production, J. gen Mcrobiol 47,
MỘT SỐ HÌNH ẢNH CỦA ĐỀ TÀI
Hình 1.1. Lợn dính bết phân do bị tiêu chảy
Hình 1.2. Lợn gầy lông xù dính phân do tiêu chảy
Hình 1.4. Ruột lợn căng phồng chứa nhiều khí
Hình 1.5. Ruột lợn bị xuất huyết do bệnh tiêu chảy