Diễn giải nội dung

Một phần của tài liệu Bài giảng giáo dục truyền thông môi trường chương 3 thúc đẩy cộng đồng (Trang 75 - 80)

- Xem video clip về kỹ năng quan sát.

c. Diễn giải nội dung

- Diễn giải nội dung là sử dụng từ ngữ của mình để nhắc lại những gì người khác nói.

- Diễn giải nội dung thường được sử dụng khi người nói trình bày dài hoặc không rõ ràng.

3.2.1. Kỹ năng giao tiếp cá nhân (tiếp)

c. Diễn giải nội dung

- Diễn giải nội dung đem lại lợi ích cho cả người nói, người thúc đẩy và người nghe.

- Riêng đối với người thúc đẩy, để có thể diễn giải nội dung chính xác thì yêu cầu phải lắng nghe một cách cẩn thận.

- Đối với người nghe, họ có thêm cơ hội để nhận biết là mình có hiểu đầy đủ những gì người nói chuyển tải hay không.

- Đối với người nói:

+ việc có người lắng nghe mình là một động lực để tiếp tục ý kiến của mình.

+ Đồng thời, thông qua diễn giải nội dung, người nói có thể xem lại xem ngôn ngữ mình sử dụng có dễ hiểu đối với người nghe hay không? Trên cơ sở đó điều chỉnh lại bài nói của mình.

Làm thế nào để thực hiện diễn giải?

Bước 1: cần phải lắng nghe một cách cẩn thận bài nói ngay từ đầu, cố gắng khắc phục những trở ngại trong khi lắng nghe;

Bước 2: Dùng ngôn ngữ của mình để tóm tắt lại nội dung của bài nói, nên bắt đầu với các cụm từ: “nói cách khác…”, “ý bạn là...”, “như vậy là…”;

Bước 3: Kiểm tra lại diễn giải của mình thông qua câu hỏi ngược trở lại người trình bày: “đúng không?”, “tôi hiểu như vậy có đúng không?”…Tiếp tục hỏi cho tới khi nội dung được làm rõ.

3.2.1. Kỹ năng giao tiếp cá nhân (tiếp)

d. Phát hiện

- Phát hiện là hỏi những câu hỏi giữa chừng nhằm làm rõ nội dung được đề cập, đồng thời khích lệ người nói tiếp tục.

- Trên cơ sở tập trung lắng nghe, người thúc đẩy có thể phát hiện ra những ý tưởng quan trọng, bất ngờ, đôi khi cả người nghe, người nói cũng không phát hiện ra.

3.2.1. Kỹ năng giao tiếp cá nhân (tiếp)

Một phần của tài liệu Bài giảng giáo dục truyền thông môi trường chương 3 thúc đẩy cộng đồng (Trang 75 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)